Tỷ lệ hạt chắc (% hạt chắc)

Một phần của tài liệu ảnh hưởng của các phương pháp chủng phân vi sinh dasvila đến sinh trưởng và năng suất giống lúa om5464 trồng trong nhà lưới vụ đông xuân 20122013 (Trang 39 - 40)

Ở thành phần năng suất này, có sự khác biệt thống kê ở mức ý nghĩa 5% giữa các nghiệm thức. Nghiệm thức chủng rễ có tỷ lệ hạt chắc là 88,2% cao

26

nhất không khác biệt so với nghiệm thức chủng hạt (85,6%) nhưng có sự khác biệt so với nghiệm thức đối chứng (83,4%) (Bảng 3.3). Qua đó cho thấy phân vi sinh Dasvila chứa hai dòng vi khuẩn cố định đạm Azospirillum lipoferum và hòa tan lân Pseudomonas stutzeri làm gia tăng số hạt chắc trên bông, tiết kiệm được 50% lượng phân hóa học. Tương tự kết quả thí nghiệm của Lê Thị Diễm Ái (2009) sử dụng vi khuẩn cố định đạm Azospirillum lipoferum và vi khuẩn hòa tan lân Pseudomonas stutzeri kết hợp với bón 50 N + 30 P2O5 + 30 K2O kg/ha cho tỷ lệ hạt chắc tương đương với nghiệm thức đối chứng bón 100 N + 60 P2O5 + 30 K2O.

3.3.4 Trọng lƣợng 1.000 hạt

Trọng lượng 1.000 hạt do yếu tố di truyền quyết định và phụ thuộc vào đặc tính của giống. Theo kết quả Bảng 3.3 cho thấy, trọng lượng 1.000 hạt ở các nghiệm thức không có sự khác biệt thống kê. Trọng lượng 1.000 hạt ở các nghiệm thức tương đương nhau, dao động từ 25,7-26,1 g. Điều này cho thấy, hai phương pháp chủng phân vi sinh Dasvila có hiệu quả trên thành phần năng suất này và có khả năng cung cấp cho cây lúa 50N + 30P2O5 kg/ha. Cả 3 nghiệm thức đều cung cấp đầy đủ hàm lượng dinh dưỡng giúp cây lúa sinh trưởng và phát triển tốt làm cho hạt lúa vô gạo tốt nên đạt trọng lượng 1.000 hạt cao. Tương tự kết quả thí nghiệm của Hà Đăng Khoa (2010) nghiệm thức có chủng phân vi sinh Dasvila bón bổ sung 50 N + 30 P2O5 + 30 K2O kg/ha cho trọng lượng 1.000 hạt không khác biệt so với đối chứng bón 100 N + 60 P2O5 + 30 K2O kg/ha. Qua đó cho thấy sự hoạt động tích cực của vi khuẩn cố định đạm Azospirillum lipoferum và hòa tan lân Pseudomonas stutzeri trong phân vi sinh đến các thành phần năng suất lúa.

Nhìn chung, vi khuẩn cố định đạm và vi khuẩn hòa tan lân trong phân vi sinh Dasvila ở nghiệm thức chủng hạt và chủng rễ kết hợp bón 50 N + 30 P2O5

+ 30 K2O kg/ha đã giúp cây lúa gia tăng tỷ lệ hạt chắc. Số hạt/bông và trọng lượng 1.000 hạt ở hai nghiệm thức này tương đương với đối chứng bón 100 N + 60 P2O5 + 30 K2O kg/ha giúp tiết kiệm được 50% lượng phân đạm và lân.

Một phần của tài liệu ảnh hưởng của các phương pháp chủng phân vi sinh dasvila đến sinh trưởng và năng suất giống lúa om5464 trồng trong nhà lưới vụ đông xuân 20122013 (Trang 39 - 40)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(52 trang)