Về tổ chức và cán bộ: Tổng Thanh tra nhà nước tập trung chỉ đạo

Một phần của tài liệu Tài liệu THỰC TRẠNG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ CÔNG TÁC THANH TRA, NHỮNG VẤN ĐỀ CẦN TẬP TRUNG GIẢI QUYẾT ĐỂ TĂNG CƯỜNG HIỆU QUẢ QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ CÔNG TÁC THANH TRA. pdf (Trang 38 - 40)

kiện toàn hệ thống tổ chức thanh tra bao gồm cơ quan Thanh tra nhà nước, Thanh tra bộ, Thanh tra tỉnh, Thanh tra huyện, Thanh tra sở theo quy định

của Pháp lệnh Thanh tra, Nghị định của Chính phủ. Việc kiện toàn tổ chức

và cán bộ thanh tra thực hiện thông qua ban hành các văn bản hướng dẫn về

tổ chức và cán bộ để các cấp, các ngành thực hiện. Đó là Thông tư 124/TTr hướng dẫn về tổ chức bộ máy và biên chế cho các tổ chức Thanh tra, các Quyết định 134/QĐ-TTr; 818/QĐ-TTNN về tiêu chuẩn nghiệp vụ của các ngạch Thanh tra viên, thông tư 03/TTNN và Thông tư 1522/TTNN về việc

bổ nhiệm các ngạch Thanh tra viên… Ngoài ra, Thanh tra nhà nước đã nghiên cứu đề xuất phương án xây dựng ban hành quy chế tổ chức, hoạt động Thanh tra bộ, ngành. Cùng với việc kiện toàn tổ chức, Tổng Thanh tra nhà nước đã chú trọng bồi dưỡng kiến thức nghiệp vụ thanh tra cho cán bộ

thuộc các tổ chức Thanh tra nhà nước, chủ động phối hợp với các bộ, ngành

hiện chức năng quản lý nhà nước về công tác tổ chức và cán bộ đã tạo ra sự

chuyển biến cơ bản về nhận thức và hành động của các cơ quan nhà nước đối với công tác tổ chức, cán bộ thanh tra. Lãnh đạo các bộ từ nhận thức

không đúng đã giải thế các tổ chức Thanh tra nay đã lập lại và chỉ đạo hoạt động. Các địa phương sáp nhập Thanh tra quận, huyện vào phòng, ban chuyên môn nay đã tách ra hình thành các tổ chức Thanh tra quận, huyện độc lập với các phòng, ban chuyên môn.

Đến nay, toàn ngành Thanh tra có trên 8.500 người, trong đó 5.000 người đã được bổ nhiệm vào các ngạch Thanh tra viên, bao gồm Thanh tra viên cấp I có 4.100 người; Thanh tra viên cấp II có 1.000 người; Thanh tra viên cấp III có 120 người. Cùng với việc bổ nhiệm vào ngạch Thanh tra viên, các bộ thanh tra cũng được tăng cường về chất lượng. Toàn ngành Thanh tra có 63% cán bộ có trình độđại học.

Qua việc thực hiện chức năng quản lý nhà nước về công tác tổ chức

cán bộ thanh tra cho thấy đã tạo ra sự chuyển biến nhất định, đã tạo sự gắn

bó giữa các tổ chức Thanh tra nhà nước và tăng cường mối quan hệ giữa các tổ chức Thanh tra nhà nước cấp trên đối với cơ quan quản lý nhà nước cấp

dưới, khẳng định rõ vai trò của Tổng Thanh tra nhà nước trong việc chỉđạo

hệ thống Thanh tra nhà nước hiện nay. Tuy nhiên, trong quá trình triển khai thực hiện cũng thấy bộc lộ một số vấn đề vướng mắc cần tiếp tục nghiên cứu. Đó là hiệu lực của các văn bản pháp luật về tổ chức cán bộ thanh tra còn thấp. Có lúc, có nơi một số bộ, ngành, địa phương còn chưa tôn trọng và thực hiện nên tạo ra sự bất hợp lý trong công tác tổ chức cán bộ thanh tra ở

các cấp, các ngành. Mặt khác, do các tổ chức Thanh tra vẫn nằm trong hệ

thống cơ quan quản lý hành chính nhà nước nên công tác tổ chức và cán bộ

thanh tra còn phải chịu sự chi phối bởi các cơ chế quản lý cán bộ, các quy

định về cán bộ, công chức. Vì vậy, đã xuất hiện sự nhận thức khác nhau giữa

quy định về tổ chức cán bộ thanh tra với các quy định về cán bộ, công chức

hành chính khác. Đó là việc tuyển dụng, bổ nhiệm, chế độ phân cấp quản lý cán bộ và chế độ tiền lương, chính sách cán bộ. Một số nơi do nhận thức

không đúng nên đã phủ định các quy định về tổ chức cán bộ thanh tra, cho rẳng quy định đó trái với các quy định về tổ chức cán bộ của các cơ quan hành chính.

8. Về xây dựng văn bản pháp luật thanh tra: Tổng Thanh tra nhà nước đã quan tâm đến việc xây dựng văn bản pháp luật về thanh tra, xét giải

Một phần của tài liệu Tài liệu THỰC TRẠNG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ CÔNG TÁC THANH TRA, NHỮNG VẤN ĐỀ CẦN TẬP TRUNG GIẢI QUYẾT ĐỂ TĂNG CƯỜNG HIỆU QUẢ QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ CÔNG TÁC THANH TRA. pdf (Trang 38 - 40)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(42 trang)