4.2.Khái niệm bài toán 4.3.Lời giải bài toán 4.4.Ý nghĩa của việc giải toán 4.5.Phân loại bài toán

Một phần của tài liệu Ứng dụng phương pháp dạy học tích cực trong dạy học giải toán chuyển động ở tiểu học (Trang 27 - 33)

đích nhất định và đồng thời dễ sử dụng.

- Phân loại theo phương pháp giải bài toán

+ Bài toán có angôrít giải: Là bài toán mà phương pháp giải của nó theo một thuật toán chung nào đó hoặc mang tính chất thuật toán chung nào

+ Bài toán không có angôrít giải: Là bài toán mà phương pháp giải của nó không theo một thuật toán nào hoặc không mang tính chất một thuật toán nào.

- Phân loại theo nội dung bài toán

Căn cứ vào nội dung bài toán chia bài toán ra thành các loại khác nhau như sau:

+ Bài toán toán học + Bài toán số học +Toán về chuyển động + Toán về tuổi

+ Toán về trồng cây + Toán về cấu tạo số + Bài toán đại số + Bài toán hình học

- Phân loại theo hình thức bài toán

Căn cứ vào kết luận của bài toán chia ra thành hai loại

+ Bài toán chứng minh: Là bài toán kết luận của nó đã được đưa ra một cách rõ ràng trong đề bài toán.

+ Bài toán tìm tòi: Là bài toán trong đó kết luận của nó chưa có sẵn trong đề bài toán.

- Phân loại theo ý nghĩa giải toán

Dựa vào ý nghĩa phân bài toán ra thành

+ Bài toán nhằm củng cố trực tiếp kiến thức kĩ năng: Là bài toán nhằm củng cố trực tiếp ngay sau khi học một hoặc một vài kiến thức cũng như kĩ năng nào đó.

+ Bài toán phát triển tư duy: Là bài toán nhằm củng cố một hệ thống các kiến thức cũng như kĩ năng nào đó hoặc đòi hỏi phải có một khả năng tư duy phân tích, tổng hợp hoặc vận dụng một cách sáng tạo.

4.6. Phương pháp tìm lời giải bài toán

Các bước giải toán của G.Polya: Trong cuốn “Giải một bài toán như thế nào” Pôlya đã đưa ra các bước giải một bài toán như sau.

Tìm hiểu nội dung bài toán

Việc sử dụng nội dung bài toán (Đề toán) thông thường qua việc đọc bài toán. Học sinh cần hiểu rõ hơn bài toán cho biết gì, bài toán hỏi gì. Khi đọc bài toán cần phải hiểu kĩ một số từ, thuật ngữ quan trọng chỉ rõ tình huống toán học được diễn đạt bằng ngôn ngữ thông thường. Sau đó học sinh thuật lại vắn tắt bài toán mà không phải đọc nguyên văn bài toán đó.

Tuy nhiên trong quá trình đọc đề toán cần lưu ý: Dữ kiện được đưa ra bằng những từ ngữ thông thường, học sinh khó khăn hơn trong việc diễn tả lại hay phát hiện dữ kiện, điều kiện. Cả những dữ kiện, điều kiện không trực tiếp hay không tường minh trong đề bài cũng thường là khó đối với học sinh Tiểu học.

Tìm tòi và lập kế hoạch giải toán

Hoạt động tìm tòi và lập kế hoạch giải toán, gắn liền với việc phân tích các dữ liệu, điều kiện, yếu tố phải tìm của bài toán, nhằm xác lập mối quan hệ giữa chúng và tìm được phép tính số học thích hợp. Hoạt động này diễn ra như sau:

+ Minh họa bài toán bằng tóm tắt, minh họa bằng sơ đồ đoạn thẳng, tranh vẽ, mẫu vật.

+ Lập kế hoạch giải toán nhằm xác định trình tự giải quyết thực hiện các phép tính số học.

Trong việc tìm lời giải của bài toán, chúng ta thường sử dụng các thao tác tư duy như phân tích, tổng hợp và được tiến hành theo phương pháp đi xuôi hay đi ngược.

Phương pháp đi xuôi là suy luận đi từ cái đã biết, đã cho trước đến điều cần tìm.

Phương pháp đi ngược là suy luận đi từ điều cần tìm đến điều đã biết nào đó.

Thực hiện giải bài toán

Hoạt động này bao gồm thực hiện phép tính đã nêu trong kế hoạch giải toán và trình bày bài giải. Trong đó các thành phần phép tính hoặc là số liệu đã cho, số liệu đã biết hoặc số liệu là kết quả phép tính trước đó.

Theo chương trình ở Tiểu học hiện hành có thể áp dụng một trong những cách trình bày riêng biệt hoặc trình bày dưới dạng biểu thức gồm một vài phép tính.

Kiểm tra và giải bài toán

Việc kiểm tra nhằm phân tích cách giải đúng hay sai, sai ở chỗ nào để sửa chữa sau đó nêu cách giải đúng và ghi đáp số.

Ngoài ra còn kiểm tra xem việc trình bày lời giải đã đầy đủ chưa, kiểm tra tính hợp lí của lời giải.

Có các hình thức sau đây

+ Thiết lập tương ứng các phép tính giữa các số cần tìm được trong quá trình giải với các số đã cho.

+ Tạo ra các bài toán ngược với các bài toán đã cho rồi giải bài toán ngược đó.

+ Giải bài toán bằng cách khác.

Trên đây là các bước khi giải một bài toán. Các bước này trên thực tế không tách rời nhau. Mà bước trước chuẩn cho bước sau, có khi đan chéo vào

nhau, không phân biệt rõ ràng. Nhiều trường hợp không theo đầy đủ các bước nói trên vẫn giải được bài toán.

Trong phạm vi đề tài: “Ứng dụng phương pháp dạy học tích cực trong dạy học giải toán chuyển động đều ở Tiểu học” Tôi tập trung vào các bước sau:

- Phân tích tìm lời giải

+ Tóm tắt thể hiện trên hình vẽ, sơ đồ.

+ Sử dụng thao tác tư duy phân tích hoặc tổng hợp để thiết lập mối liên hệ giữa cái đã cho và cái cần tìm.

- Trình bày lời giải bằng suy luận, lôgic.

5. Đặc điểm của dạng toán chuyển động ở Tiểu học

Toán chuyển động trong sách giáo khoa

Trong chương trình dạy học môn toán ở Tiểu học, các bài toán chuyển động đều chính thức được đưa vào dạy học ở cuối lớp 5. Chúng được sắp xếp vào một chương riêng: Chương 4: Số đo thời gian - Toán chuyển động.

Như vậy chương 4 được chia làm 2 phần + Phần 1: Dạy học về số đo thời gian + Dạy học về toán chuyển động

Phần toán chuyển động bao gồm ba bài dạy lí thuyết: Bài vận tốc, bài thời gian, bài quãng đường.

Sau mỗi bài lí thuyết đều có bài luyện tập, cuối cùng có bài luyện tập chung.

Các bài tập về toán chuyển động được đưa vào SGK là những bài tập hết sức cơ bản, chủ yếu là để áp dụng công thức nhằm luyện tập củng cố kiến thức mới vừa học.

toán về tìm hai số khi biết tổng và hiệu, dạng toán tìm hai số khi biết tổng và tỉ, về đại lượng tỉ lệ thuận tỉ lệ nghịch…

Khi giải các bài toán chuyển động chúng ta có thể sử dụng hầu hết các phương pháp như: Phương pháp sơ đồ đoạn thẳng, phương pháp tỉ lệ… Trong khi đó toán chuyển động được chính thức đưa vào dạy ở cuối lớp 5.

CHƯƠNG 2: ỨNG DỤNG PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC VÀO GIẢI

TOÁN CHUYỂN ĐỘNG ĐỀU.

Một phần của tài liệu Ứng dụng phương pháp dạy học tích cực trong dạy học giải toán chuyển động ở tiểu học (Trang 27 - 33)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(72 trang)