Như chúng ta đã biết, mục đích của nghiên cứu khoa học về công tác thanh tra nhằm xây dựng và nâng cao cơ sở lý luận về tổ chức và hoạt động
thanh tra, thông qua đó xây dựng hệ thống nghiệp vụ chuyên môn làm cơ sở
cho hoạtđộng thanh tra và giải quyết khiếu nại, tố cáo.
Để thực hiện được mục đích này, cần giải quyết các công việc sau
đây:
- Hoạch định rõ mục tiêu, chương trình, kế hoạch tổ chức và nội dun cần nghiên cứu. Chương trình, kế hoạch và nội dung nghiên cứu cần bố trí
sao cho vừa đáp ứng được các yêu cầu trước mắt là giải quyết được các vấn đề nghiệp vụ cần thiết mà công tác thanh tra đang đòi hỏi, vừa giải quyết được các yêu cầu, nhiệm vụ lâu dài là nghiên cứu xây dựng hệ thống lý luận
cơ bản về thanh tra, kiểm tra v.v…
- Tổ chức tốt việc nghiên cứu khoa học, bằng cách:
+ Đầu tư thích đáng công sức, kinh phí cho việc nghiên cứu.
+ Sử dụng trí tuệ của cán bộ trong và ngoài ngành tham gia nghiên cứu.
+ Áp dụng nhiều biện pháp và hình thức nghiên cứu như tổ chức
nghiên cứu các đề tài khoa học cấp bộ, cấp nhà nước hoặc chuyên đề cấp cơ
sở.
+ Động viên khuyến khích mọi cán bộ, mọiđơn vị trong cơ quan tham gia nghiên cứu khoa học.
- Hướng dẫn, chỉ đạo, các tổ chức Thanh tra nhà nước tự nghiên cứu
và tham gia nghiên cứu khoa học cùng tổ chức Thanh tra cấp trên.
- Tập hợp kết quả nghiên cứu, thẩm định tính khoa học và thực tiễn
của của vấn đề được nghiên cứu, ứng dụng thực nghiệm kết quả nghiên cứu
vào hoạtđộng thanh tra.
- Đưa kết quả nghiên cứu khoa học đã được nghiệm thu vào thực tế
hoạtđộng.