Tình hình trích lập dự phòng rủi ro

Một phần của tài liệu Giải pháp hạn chế rủi ro tín dụng tại chi nhánh NHNo PTNT hoàng mai hà nội (Trang 43 - 44)

5. Kết cấu của chuyên đề

2.2.3.1 Tình hình trích lập dự phòng rủi ro

Bảng 2.8 Trích lập dự phòng bù đắp rủi ro

(Đơn vị: Triệu đồng)

Chỉ tiêu Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012

Tổng dư nợ 219.653 218.861 268397

Dự phòng rủi ro được trích lập 1.406 1.975 2.550

Tỷ lệ dự phòng rủi ro tín dụng

(%) 0,64 0,82 0,95

(Nguồn: Báo cáo tổng kết tình hình trích lập dự phòng giai đoạn 2010 – 2012) Qua bảng số liệu trên ta thấy tỷ lệ trích lập dự phòng RRTD của Chi nhánh ngày càng tăng qua các năm. Năm 2010 trích lập 1.406 triệu đồng chiếm 0,64% tổng dư nợ. Năm 2011 trích lập 1.975 triệu đồng chiếm 0,82% tổng dư nợ. Năm 2012 trích lập 2.550 triệu đồng chiếm 0,95% tổng dư nợ.

Nguyên nhân của sự tăng về khoản trích lập qua các năm là do trong thời gian gần đây nền kinh tế liên tục suy thoái, sự cạnh tranh giữa các doanh nghiệp trở nên vô cùng khốc liệt trên thị trường nhất là sự tăng trưởng tín dụng “nóng” của nền kinh tế khiến cho ngân hàng luôn gia tăng số lượng tín dụng mà chưa quan tâm đến chất lượng tín dụng. Từ đó các doanh nghiệp dễ dàng tiếp cận được các khoản vay từ ngân hàng khiến họ có tâm lý ỷ lại, lại thiếu năng lực cạnh tranh khiến cho việc kinh doanh liên tiếp thua lỗ dẫn đến các khoản nợ xấu, nợ khó đòi của ngân hàng gia tăng nhanh chóng trong thời gian qua. Để hạn chế rủi ro tín dụng ngân hàng phải gia tăng tỷ lệ % dự phòng tín dụng giúp bù đắp rủi ro trong kinh doanh.

Bên cạnh việc trích lập dự phòng ngân hàng còn tổ chức công tác thu hồi, đôn đốc các khoản nợ đã xử lý rủi ro và kết quả là hết năm 2012 Chi nhánh còn thu hồi được một khoản tiền 647 triệu đồng nợ đã xử lý rủi ro.

Một phần của tài liệu Giải pháp hạn chế rủi ro tín dụng tại chi nhánh NHNo PTNT hoàng mai hà nội (Trang 43 - 44)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(67 trang)
w