Đặc tính nông học

Một phần của tài liệu ảnh hưởng của các phương pháp chủng phân vi sinh dasvila đến sinh trưởng và năng suất giống lúa om5464 trồng trong nhà lưới vụ đông xuân 20122013 (Trang 34)

3.2.1 Chiều cao cây

Vào thời điểm 10 NSKG, chiều cao cây lúa ở các nghiệm thức không có sự khác biệt thống kê. Chiều cao cây lúa dao động từ 21,0-21,3 cm (Bảng 3.1). Nguyên nhân là do trong thời gian này cây lúa chủ yếu sử dụng chất dinh dưỡng dự trữ trong hạt nên hầu như không chịu tác động dinh dưỡng từ môi

21

trường bên ngoài (Nguyễn Ngọc Đệ, 2008). Ngoài ra, các yếu tố như nhiệt độ, ánh sáng, chế độ nước của các nghiệm thức là giống nhau. Các nghiệm thức có chủng hoặc không chủng phân vi sinh Dasvila đều có chiều cao tương đương nhau do hoạt động cố định đạm và phân giải lân của hai dòng vi khuẩn

Azospirillum lipoferum Pseudomonas stutzeri trong Dasvila chưa cao. Tương tự kết quả thí nghiệm của Hà Đăng Khoa (2010) hoạt động xâm nhiễm và thành lập tập đoàn vi khuẩn chỉ mới bắt đầu trong thời gian này, nên mật số vi khuẩn có khả năng cố định đạm và hòa tan lân khó tan thành lân dễ tan còn rất thấp.

Ở thời điểm 20 NSKG, chiều cao cây lúa ở các nghiệm thức có sự khác biệt thống kê ở mức ý nghĩa 5%. Nghiệm thức đối chứng có chiều cao cây lúa (33,2 cm) không có sự khác biệt so với nghiệm thức chủng hạt (32,3 cm), nhưng có sự khác biệt thống kê so với nghiệm thức chủng rễ (26,0 cm) (Bảng 3.1). Từ kết quả cho thấy, cùng một phương pháp gieo sạ, nghiệm thức có chủng phân vi sinh Dasvila bón bổ sung 50 N + 30 P2O5 + 30 K2O (kg/ha) có chiều cao tương đương với bón 100 N + 60 P2O5 + 30 K2O (kg/ha). Vi khuẩn cố định đạm và vi khuẩn hòa tan lân trong phân vi sinh Dasvila ở nghiệm thức chủng hạt đã thích nghi được với môi trường và hoạt động tích cực đem lại hiệu quả cho chiều cao cây ở nghiệm thức này, nên chiều cao của cây lúa tương đương với nghiệm thức đối chứng. Từ thời điểm này dinh dưỡng trong hạt không còn, cây lúa bắt đầu hút dinh dưỡng từ môi trường ngoài.

Bảng 3.1 Chiều cao (cm) của giống lúa OM5464 ở các thời điểm sinh trưởng theo phương pháp chủng phân vi sinh Dasvila trồng trong nhà lưới vụ Đông Xuân 2012-2013

Nghiệm thức Ngày sau khi gieo (NSKG)

10 20 40 60 Thu hoạch Đối chứng 21,3 33,2a 67,2 89,7 92,1 Chủng hạt 21,3 32,3a 61,0 88,5 88,3 Chủng rễ 21,0 26,0b 59,4 87,2 86,6 F ns * ns ns ns CV (%) 1,70 8,27 8,57 3,7 4,45

Ghi chú: Trong cùng một cột, các số có chữ theo sau giống nhau thì khác biệt không ý nghĩa thống kê qua kiểm định Duncan; *: khác biệt thống kê ở mức ý nghĩa 5%, ns: khác biệt không ý nghĩa thống kê. Đối chứng: 100 N + 60 P2O5 + 30 K2O kg/ha; chủng hạt, chủng rễ: Dasvila + 50 N + 30 P2O5 + 30 K2O kg/ha.

Theo kết quả Bảng 3.1 cho thấy, ở thời điểm 40 NSKG, chiều cao tiếp tục gia tăng ở các nghiệm thức và giữa các nghiệm thức không có sự khác biệt

22

thống kê. Chiều cao cây lúa tương đương nhau, dao động từ 59,4-67,2 cm. Cả 2 phương pháp chủng phân vi sinh Dasvila bón bổ sung 50 N + 30 P2O5 + 30 K2O (kg/ha) đều mang lại cho cây lúa đủ dinh dưỡng nên chiều cao của cây lúa tương đương so với nghiệm thức đối chứng bón 100 N + 60 P2O5 + 30 K2O (kg/ha). Trong thời gian này, vi khuẩn cố định đạm và vi khuẩn hòa tan lân ở nghiệm thức chủng rễ thích nghi được với môi trường và hoạt động tích cực giúp cho cây lúa có chiều cao tương đương so với nghiệm thức chủng hạt và đối chứng. Qua đó cho thấy hai dòng vi khuẩn Azospirillum lipoferum (vi khuẩn cố định đạm) và vi khuẩn Pseudomonas stutzeri (vi khuẩn hòa tan lân) có trong phân vi sinh Dasvila hoạt động có hiệu quả giúp giảm 50% lượng phân đạm và lân bón cho cây mà vẫn đảm bảo chiều cao gia tăng tương đương với bón 100% lượng phân đạm và lân.

Theo kết quả của Bảng 3.1, chiều cao cây tiếp tục gia tăng ở thời điểm 60 NSKG và không có sự khác biệt thống kê giữa các nghiệm thức. Chiều cao cây ở thời điểm này tương đương nhau, dao động từ 87,2-89,7 cm. Điều này cho thấy, cả hai phương pháp chủng phân vi sinh Dasvila bón bổ sung 50% lượng phân đạm và lân đảm bảo được chiều cao cây tương đương với đối chứng bón 100% lượng phân đạm và lân. Vi khuẩn cố định đạm và vi khuẩn hòa tan lân đã làm gia tăng hoạt động của các enzyme giúp cây lúa có đủ dinh dưỡng để phát triển chiều cao tương đương với đối chứng.

Tương tự thời điểm 60 NSKG, ở thời điểm thu hoạch chiều cao cây của các nghiệm thức không có sự khác biệt thống kê. Chiều cao cây ở thời điểm này tương đương nhau, dao động từ 86,6-92,1 cm (Bảng 3.1). Từ đó cho thấy, khi sử dụng phân vi sinh Dasvila kết hợp bón 50 N + 30 P2O5 + 30 K2O (kg/ha) có chiều cao tương đương bón 100 N + 60 P2O5 + 30 K2O (kg/ha) (Hình 3.2). Tương tự kết quả thí nghiệm của Cao Ngọc Điệp et al. (2009) chiều cao cây lúa có chủng phân vi sinh Dasvila bón bổ sung 50 N + 30 P2O5

+ 30 K2O (kg/ha) tương đương với chiều cao cây của nghiệm thức đối chứng bón 100 N + 60 P2O5 + 30 K2O (kg/ha). Kết quả thí nghiệm của Trương Văn Phúc Giao (2009) khi chủng vi khuẩn Azospirillum lipoferum

Stenotrophomonas maltophilia kết hợp bón 50% đạm hóa học cây lúa có sự tăng trưởng tốt tương đương với nghiệm thức bón 100% đạm hóa học.

23

Hình 3.2 Chiều cao cây lúa ở các nghiệm thức lúc thu hoạch. (A): đối chứng, (B): chủng hạt, (C): chủng rễ

Nhìn chung, chiều cao cây lúa khi bón 50 N + 30 P2O5 + 30 K2O kg/ha kết hợp với chủng phân vi sinh Dasvila có chiều cao tương đương so với đối chứng bón 100 N + 60 P2O5 + 30 K2O kg/ha. Phương pháp chủng hạt có chiều cao không khác biệt so với chủng rễ. Qua đó cho thấy, sử dụng phân vi sinh Dasvila đảm bảo được chiều cao cây mà còn giúp tiết kiệm được 50% lượng phân đạm và lân.

3.2.2 Số chồi trên m2 (số bông/m2)

Số chồi bắt đầu tăng ở thời điểm 20 NSKG và giữa các nghiệm thức có sự khác biệt thống kê ở mức ý nghĩa 1%. Nghiệm thức đối chứng (484 chồi/m2

) không khác biệt so với nghiệm thức chủng hạt (471 chồi/m2) nhưng có khác biệt với nghiệm thức chủng rễ (351 chồi/m2

) (Bảng 3.2). Qua đó cho thấy, vi khuẩn cố định đạm và vi khuẩn hòa tan lân trong nghiệm thức chủng hạt đem lại số chồi/m2

cao hơn nghiệm thức chủng rễ.

Số chồi tiếp tục tăng ở thời điểm 40 NSKG, xuất hiện các chồi hữu hiệu và chồi vô hiệu. Số chồi/m2

của các nghiệm thức có sự khác biệt thống kê ở mức ý nghĩa 1%. Nghiệm thức đối chứng (845 chồi/m2) không khác biệt so với nghiệm thức chủng hạt (829 chồi/m2

) nhưng có sự khác biệt so với nghiệm thức chủng rễ (649 chồi/m2

) (Bảng 3.2). Qua kết quả cho thấy, phương pháp chủng hạt (hay phương pháp gieo sạ) có số chồi/m2

lớn hơn phương pháp chủng rễ (hay phương pháp cấy).

24 Bảng 3.2 Số chồi/m2

của giống lúa OM5464 ở các thời điểm sinh trưởng theo phương pháp chủng phân vi sinh Dasvila trồng trong nhà lưới vụ Đông Xuân 2012-2013

Nghiệm thức Ngày sau khi gieo

20 40 60

Đối chứng 484a 845a 764a

Chủng hạt 471a 829a 704a

Chủng rễ 351b 649b 566b

F ** ** **

CV (%) 5,13 6,74 4,85

Ghi chú: Trong cùng một cột, các số có chữ theo sau giống nhau thì khác biệt không ý nghĩa thống kê qua kiểm định Duncan; **: khác biệt thống kê ở mức ý nghĩa 1%. Đối chứng: 100 N + 60 P2O5 + 30 K2O kg/ha; chủng hạt, chủng rễ: Dasvila + 50 N + 30 P2O5 + 30 K2O kg/ha.

Ở thời điểm 60 NSKG, số chồi/m2

bắt đầu giảm lại do các chồi vô hiệu dần dần chết đi. Số chồi/m2

của các nghiệm thức có sự khác biệt thống kê mức ý nghĩa 1%. Nghiệm thức đối chứng (764 chồi/m2) không khác biệt với nghiệm thức chủng hạt (704 chồi/m2

) nhưng khác biệt so với nghiệm thức chủng rễ (566 chồi/m2

) (Bảng 3.2). Vi khuẩn trong phân vi sinh Dasvila hoạt động tích cực giúp cây lúa có số chồi hữu hiệu nhiều. Cùng một phương pháp gieo sạ, lúa được chủng vi khuẩn cố định đạm và hòa tan lân bón bổ sung 50 N + 30 P2O5 + 30 K2O (kg/ha) có số chồi tương đương với nghiệm thức đối chứng bón 100 N + 60 P2O5 + 30 K2O (kg/ha). Qua đó cho thấy, sử dụng phân vi sinh Dasvila giúp tiết kiệm 50% lượng phân đạm và lân.

Nhìn chung, phương pháp chủng hạt có số chồi/m2

cao hơn phương pháp chủng rễ và tương đương so với đối chứng ở các thời điểm. Vi khuẩn trong phân vi sinh Dasvila đã hoạt động rất tích cực giúp cho cây lúa ở nghiệm thức chủng hạt có số chồi hữu hiệu nhiều.

3.3 Các thành phần năng suất 3.3.1 Số bông/m2

Qua kết quả Bảng 3.3 cho thấy, phương pháp gieo lúa hoặc cấy lúa có ảnh hưởng đến số bông/m2

. Nghiệm thức đối chứng (531 bông/m2

) không khác biệt so với nghiệm thức chủng hạt (493 bông/m2

), nhưng khác biệt thống kê ở mức ý nghĩa 1% so với nghiệm thức chủng rễ (399 bông/m2

). Điều này cho thấy, hoạt động của vi khuẩn trong phân vi sinh Dasvila ở nghiệm thức chủng hạt có hiệu quả trong việc cố định đạm và hòa tan lân cho cây lúa hấp thu, làm tăng số chồi hữu hiệu trên m2. Tương tự kết quả thí nghiệm của Cao Ngọc Điệp et al. (2009) chủng phân vi sinh Dasvila trên hạt bổ sung 50 N + 30

25

P2O5 + 30 K2O kg/ha có số chồi/m2 tương đương với đối chứng bón 100 N + 60 P2O5 + 30 K2O kg/ha.

3.3.2 Số hạt/bông

Qua kết quả Bảng 3.3 cho thấy, giữa các nghiệm thức không có sự khác biệt thống kê ở thành phần năng suất này. Số hạt/bông giữa các nghiệm thức tương đương nhau, dao động từ 99,7-108 hạt/bông. Điều này cho thấy, phương pháp chủng hạt và chủng rễ phân vi sinh Dasvila kết hợp bón 50 N + 30 P2O5 + 30 K2O kg/ha có số hạt/bông tương đương với nghiệm thức đối chứng bón 100 N + 60 P2O5 + 30 K2O kg/ha. Vi khuẩn cố định đạm và vi khuẩn hòa tan lân đã hoạt động rất tích cực đem lại hiệu quả cho thành phần năng suất này. Tương tự kết quả thí nghiệm của Cao Ngọc Điệp et al. (2010) khi chủng vi khuẩn cố định đạm Azospirillum lipoferum, vi khuẩn hòa tan lân Pseudomonas stutzeri, vi khuẩn chuyển hóa kali Bacillus subtilic kết hợp bón 50 N cho số hạt/bông không khác biệt so với không chủng vi khuẩn bón 100 N + 60 P2O5 + 30 K2O kg/ha. Kết quả thí nghiệm của Hà Ngọc Bằng (2010), khi sử dụng phân hữu cơ vi sinh (gồm vi khuẩn cố định đạm Azospirillium lipoferum, vi khuẩn hòa tan lân Pseudomonas stutzeri và vi khuẩn hòa tan kali Bacillus subtilus) kết hợp với giảm 50% lượng đạm hóa học cho số hạt/bông cao tương đương nghiệm thức bón 100% phân đạm hóa học. Điều này chứng tỏ hoạt động tích cực của các dòng vi khuẩn trong phân vi sinh Dasvila góp phần trong sự hình thành số hạt/bông.

Bảng 3.3 Các thành phần năng suất của giống lúa OM5464 theo phương pháp chủng phân vi sinh Dasvila trồng trong nhà lưới vụ Đông Xuân 2012-2013

Nghiệm thức

Thành phần năng suất

Số bông/m2 Số hạt/bông % hạt chắc Trọng lượng 1.000 hạt (g) Đối chứng 531a 99,7 83,4b 25,7 Chủng hạt 493a 100 85,6ab 26,1 Chủng rễ 399b 108 88,2a 25,9 F ** ns * ns CV (%) 6,03 6,57 1,87 1,33

Ghi chú: Trong cùng một cột, các số có chữ theo sau giống nhau thì khác biệt không ý nghĩa thống kê qua kiểm định Duncan; *: khác biệt thống kê ở mức ý nghĩa 5%, **: khác biệt thống kê ở mức ý nghĩa 1%, ns: khác biệt không ý nghĩa. Đối chứng: 100 N + 60 P2O5 + 30 K2O kg/ha; chủng hạt, chủng rễ: Dasvila + 50 N + 30 P2O5 + 30 K2O kg/ha.

3.3.3Tỷ lệ hạt chắc (% hạt chắc)

Ở thành phần năng suất này, có sự khác biệt thống kê ở mức ý nghĩa 5% giữa các nghiệm thức. Nghiệm thức chủng rễ có tỷ lệ hạt chắc là 88,2% cao

26

nhất không khác biệt so với nghiệm thức chủng hạt (85,6%) nhưng có sự khác biệt so với nghiệm thức đối chứng (83,4%) (Bảng 3.3). Qua đó cho thấy phân vi sinh Dasvila chứa hai dòng vi khuẩn cố định đạm Azospirillum lipoferum và hòa tan lân Pseudomonas stutzeri làm gia tăng số hạt chắc trên bông, tiết kiệm được 50% lượng phân hóa học. Tương tự kết quả thí nghiệm của Lê Thị Diễm Ái (2009) sử dụng vi khuẩn cố định đạm Azospirillum lipoferum và vi khuẩn hòa tan lân Pseudomonas stutzeri kết hợp với bón 50 N + 30 P2O5 + 30 K2O kg/ha cho tỷ lệ hạt chắc tương đương với nghiệm thức đối chứng bón 100 N + 60 P2O5 + 30 K2O.

3.3.4 Trọng lƣợng 1.000 hạt

Trọng lượng 1.000 hạt do yếu tố di truyền quyết định và phụ thuộc vào đặc tính của giống. Theo kết quả Bảng 3.3 cho thấy, trọng lượng 1.000 hạt ở các nghiệm thức không có sự khác biệt thống kê. Trọng lượng 1.000 hạt ở các nghiệm thức tương đương nhau, dao động từ 25,7-26,1 g. Điều này cho thấy, hai phương pháp chủng phân vi sinh Dasvila có hiệu quả trên thành phần năng suất này và có khả năng cung cấp cho cây lúa 50N + 30P2O5 kg/ha. Cả 3 nghiệm thức đều cung cấp đầy đủ hàm lượng dinh dưỡng giúp cây lúa sinh trưởng và phát triển tốt làm cho hạt lúa vô gạo tốt nên đạt trọng lượng 1.000 hạt cao. Tương tự kết quả thí nghiệm của Hà Đăng Khoa (2010) nghiệm thức có chủng phân vi sinh Dasvila bón bổ sung 50 N + 30 P2O5 + 30 K2O kg/ha cho trọng lượng 1.000 hạt không khác biệt so với đối chứng bón 100 N + 60 P2O5 + 30 K2O kg/ha. Qua đó cho thấy sự hoạt động tích cực của vi khuẩn cố định đạm Azospirillum lipoferum và hòa tan lân Pseudomonas stutzeri trong phân vi sinh đến các thành phần năng suất lúa.

Nhìn chung, vi khuẩn cố định đạm và vi khuẩn hòa tan lân trong phân vi sinh Dasvila ở nghiệm thức chủng hạt và chủng rễ kết hợp bón 50 N + 30 P2O5

+ 30 K2O kg/ha đã giúp cây lúa gia tăng tỷ lệ hạt chắc. Số hạt/bông và trọng lượng 1.000 hạt ở hai nghiệm thức này tương đương với đối chứng bón 100 N + 60 P2O5 + 30 K2O kg/ha giúp tiết kiệm được 50% lượng phân đạm và lân.

3.4 Năng suất thực tế và chỉ số thu hoạch (HI) 3.4.1 Năng suất thực tế 3.4.1 Năng suất thực tế

Theo kết quả Bảng 3.4 cho thấy, năng suất thực tế ở các nghiệm thức không có sự khác biệt thống kê. Năng suất thực tế ở các nghiệm thức tương đương nhau, dao động từ 4,15-4,24 tấn/ha. Cả hai phương pháp chủng phân vi sinh Dasvila kết hợp với 50% phân đạm và lân có năng suất thực tế tương đương với đối chứng bón 100% phân đạm và lân. Điều đó cho thấy, vi khuẩn cố định đạm Azospirillum lipoferum và vi khuẩn hòa tan lân Pseudomonas

27

stutzeri trong phân vi sinh Dasvila ở nghiệm thức chủng hạt và chủng rễ kết hợp bón 50 N + 30 P2O5 + 30 K2O kg/ha đã hoạt động tích cực làm năng suất thực tế tương đương với đối chứng bón 100 N + 60 P2O5 + 30 K2O kg/ha. Tương tự với kết quả thí nghiệm của Nguyễn Hữu Hiệp et al. (2010) trên giống lúa IR50404, nghiệm thức có chủng vi khuẩn cố định đạm và vi khuẩn hòa tan lân trong phân vi sinh Dasvila bón bổ sung 50% phân đạm cho năng suất tương đương với đối chứng bón 100% phân đạm. Kết quả thí nghiệm của Cao Ngọc Điệp et al. (2009) trên giống lúa OM4059, nghiệm thức có chủng 2 loại vi khuẩn cố định đạm và hòa tan lân bón bổ sung 50 N + 30 P2O5 + 30 K2O kg/ha cho năng suất tương đương với đối chứng bón 100 N + 60 P2O5 + 30 K2O kg/ha. Từ đó cho thấy vi khuẩn cố định đạm và vi khuẩn hòa tan lân giúp tiết kiệm được 50% lượng phân đạm và lân.

Bảng 3.4 Năng suất thực tế (tấn/ha) và chỉ số thu hoạch (HI) của giống lúa OM5464 theo phương pháp chủng phân vi sinh Dasvila trồng trong nhà lưới vụ Đông Xuân 2012-2013

Nghiệm thức Năng suất thực tế (tấn/ha) Chỉ số thu hoạch (HI)

Đối chứng 4,15 0,49

Một phần của tài liệu ảnh hưởng của các phương pháp chủng phân vi sinh dasvila đến sinh trưởng và năng suất giống lúa om5464 trồng trong nhà lưới vụ đông xuân 20122013 (Trang 34)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(52 trang)