Nhu cầu dinh dƣỡng của heo con

Một phần của tài liệu đánh giá năng suất sinh trưởng của heo con theo mẹ tại khu chăn nuôi tập trung thành đội cần thơ (Trang 27 - 30)

2.4.2.1 Nhu cầu năng lƣợng

Vũ Đình Tôn Trần Thị Nhuận (2005) cho rằng để có cơ sở bổ sung năng lƣợng cho heo con cần căn cứ vào mức năng lƣợng đƣợc cung cấp từ sữa mẹ và nhu cầu của heo con, từ đó quyết định mức bổ sung cho heo con. Nhƣng chỉ bắt đầu từ tuần tuổi thứ 3 heo con mới có nhu cầu bổ sung năng lƣợng, nhu cầu này ngày càng cao do sữa mẹ cung cấp ngày càng giảm và nhu cầu của heo con ngày càng tăng.

Bảng 2.8: Nhu cầu năng lƣợng cho heo con

Chỉ tiêu Khối lƣợng heo (kg)

5-10 10-20

DE trong khẩu phần (Kcal/kg) 3400 3400

ME trong khẩu phần (Kcal/kg) 3265 3265

DE ăn vào ƣớc tính (Kcal/ngày) 1690 3400

ME ăn vào ƣớc tính (Kcal/ngày) 1620 3265

Lƣợng ăn vào ƣớc tính (g/ngày) 500 1000

Protein thô (%) 23,7 20,9

(NRC, 1998)

2.4.2.2 Nhu cầu protein và acid amin

Cung cấp đủ protein cho heo con ở giai đoạn sau cai sữa rất quan trọng. Vì đây là thời kỳ sinh trƣởng rất mạnh của hệ cơ và lƣợng protein đƣợc tích lũy rất lớn. Thông thƣờng trong khẩu phần thức ăn cho heo con phải đảm bảo từ 120-130 g protein tiêu hoá/đơn vị thức ăn. Hoặc lƣợng protein thô trong khẩu phần 17-19%. Ngoài việc phải cung cấp đầy đủ lƣợng protein trong khẩu phần thức ăn cho heo con thì cũng cần chú ý tới hai loại acid amin quan trọng là lysine và methionine. Lysine có vai trò quan trọng trong hình thành xƣơng, ảnh hƣởng đến sự tổng hợp các nucleotid, hemoglobin, duy trì trạng thái bình thƣờng của cơ thể. Thiếu lysine con vật lƣời ăn, da khô, giảm khối lƣợng. Methionine có ảnh hƣởng đến sự sinh trƣởng, sự hoạt động của gan, sự điều hoà của tuyến giáp, khử độc các chất xâm nhập vào cơ thể (Vũ Đình Tôn và Trần Thị Nhuận, 2005).

17

Bảng 2.9: Nhu cầu acid amin hàng ngày của heo cho ăn tự do g/ngày/con (90% VCK)

Chỉ tiêu Thể trọng heo (kg) 5-10 10-20 20-50 Arginine 2,7 4,6 6,8 Histidine 2,1 3,7 5,6 Isoleucine 3,7 6,3 9,5 Leucine 6,6 11,2 16,8 Lysine 6,7 11,5 17,5 Methionine 1,8 3,0 4,6 Methionine + Cystine 3,8 6,5 9,9 Phenylalanine 4,0 6,8 10,2 Phenylalanine + Tirosine 6,2 10,6 16,1 Threonine 4,3 7,4 11,3 Tryptophan 1,2 2,1 3,2 Valine 4,6 7,9 11,9 (NRC, 1998)

2.4.2.3 Nhu cầu lipid

Ở heo, năng lƣợng do lipid cung cấp chỉ chiếm 10-15%. Phần lớn đƣợc dự trữ dƣới da, quanh nội tạng, lipid đƣợc hấp thu ở ruột non. Heo con tiêu hóa lipid cao hơn heo lớn vì lipid của heo con bú sữa chủ yếu ở dạng nhũ hóa

(Trương Lăng, 2003).

2.4.2.4 Nhu cầu khoáng

Vũ Đình TônTrần Thị Nhuận (2005) cho rằng giai đoạn heo con sau cai sữa phát triển rất mạnh cả hệ cơ và hệ xƣơng, cho nên nhu cầu chất khoáng cũng rất cao. Trong khẩu phần thức ăn nhu cầu các chất khoáng nhƣ sau:

Canxi và photpho: hai nguyên tố này có vai trò rất quan trọng trong hình thành xƣơng. Nếu cung cấp không đầy đủ sẽ có nguy cơ dẫn đến hiện tƣợng còi xƣơng. Mức cung cấp trong khẩu phần là 0,8%, còn đối với photpho là 0,6% so với vật chất khô khẩu phần. Tỷ lệ canxi/photpho heo con là 1,6-2,1. Nếu nồng độ canxi thấp photpho cao gây hiện tƣợng mềm xƣơng và co giật thần kinh, nếu canxi cao photpho thấp gây tình trạng đầu sụn phình to, viêm khớp, yếu ớt.

Sắt và đồng: là hai yếu tố bị hạn chế trong quá trình tạo sữa. Cho nên cần phải cung cấp trong khẩu phần của heo con. Hai yếu tố này chủ yếu tham gia vào quá trình tạo máu cho heo con. Trong cơ thể heo, sắt ở trong thành phần dẫn pocfirin (60-70%), có trong hemoglobin, mioglobin... Nếu thức ăn thiếu sắt sẽ giảm hàm lƣợng hemoglobin trong máu, có thể gây thiếu máu. Nhu cầu sắt cho heo con mới sinh 7-11 mg/ngày, nhƣng sữa mẹ cung cấp

18

không vƣợt quá 2 mg, nên phải bổ sung từ 5-7 mg/ngày. Đồng chỉ cần một lƣợng nhỏ bổ sung vào khẩu phần cho heo con với mức từ 6-8 ppm. Vai trò của đồng là tham gia vào quá trình trao đổi chất trong cơ thể và nhất là vai trò trong tạo máu. Phải đảm bảo sự cân đối giữa sắt và đồng tỷ lệ 10-12/1.

Bảng 2.10: Nhu cầu khoáng hàng ngày của heo cho ăn tự do (90% VCK)

Chỉ tiêu Thể trọng heo (kg) 5-10 10-20 20-50 Ca (g) 4,00 7,00 11,13 P (g) 3,25 6,00 9,28 Na (g) 1,00 1,50 1,86 Cl (g) 1,00 1,50 1,48 Mg (g) 0,20 0,40 0,74 K (g) 1,40 2,60 4,27 Cu (mg) 3,00 5,00 7,42 I (mg) 0,07 0,14 0,26 Fe (mg) 50,00 80,00 111,30 Mn (mg) 2,00 3,00 3,1 Se (mg) 0,15 0,25 0,28 Zn (mg) 50,00 80,00 111,30 (Nguyễn Thiện và Võ Trọng Hốt, 2007)

2.4.2.5 Nhu cầu vitamin

Nguyễn Thiện Võ Trọng Hốt (2007) cho rằngở giai đoạn này heo con nhận vitamin chủ yếu từ heo mẹ, sữa mẹ hầu nhƣ đã đáp ứng đủ nhu cầu của heo con.

Trương Lăng (2003) cho rằng cơ thể heo con cần vitamin cho sự phát triển và phòng ngừa bệnh tật nhƣ: đối với vitamin A heo con dƣới 10 ngày tuổi, không có khả năng chuyển hóa caroten thành vitamin A. Heo con 20 ngày tuổi mới chuyển hóa đƣợc 25-30%. Trong sữa đầu, vitamin A gấp 6 lần so với sữa thƣờng, nên nhất thiết phải cho heo con bú sữa đầu để nâng hàm lƣợng vitamin A trong cơ thể. Thiếu vitamin B1heo con bị phù, viêm dây thần kinh, suy tim; vitamin B2 tham gia oxy hóa hoàn nguyên, oxy hóa đƣờng, acid amin, acid lactic; tham gia sự hô hấp của mô bào, vận chuyển hydro, tham gia quá trình tạo hemoglobin, vào sự hình thành HCl của dịch vị và muối mật. Thiếu vitamin B2 viêm da, rụng lông, ỉa chảy, nôn mửa, kém sinh trƣởng. Thiếu vitamin D gây thiếu khoáng, còi xƣơng. Vitamin E tham gia quá trình trao đổi protein và chuyển acid amin, acid nucleoic cho nhu cầu phát triển heo con. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

19

(NRC, 1998)

2.4.2.6 Nhu cầu nƣớc

Nƣớc có chức năng chính tạo hình cơ thể thông qua hình thể tế bào và giữ vai trò tối quan trọng trong việc điều hòa nhiệt độ cơ thể. Mặc dù trong 3 tuần đầu heo thƣờng ăn ít thức ăn ăn vào, song lƣợng đó sẽ ít hơn nếu không cung cấp đủ nƣớc uống (NRC, 2000).

Nƣớc chiếm 50-60% trọng lƣợng cơ thể. Trong máu, sữa, nƣớc chiếm đến 80-95%. Cơ thể mất 10% nƣớc sẽ gây rối loạn chức năng trao đổi chất. Nếu mất 20% lƣợng nƣớc cơ thể heo con sẽ chết (Trương Lăng, 2003).

Một phần của tài liệu đánh giá năng suất sinh trưởng của heo con theo mẹ tại khu chăn nuôi tập trung thành đội cần thơ (Trang 27 - 30)