Chỉ tiêu số con sơ sinh trên ổ phụ thuộc vào nhiều yếu tố, bên cạnh yếu tố giống nó còn lệ thuộc vào khả năng nuôi dƣỡng cho bào thai của cơ thể heo mẹ, chế độ nuôi dƣỡng trong thời gian mang thai. Đồng thời số con sơ sinh còn chịu ảnh hƣởng bởi khâu chăm sóc nuôi dƣỡng, đở đẻ lúc nái đẻ.
Nguyễn Tấn An (2009) cho rằng số heo con để nuôi là số heo còn sống sau 24 giờ kể từ khi heo nái đẻ xong con cuối cùng. Số heo con hao hụt lúc sơ sinh là do nhiều nguyên nhân: do chăm sóc heo con, chăm sóc nuôi dƣỡng heo mẹ, heo con sinh ra yếu, thai chết khô, bị dị tật, trọng lƣợng quá nhỏ nên bị loại ngay, heo con bị đè… cho nên số heo con còn sống bao giờ cũng thấp hơn số con sơ sinh đẻ ra trên ổ.
Bảng 4.1 thể hiện số heo con qua các giai đoạn khảo sát. Nhìn chung giữa các nhóm giống không có sự khác biệt. Số con sơ sinh của nhóm giống LxY là cao nhất (12 con/ổ) và thấp nhất là nhóm giống Y (10 con/ổ). Kết quả này cao hơn so với nghiên cứu của Lê Công Triều (2010) là 8,97 đến 9,51 con/ổ và tƣơng đƣơng với kết quả của Vũ Đình Tôn và Nguyễn Công Oánh (2010), theo tác giả này thì số con đẻ ra sống trung bình từ 10,66 đến 11,75 con/ổ. Các trƣờng hợp hao hụt trong ngày đầu đa phần do heo con sinh ra có TLSS thấp, heo con yếu và bị heo mẹ đè chết. Nguyễn Thiện (2006) và Phạm Hữu Doanh và Lưu Kỷ (2004) cho rằng SCSS/ổ của giống Y là 9-12 con, giống L là 8-11 con, cho thấy kết quả khảo sát là phù hợp.
Về số con 21 ngày tuổi, giá trị khảo sát của giống L là thấp nhất (9,75 con/ổ), cao nhất là 2 giống LxY và Yx(LxY) có giá trị bằng nhau (11,25 con/ổ). Kết quả này thấp hơn so với nghiên cứu của Nguyễn Thị Mỹ Tuyên (2010) có giá trị đạt từ 11,14 đến 11,75 con/ổ nhƣng cao hơn so với kết quả của Nguyễn Thị Viễn ctv., (2004) trong nghiên cứu nái lai LxY (9,30 con/ổ).
32
Số con cai sữa của các nhóm giống trong khảo sát đạt từ 9,75 đến 11,25 con/ổ. Trong đó, thấp nhất là nhóm giống L và cao nhất là 2 nhóm giống LxY và Yx(LxY). Kết quả khảo sát cao hơn so với nghiên cứu của Lê Công Triều (2010), cho kết quả từ 8,51 đến 8,9 con/ổ nhƣng thấp hơn so với kết quả của
Guy & Brigite (2009) là số heo con cai sữa từ 11,0-11,6 con/ổ.
Số con cai sữa là chỉ tiêu đánh giá năng suất sinh sản của heo nái. Số con cai sữa phản ánh quá trình chăm sóc nuôi dƣỡng, phản ánh tính nuôi con của nái và khả năng thích nghi của heo con.
Qua đó cho thấy khả năng thích nghi với môi trƣờng nuôi của nhóm giống L là thấp nhất, cao nhất là 2 nhóm giống Y và Yx(LxY). Điều này phù hợp với nhiều tác giả cho rằng, giống Y có khả năng thích nghi với môi trƣờng tốt, sức chịu đựng giỏi, còn đối với giống L thì có sức chịu đựng kém, không thích nghi tốt với môi trƣờng nuôi tại trại.
Bảng 4.1 Số heo con qua các giai đoạn
Chỉ tiêu L LxY Y Yx(LxY) SEM P
SCSS/ổ 11,25 12 10 11,25 1,74 0,876
SC24h/ổ 9,75 12 10 11,25 1,63 0,74
SC21/ổ 9,75 11,25 10 11,25 1,51 0,84
SCCS/ổ 9,75 11,25 10 11,25 1,51 0,84
Các giá trị trung bình trong cùng một hàng mang các chữ cái khác nhau thì khác biệt có ý nghĩa thống kê (P<0.05).
SCSS: Số con sơ sinh; SC24h: Số con 24 giờ; SC21: Số con 21 ngày tuổi; SCCS: Số con cai sữa
Hình 4.1 Biểu đồ số heo con qua các giai đoạn Số con
33