2.5.2.1 Nhiệt độ
Heo có ít tuyến mồi hôi, ngoài ra da và lớp mỡ dƣới da lại khá dày nên thú rất nhại cảm với nóng. Khi heo sống trong cùng nhiệt độ trung hòa thì nhiệt sản xuất đủ để bù trừ cho nhiệt bị mất và thú không bị stress nhiệt. Vùng nhiệt độ trung hòa là khoảng nhiệt độ của không khí mà trong khoảng đó thì tốc độ biến dƣỡng của cơ thể xảy ra ở mức tối thiểu, ổn định và không bị ảnh hƣởng bởi nhiệt độ không khí. Vùng nhiệt độ này gồm hai mức: nhiệt độ tới hạn trên và nhiệt độ tới hạn dƣới, chúng thay đổi tùy trọng lƣợng heo, gió lùa, ẩm độ, kết cấu chuồng và chất lót chuồng. Thú bị stress nhiệt khi nhiệt độ chuồng nuôi cao hơn mức nhiệt độ tới hạn trên. Khi ẩm độ 60-70°C, tốc độ gió 0,1-0,5 m/s thì các mức độ nhiệt độ sau đầy đủ để tạo thoải mái cho heo (Võ Văn Ninh, 2003).
Lê Hồng Mận (2006) và Nguyễn Thiện ctv., (2005) cho rằngnhiệt độ đối với heo nái mới đẻ và nuôi con, nhiệt độ tối thích là 29,4°C, nhiệt độ tối thiểu là 23,9°C. Nhiệt độ môi trƣờng tăng đến 30°C, 35°C thì nhiệt độ cơ thể nái tăng lên lần lƣợt là 38,9°C và 39,7°C.
2.5.2.2 Ẩm độ tƣơng đối
Ẩm độ tƣơng đối thích hợp cho heo nái là 70%, đối với heo con là 70- 80% (Nguyễn Thiện ctv., (2005)). Ẩm độ đƣợc xác định bởi các chỉ số: ẩm độ tuyệt đối, ẩm độ tƣơng đối và độ hụt bão hoà hơi nƣớc. Ẩm độ của không khí thay đổi mùa trong năm từ 75-90%, thấp nhất là 70%, cao nhất là 95%. Tuy nhiên nhiều trƣờng hợp đã đo đƣợc ẩm độ cực đại tới 100%, cực tiểu 10%. Ở miền Nam, thời kỳ ẩm nhất là từ tháng 8-12. Độ ẩm không khí rất quan trọng đối với sinh trƣởng và năng suất của gia súc, các nghiên cứu của ngành thú y cho thấy bệnh ở gia súc, gia cầm xảy ra nhiều nhất vào tháng 2, 3, 4, 8, 9, 10 đó là những tháng có ẩm độ cao (Phạm Sỹ Tiệp và Nguyễn Đăng Vang, 2006).
21
2.5.2.3 Độ thông thoáng
Độ thông thoáng thích hợp cho heo nái nuôi con là 34 m3/giờ (về mùa đông) và 272 m3/giờ (về mùa hè) (Nguyễn Thiện ctv., 2004).
Chuồng có độ thông thoáng tốt có tác dụng điều hoà nhiệt độ, độ ẩm, làm giảm các khí độc nhƣ NH3, H2S, CO, bụi bặm. Độ thông thoáng ảnh hƣởng đến sự khuếch tán của nhiệt độ trong chuồng và cả hơi nƣớc trên da heo (Lê Hồng Mận,2006).
2.5.2.4 Nồng độ các chất khí và bụi
Bốn loại khí độc phổ biến trong chuồng nuôi: H2S, NH3, CO, CO2. Đƣợc tạo ra do sự biến dƣỡng của heo và sự phân hủy của phân và nƣớc tiểu
(Nguyễn Ngọc Tuân và Trần Thị Dân, 2000).
Bảng 2.12: Hàm lƣợng khí tối đa trong chuồng
Chất khí Hàm lƣợng trong chuồng (ppm) H2S 10 NH3 10 CO 100 CO2 3000 (Võ Văn Ninh, 2003)