Tích cực xử lý các khoản nợ quá hạn, nợ khó đòi đang tồn đọng

Một phần của tài liệu Giải pháp hạn chế rủi ro tín dụng tại chi nhánh NHNo PTNT hoàng mai hà nội (Trang 56 - 57)

5. Kết cấu của chuyên đề

3.2.8 Tích cực xử lý các khoản nợ quá hạn, nợ khó đòi đang tồn đọng

Để việc xử lý nợ quá hạn, nợ tồn đọng có hiệu quả, Chi nhánh cần thực hiện việc phân tích kỹ lưỡng đối với từng khoản vay để tìm ra hướng giải quyết và biện pháp xử lý thích hợp đối với từng nhóm khách hàng và từng món vay cụ thể. Việc xử lý nợ quá hạn, nợ tồn đọng còn đồng thời phải dựa trên cơ sở chính sách, chế độ và các quy định của pháp luật và tình hình thực tế trong từng thời kỳ.

- Đối với các khoản nợ quá hạn còn có khả năng thu hồi, nếu khách hàng có đơn đề nghị, ngân hàng có thể xem xét cho điều chỉnh kì hạn trả nợ hoặc cho gia hạn trả nợ gốc, lãi.

- Đối với các khoản nợ không còn khả năng thanh toán, ngân hàng phải xem xét xử lý các tài sản bảo đảm để thu hồi vốn. Việc xử lý tài sản bảo đảm phải tuân thủ theo quy định tại nghị định 163/2006/NĐ-CP ngày 29/12/2006 của

Chính phủ, quyết định 636/QĐ-HĐQT-XLRR ngày 22/06/2007.

Phương thức xử lý tài sản được thực hiện theo thỏa thuận đã ghi trong hợp đồng bảo đảm tiền vay. Việc xử lý tài sản bảo đảm phải được tiến hành khẩn trương, kiên quyết nhằm nhanh chóng giải quyết vốn vay bị khê đọng. Trong thời gian chưa xử lý được tài sản, ngân hàng cần có biện pháp thích hợp để thu giữ, khai thác, sử dụng các tài sản bảo đảm nhằm tạo nguồn thu nợ. Trong quá trình xử lý tài sản, ngân hàng cần tranh thủ sự giúp đỡ của các cơ quan chức năng để việc xử lý tài sản tiến hành nhanh gọn, đúng pháp luật và có hiệu quả.

- Xử lý bằng quỹ dự phòng bù đắp rủi ro đối với các khách hàng vay vốn không có bảo đảm bằng tài sản hoặc không còn khả năng thanh toán và tài sản để trả nợ.

Một phần của tài liệu Giải pháp hạn chế rủi ro tín dụng tại chi nhánh NHNo PTNT hoàng mai hà nội (Trang 56 - 57)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(67 trang)
w