Quản lý nguồn lực

Một phần của tài liệu Hệ thống QLCL tại Cục Hải quan Hải Phòng (Trang 25 - 26)

3 Phân tích thực trạng áp dụng phương thức quản lý chất lượng ISO

3.3.9Quản lý nguồn lực

1. Cung cấp nguồn lực:

- Ban lãnh đạo Cục có trách nhiệm đảm bảo các nguồn lực cần thiết cho việc thực hiện các mục tiêu và thỏa mãn yêu cầu của Tổ chức/cá nhân.

- Các phòng nghiệp vụ có quyền đề xuát bất kỳ yêu cầu nào về nguồn lực để ban lãnh đạo Cục phê duyệt, đặc biêt là nhu cầu về con người, thiết bị, phương pháp, các nguồn lực cho cải tiến.

2. Nguồn nhân lực:

- Cục Hải Quan luôn coi nguồn nhân lực là tài sản quý giá nhất và cam kết áp dụng các biện pháp hữu hiệu để phát triển nguồn nhân lực của mình.

- Hàng năm, các phòng TCCB có trách nhiệm tiến hành đánh giá nhu cầu về nguồn nhân lực (năng lực công chức, viên chức), so sánh với năng lực hiện có để định ra các hành động cần thiết như đào tạo, đào tạo lại, bao gồm cả đào tạo về nhận thức vị trí công việc.

- Văn phòng có trách nhiệm phối hợp cùng các phòng TCCB để thực hiện các hành động và đánh giá hiệu lực của hành động này.

- Các hồ sơ liên quan đến giáo dục, đào tạo, kỹ năng, chuyên môn đều được lưu lại tại các nơi thích hợp.

- Các biện pháp khen thưởng sẽ được áp dụng để khuyến khích sự đóng góp của các thành viên cho sự ổn định của Cục.

3. Cơ sở hạ tầng:

- Các tài sản cổ định như: phòng làm việc, máy móc phục vụ công việc luôn được bảo quản, bảo trì và nâng cấp theo nhu cầu hàng năm.

- Trách nhiệm trong việc kiểm soát, duy trì hạ tầng cơ sở được xác định rõ ràng trong trách nhiệm, quyền hạn.

4. Môi trường làm việc:

Các điều kiện môi trường ảnh hưởng đến chất lượng công việc trong quá trình giải quyết thủ tục hành chính công, luôn được cân nhắc trong quá trình hoạch định. Môi trường làm việc, an toàn lao động luôn được lãnh đạo Cục quan tâm, chỉ đạo.

Một phần của tài liệu Hệ thống QLCL tại Cục Hải quan Hải Phòng (Trang 25 - 26)