3.2.1 Phƣơng pháp tiến hành
Tiến hành khảo sát bằng cách dõi ngẫu nhiên tất cả các bầy heo đƣợc sinh ra từ tháng 4/2013 đến tháng 10/2013 để đánh giá về khối lƣợng, số con, giới tính heo con sơ sinh, tỉ lệ hao hụt và thời gian lên giống lại sau cai sữa của heo nái.
3.2.2 Xử lý số liệu
Số liệu đƣợc thu thập và xử lý sơ bộ bằng chƣơng trình Exel, sau đó đƣợc phân tích phƣơng sai bằng mô hình tuyến tính tổng quát (General Linear Model) của chƣơng trình Minitab 16.1.0.
3.2.3 Quy trình chăm sóc nuôi dƣỡng
Heo đƣợc chăm sóc quy trình chăm sóc và nuôi dƣỡng của trại nhƣ sau: heo nái đƣợc cho ăn 2 đợt (7 giờ sáng và 13 giờ trƣa). Heo nái mang thai cho ăn 2,2 kg/ngày, không để heo nái quá mập hoặc quá ốm. Heo nái sau khi đẻ ngày đầu cho ăn 1,5 kg/ngày/con, ngày thứ 2 ăn 2 kg/ngày/con, sau đó tăng lƣợng thức ăn dần đến 4-5 kg/ngày/con. Đƣa nái lên chuồng đẻ trƣớc khi đẻ 1 tuần. Trƣớc khi heo nái đẻ cần chuẩn bị thuốc thú y, kéo, kềm bấm răng, giẻ lau, bột lăn, chỉ cột, đèn úm,… Heo nái đẻ chích Oxytocin, Streptomycin, Peni-potassium, cân trọng lƣợng heo con sơ sinh (kg/con), trọng lƣợng toàn ổ (kg/ổ). Chích sắt cho heo con lúc 3 ngày tuổi,tập ăn lúc 4 ngày tuổi và cai sữa lúc 28 ngày tuổi. Trong ngày cai sữa, cho heo nái nhịn đói, chích ADE.
3.2.4 Quy trình tiêm phòng vaccine
Lịch tiêm phòng vaccine đƣợc sử dụng chung cho cả heo con và heo nái Bảng 3.2 Quy trình tiêm vaccine của trại heo thí nghiệm
Thời điểm Phòng bệnh Tên thuốc Liều lƣợng
3 ngày Ngừa thiếu sắt Hemofer + B12 2 ml/con
7 ngày Viêm phổi
do Mycoplasma
Mycoplasma
Hyopneumoniae Bacterin
2 ml/con
14 và 37 ngày PRRS BSL-PS 100 2 ml/con
21 và 42 ngày Dịch tả Vaccine Dịch tả heo (tế
bào nhƣợc độc đông khô) 2 ml/con
30 và 60 ngày LMLM Decivac FMD DOE
Monovalent
2 ml/con
30
3.3 Các chỉ tiêu dõi
3.3.1 Năng suất sinh trƣởng của heo con theo mẹ
Số heo con SS (con/ổ): số heo SS sinh trên ổ là số heo con còn sống đến 24 giờ của lứa đẻ (Trần Văn Phùng (2005)).
Số heo con SS còn sống (con/ổ): Số SS ra còn sống sau khi heo nái đẻ xong con cuối cùng sau 24 giờ, không tính những con heo từ 0,8 kg trở xuống (Trần Văn Phùng (2005)).
Số heo con 21 ngày tuổi (con/ổ): Tổng số heo con theo mẹ đến 21 ngày tuổi Số heo con CS (con/ổ): Tổng số heo con do heo nái nuôi đến khi cai sữa
TL heo con SS (kg/ổ): là trọng lƣợng đƣợc cân sau khi heo đƣợc đẻ ra, cắt rốn, lau khô và chƣa cho bú sữa đầu (Nguyễn Thiện và Võ Trọng Hốt (2007)). TL heo con 21 ngày tuổi (kg/ổ): Tổng trọng lƣợng heo con lúc 21 ngày tuổi. TL heo con CS (kg/ổ): Tổng trọng lƣợng heo con lúc cai sữa.
Sinh trƣởng tích lũy 21 ngày tuổi và cai sữa (kg/con):
STTL = TL cuối kì – TL đầu kì(Nguyễn Thiện ctv., 2004)
Sinh trƣởng tuyệt đối 21 ngày tuổi và cai sữa (g/con/ngày):
STTĐ = (STTL/số ngày nuôi) x 1000(Nguyễn Thiện ctv., 2004)
3.3.2 Năng suất sinh sản của heo nái
- Số lứa đẻ/nái
31
Chƣơng 4: KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN
4.1 Nhận xét chung về đàn heo thí nghiệm
Trong quá trình dõi đàn heo tại trại, heo con có sự xuất hiện tiêu chảy, kém ăn,... xảy ra trên tất cả các ô chuồng thí nghiệm. Nguyên nhân là do heo con chƣa thích nghi tốt với thức ăn tập ăn. Đồng thời quá trình thí nghiệm đƣợc thực hiện vào lúc giao mùa nên heo con bị ảnh hƣởng bởi thời tiết xấu, sinh trƣởng và phát triển cũng bị ảnh hƣởng.
4.2 Kết quả dõi heo con
4.2.1 Số heo con qua các giai đoạn
Chỉ tiêu số con sơ sinh trên ổ phụ thuộc vào nhiều yếu tố, bên cạnh yếu tố giống nó còn lệ thuộc vào khả năng nuôi dƣỡng cho bào thai của cơ thể heo mẹ, chế độ nuôi dƣỡng trong thời gian mang thai. Đồng thời số con sơ sinh còn chịu ảnh hƣởng bởi khâu chăm sóc nuôi dƣỡng, đở đẻ lúc nái đẻ.
Nguyễn Tấn An (2009) cho rằng số heo con để nuôi là số heo còn sống sau 24 giờ kể từ khi heo nái đẻ xong con cuối cùng. Số heo con hao hụt lúc sơ sinh là do nhiều nguyên nhân: do chăm sóc heo con, chăm sóc nuôi dƣỡng heo mẹ, heo con sinh ra yếu, thai chết khô, bị dị tật, trọng lƣợng quá nhỏ nên bị loại ngay, heo con bị đè… cho nên số heo con còn sống bao giờ cũng thấp hơn số con sơ sinh đẻ ra trên ổ.
Bảng 4.1 thể hiện số heo con qua các giai đoạn khảo sát. Nhìn chung giữa các nhóm giống không có sự khác biệt. Số con sơ sinh của nhóm giống LxY là cao nhất (12 con/ổ) và thấp nhất là nhóm giống Y (10 con/ổ). Kết quả này cao hơn so với nghiên cứu của Lê Công Triều (2010) là 8,97 đến 9,51 con/ổ và tƣơng đƣơng với kết quả của Vũ Đình Tôn và Nguyễn Công Oánh (2010), theo tác giả này thì số con đẻ ra sống trung bình từ 10,66 đến 11,75 con/ổ. Các trƣờng hợp hao hụt trong ngày đầu đa phần do heo con sinh ra có TLSS thấp, heo con yếu và bị heo mẹ đè chết. Nguyễn Thiện (2006) và Phạm Hữu Doanh và Lưu Kỷ (2004) cho rằng SCSS/ổ của giống Y là 9-12 con, giống L là 8-11 con, cho thấy kết quả khảo sát là phù hợp.
Về số con 21 ngày tuổi, giá trị khảo sát của giống L là thấp nhất (9,75 con/ổ), cao nhất là 2 giống LxY và Yx(LxY) có giá trị bằng nhau (11,25 con/ổ). Kết quả này thấp hơn so với nghiên cứu của Nguyễn Thị Mỹ Tuyên (2010) có giá trị đạt từ 11,14 đến 11,75 con/ổ nhƣng cao hơn so với kết quả của Nguyễn Thị Viễn ctv., (2004) trong nghiên cứu nái lai LxY (9,30 con/ổ).
32
Số con cai sữa của các nhóm giống trong khảo sát đạt từ 9,75 đến 11,25 con/ổ. Trong đó, thấp nhất là nhóm giống L và cao nhất là 2 nhóm giống LxY và Yx(LxY). Kết quả khảo sát cao hơn so với nghiên cứu của Lê Công Triều (2010), cho kết quả từ 8,51 đến 8,9 con/ổ nhƣng thấp hơn so với kết quả của
Guy & Brigite (2009) là số heo con cai sữa từ 11,0-11,6 con/ổ.
Số con cai sữa là chỉ tiêu đánh giá năng suất sinh sản của heo nái. Số con cai sữa phản ánh quá trình chăm sóc nuôi dƣỡng, phản ánh tính nuôi con của nái và khả năng thích nghi của heo con.
Qua đó cho thấy khả năng thích nghi với môi trƣờng nuôi của nhóm giống L là thấp nhất, cao nhất là 2 nhóm giống Y và Yx(LxY). Điều này phù hợp với nhiều tác giả cho rằng, giống Y có khả năng thích nghi với môi trƣờng tốt, sức chịu đựng giỏi, còn đối với giống L thì có sức chịu đựng kém, không thích nghi tốt với môi trƣờng nuôi tại trại.
Bảng 4.1 Số heo con qua các giai đoạn
Chỉ tiêu L LxY Y Yx(LxY) SEM P
SCSS/ổ 11,25 12 10 11,25 1,74 0,876
SC24h/ổ 9,75 12 10 11,25 1,63 0,74
SC21/ổ 9,75 11,25 10 11,25 1,51 0,84
SCCS/ổ 9,75 11,25 10 11,25 1,51 0,84
Các giá trị trung bình trong cùng một hàng mang các chữ cái khác nhau thì khác biệt có ý nghĩa thống kê (P<0.05).
SCSS: Số con sơ sinh; SC24h: Số con 24 giờ; SC21: Số con 21 ngày tuổi; SCCS: Số con cai sữa
Hình 4.1 Biểu đồ số heo con qua các giai đoạn Số con
33
4.2.2 Khối lƣợng heo con
Qua bảng 4.2 và Hình 4.2 cho thấy TLSS (kg/con) của 4 nhóm giống heo khảo sát khác nhau có ý nghĩa thống kê (P<0,05). TLSS cao nhất ở nhóm Y (1,6 kg/con) và thấp nhất ở nhóm L và LxY (1,4 kg/con).
Trọng lƣợng sơ sinh là chỉ tiêu của quá trình chăm sóc nuôi dƣỡng trong thời gian mang thai là giai đoạn chữa cuối kỳ (>85 ngày). Vì vậy giai đoạn này hàm lƣợng dƣỡng chất cung cấp cho nái hầu nhƣ sử dụng để nuôi bào thai, trong giai đoạn này cơ thể heo mẹ hầu nhƣ không phát triển, chỉ có bào thai phát triển. Do đó, khẩu phần nghèo dƣỡng chất trong giai đoạn này sẽ ảnh hƣởng xấu tới bào thai, ảnh hƣởng lớn đến trọng lƣợng sơ sinh của heo con
(Thạch Thanh Thúy, 2003). Võ Văn Ninh (2006) cho rằng TLSS từ 1,3-1,5 (kg/con) thì kết quả trên là tƣơng đối phù hợp. Qua kết quả trên cho thấy, heo con có trọng lƣợng sơ sinh trung bình thấp nhất là 1,4 kg và cao nhất là 1,6 kg. Đúng với nhận định của Phạm Hữu Doanh và Lưu Kỹ (1999), số con sinh ra càng nhiều thì trọng lƣợng sơ sinh càng nhỏ, số con sinh ra càng ít thì trọng lƣợng sơ sinh lớn.
TL24h (kg/con) của nhóm giống Y cao nhất và khác biệt với 3 nhóm giống còn lại (P<0,05). So sánh giữa 4 nhóm giống L, LxY, Y, Yx(LxY) có TL21(kg/con) lần lƣợt là 4,6; 5,3; 6,0; 5,4. Nhóm giống Y có TL21 cao nhất và thấp nhất là nhóm giống L. Kết quả trên thấp hơn so với kết quả của Nhan Văn Thông (2008) có trọng lƣợng heo con 21 ngày tuổi là 6,12 kg/con.
Nguyễn Thiện và Võ Trọng Hốt (2007) cho rằng TL21 (kg/con) phải gấp 4 lần TLSS và kết quả khảo sát phù hợp với chỉ tiêu.
Qua bảng 4.2 cho thấy TLCS của các nhóm giống heo tƣơng đƣơng nhau. Cụ thể nhóm giống có TLCS cao nhất vẫn là nhóm Y (7,4 kg/con)và thấp nhất là L (6,4 kg/con). Trong những kết quả trên chỉ có nhóm giống Y là cao hơn so với kết quả của Nhan Văn Thông (2008) có trọng lƣợng heo con cai sữa là 7,31 kg/con.
Do ảnh hƣởng của môi trƣờng nuôi, trong quá trình chăm sóc nuôi dƣỡng heo con thƣờng xảy ra tình trạng tiêu chảy kéo dài nên khả năng tăng trọng bị ảnh hƣởng, làm cho trọng lƣợng vào lúc 21 ngày tuổi và trọng lƣợng cai sữa thấp.
34
Bảng 4.2: Trọng lƣợng heo con qua các giai đoạn nuôi.
Chỉ tiêu L LxY Y Yx(LxY) SEM P
TLSS (kg/con) 1,4b 1,4b 1,6a 1,5b 0,05 0,001 TLSS (kg/ổ) 16,1 16,3 16,3 16,4 2,16 1,000 TL24h (kg/con) 1,6b 1,6b 1,7a 1,5b 0,05 0,014 TL24h (kg/ổ) 18,3 17,5 17,0 17,2 2,06 0,984 TL21 (kg/con) 4,6c 5,3b 6,0a 5,4b 0,15 0,000 TL21 (kg/ổ) 45,3 59,6 60,2 60,6 6,57 0,324 TLCS (kg/con) 6,4b 6,5b 7,4a 6,7ab 0,17 0,001 TLCS (kg/ổ) 62,0 72,3 73,6 75,9 8,56 0,673
Các giá trị trung bình trong cùng một hàng mang các chữ cái khác nhau thì khác biệt có ý nghĩa thống kê (P<0.05).
TLSS: Trọng lƣợng sơ sinh; TL24h: Trọng lƣợng 24 giờ; TL21: Trọng lƣợng 21 ngày tuổi; TLCS: Trọng lƣợng cai sữa; L: Landrace; LxY: Landrace x Yorkshire; Y: Yorkshire; Yx(LxY): Yorkshire x (Landrace x Yorkshire).
4.2.3 Sinh trƣởng của heo con
Bảng 4.3 thể hiện STTL24h (kg/con) của nhóm giống L (0,2 kg) cao nhất và khác biệt so với 3 nhóm giống LxY, Y và Yx(LxY) là 0,1 kg.
STTL21 (kg/con) của nhóm L là 3,2 kg có giá trị thấp nhất, đến nhóm LxY (3,9 kg), Y(LxY) (3,9 kg). Nhóm có giá trị cao nhất là Y (4,4 kg). STTLCS (kg/con) của nhóm L (4,4 kg), LxY (5,1 kg), Y (5,7 kg), Yx(LxY) (5,3 kg). STTLCS (kg/con) có sự khác biệt giữa nhóm L và LxY với nhóm Y và Yx(LxY). Sự khác biệt này có ý nghĩa thống kê (P<0,05).
Hình 4.2: Biểu đồ trọng lƣợng heo con qua các giai đoạn
kg
Khối lƣợng
35
Hiện nay có nhiều quy trình chăn nuôi heo nái khác nhau với những thời điểm cai sữa heo con cũng khác nhau. Một số trại có quy mô lớn và có quy trình chăm sóc nuôi dƣỡng tốt có thể cai sữa heo con sớm vào ngày tuổi thứ 21, đa số các trại nuôi với quy mô vừa và nhỏ thƣờng cai sữa heo con vào lúc 28-30 ngày tuổi. vào thời điểm này đƣờng tiêu hóa của heo con phát triển tƣơng đối hoàn chỉnh, heo con có thể tự sử dụng thức ăn để cung cấp dƣỡng chất cho cơ thể. Khi cai sữa đúng thời điễm sẽ giúp giảm tỉ lệ hao mòn cơ thể nái và giúp heo con phát triển tốt ở thời kỳ sau cai sữa.
Tại Trại heo Thành đội Cần Thơ đã áp dụng quy trình cai sữa heo con lúc 28 ngày tuổi bằng cách chuyển heo mẹ sang chuồng nái mang thai để chờ phối, heo con vẫn ở lại chuồng nái nuôi con thêm một thời gian nữa mới chuyển sang chuồng cai sữa. Cai sữa cách này giúp heo con giảm stress hiệu quả và ổn định sinh trƣởng sau cai sữa.
Bảng 4.3 Sinh trƣởng của heo con qua các giai đoạn
Chỉ tiêu L LxY Y Yx(LxY) SEM P
STTL24h (kg/con) 0,2a 0,1b 0,1b 0,1b 0,02 0,001 STTL24h (kg/ổ) 2,1 1,2 1,0 0,9 0,46 0,270 STTĐ24h (g/con/ngày) 198,2a 178,9ab 103,8bc 76,7c 23,30 0,001 STTL21 (kg/con) 3,2b 3,9a 4,4a 3,9a 0,13 0,000 STTL21 (kg/ổ) 29,1 43,3 43,9 44,2a 4,98a 0,143 STTĐ21 (g/con/ngày) 153,1b 186,6a 209,0a 187,2a 6,30 0,000 STTLCS (kg/con) 4,9b 5,1b 5,7a 5,3ab 0,15 0,005 STTLCS (kg/ổ) 45,8 56,7 57,3 59,6 6,94 0,530 STTĐCS (g/con/ngày) 176,1b 182,5b 204,5a 189,0ab 5,45 0,005
Các giá trị trung bình trong cùng một hàng mang các chữ cái khác nhau thì khác biệt có ý nghĩa thống kê (P<0.05).
STTL: Sinh trƣởng tích lũy; STTĐ: Sinh trƣởng tuyệt đối; L: Landrace; LxY: Landrace x Yorkshire; Y: Yorkshire; Yx(LxY): Yorkshire x (Landrace x Yorkshire).
kg
Sinh trƣởng Hình 4.3 Biểu đồ sinh trƣởng tích lũy heo con qua các giai đoạn
36
Bảng 4.3 cho thấy STTĐ24h (g/con/ngày) các nhóm heo con L (198,2 g), LxY (178,9 g), Y (103,8 g), Yx(LxY) (76,7 g). Nhóm L có STTĐ24h cao nhất và thấp nhất là giống Yx(LxY).Sự khác biệt có ý nghĩa thống kê (P<0,05).
STTĐ21 (g/con/ngày) các nhóm L, LxY, Y và Y(LxY) lần lƣợt là 153,1 g; 186,6 g; 209,0 g và 187,2 g. So sánh STTĐ21 (g/con/ngày) của các nhóm thì nhóm Y là cao nhất và nhóm L là thấp nhất, khác biệt có ý nghĩa thống kê (P<0,05). Kết quả khảo sát tƣơng đƣơng với nghiên cứu của Hội Chăn nuôi Việt Nam (2006) có STTĐ21 (g/con/ngày) của nhóm heo ngoại lai nuôi tại Việt Nam là (200 g).
STTĐCS (g/con/ngày) của nhóm Y là 204,5 g cao nhất so với 3 nhóm còn lại. STTĐCS (g/con/ngày) của nhóm L (176,2 g) là thấp nhất. Nhƣng STTĐCS (g/con/ngày) của nhóm Y vẫn tƣơng đƣơng với nhóm Yx(LxY) và khác biết với nhóm L và LxY có ý nghĩa thống kê (P<0,05). Nguyên nhân là do khi đến tuần tuổi thứ 3, heo con có thể trạng kém hơn những heo khác sẽ sinh trƣởng kém hơn, đồng thời giai đoạn này heo mẹ giảm tiết sữa làm cho heo con nhóm L STTĐCS nhỏ hơn 3 nhóm còn lại. Kết quả khảo sát thấp hơn so với Hội Chăn nuôi Việt Nam (2006). STTĐCS (g/con/ngày) trung bình của heo con theo mẹ là 240 g.
4.2.4 Ảnh hƣởng của lứa đẻ lên năng suất sinh sản của heo nái.
Qua bảng 4.4 và Hình 4.5, SCSS/nái/lứa của các nhóm lứa khác nhau không có ý nghĩa thống kê (P>0,05). Cụ thể, SCSS/nái/lứa của nhóm từ lứa thứ 2 đến lứa thứ 4 là 10,6 con, từ lứa thứ 5 đến lứa thứ 6 là 11,5 con và lứa
Hình 4.3: Biểu đồ sinh trƣởng tích lũy của heo con qua các giai đoạn
Hình 4.4 Biểu đồ sinh trƣởng tuyệt đối của heo con qua các giai đoạn g
Sinh trƣởng
37
thứ 7 đến lứa thứ 9 là 8,3 con. Kết quả khảo sát phù hợp với kết quả của Phạm Hữu Doanh và Lưu Kỹ (2009), số con sơ sinh từ lứa thứ 2 đến lứa thứ 4 trung bình là 10 con, lứa thứ 5 đến lứa thứ 6 trung bình là 10 con và lứa thứ 7 đến lứa thứ 9 trung bình là 8 con. SCCS/nái/lứa của nhóm lứa thứ 2 đến lứa thứ 4,lứa thứ 5 đến lứa thứ 6 và lứa thứ 7 đến lứa thứ 9 lần lƣợc 10,6 con; 10,4 con và 8,3 con. Sự khác nhau này không có ý nghĩa thống kê (P>0,05).
Phạm Hữu Doanh và Lưu Kỹ (2009) cho rằng lứa đẻ tốt từ lứa thứ 2 đến lứa thứ 6-7. Tuổi sinh sản ổn định từ năm tuổi thứ 2 đến năm tuổi thứ 4. Sang năm tuổi thứ 5, heo còn có thể đẻ tốt nhƣng heo con bị còi cọc chậm lớn, heo nái già hay xảy ra hiện tƣợng đẻ khó, con chết trong bụng và cắn con, từ thực tế đó cần tính toán để thay thế heo nái hằng năm. Số ngày lên giống sau cai sữa của 3 nhóm lứa đẻ giống nhau và không có ý nghĩa thống kê (P>0,05). Nhóm lứa đẻ từ lứa thứ 2 đến lứa thứ 4 có số ngày lên giống sau cai sữa thấp nhất (5,2 ngày), nhóm lứa đẻ từ nhóm thứ 5 đến lứa thứ 6 (5,8 ngày). Nhóm lứa đẻ có số ngày lên giống sau cai sữa cao nhất là từ lứa thứ 7 đến lứa thứ 9 (7 ngày). Kết quả này tƣơng đƣơng với kết quả nghiên cứu của Phạm Hữu Doanh và Lưu Kỹ (2009), sau khi cai sữa khoảng 3 đến 5 ngày thì heo nái động dục trở lại.
Trần Tiến Dũng (2002) cho rằng thời gian động dục trở lại sau khi đẻ có liên