PHẠM VĂN KHANH
Phó Vụ trưởng, Thanh tra nhà nước
Từ khi có chủ trương của Đảng và Nhà nước về thực hiện công cuộc đổi mới đất nước, nhiều vấn đề về quản lý nhà nước, quản lý kinh tế được đặt ra và nghiên cứu. Trong đó, vấn đề quản lý quản lý nhà nước có ý nghĩa
cực kỳ quan trọng, nhằm khẳng định và làm rõ vai trò quản lý của Nhà nước
trong đời sống kinh tế - xã hội. Trong sản xuất, kinh doanh, việc nghiên cứu nội dung quản lý nhà nước nhằm xác định rõ vai trò quản lý của Nhà nước đối với các doanh nghiệp, từ đó phân định rõ chức năng quản lý nhà nước và chức năng quản lý sản xuất, kinh doanh, thay thế cơ chế quản lý theo kiểu
mệnh lệnh hành chính bằng cơ chế quản lý mới, quản lý nhà nước bằng pháp luật, tạo điều kiện thúc đẩy hoạt động sản xuất, kinh doanh ngày càng phát triển trong khuôn khổ pháp luật.
Phân biệt quản lý nhà nước về kinh tế và quản lý sản xuất, kinh doanh theo 5 đặc trưng sau:
- Các cơ quan nhà nước là những cơ quan có chức năng tổ chức nền
kinh tế quốc dân và điều chỉnh sự hoạt động của nó chủ yếu là vĩ mô nhằm
tạo ra môi trường kinh tế - xã hội thuận lợi và khung pháp luật cho hoạt động kinh doanh. Các tổ chức kinh tế có chức năng trực tiếp thực hiện các hoạt động kinh doanh, chủ yếu là vi mô nhằm tảo ra nhiều của cải vật chất
và dịch vụ đáp ứng cho nhu cầu của xã hội.
- Các cơ quan nhà nước định ra các chiến lược, quy hoạch và định
hướng kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và một cơ chế quản lý có cơ sở
pháp lý ổn định; định ra chính sách thống nhất và phương hướng phát triển
khoa học kỹ thuật, các chếđộ, chỉ tiêu, tiêu chuẩn, định mức kinh tế-kỹ thuật
cơ bản; tổ chức kiểm tra, thanh tra hoạt động của các tổ chức kinh tế. Các doanh nghiệp có nghĩa vụ chấp hành và cụ thể hoá chiến lược, kế hoạch kinh tế-xã hội của Nhà nước thành chiến lược và kế hoạch của mình; thực hiện cơ
chế kinh doanh xã hội chủ nghĩa của Nhà nước, tiêu chuẩn, định mức nhà nước, chịu sự kiểm tra, thanh tra của các cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
- Các cơ quan nhà nước thực hiện các hoạtđộng tổ chức và điều chỉnh
bằng quyền lực nhà nước, bằng pháp luật đối với các đơn vị kinh tế trực
thuộc. Các tổ chức kinh tế là những đơn vị sản xuất, kinh doanh có quyền tự
chủ, có tư cách pháp nhân và bình đẳng với nhau trước pháp luật trong hoạt động kinh doanh.
- Các mối quan hệ trong quản lý của các cơ quan hành chính nhà nước được điều chỉnh bởi công pháp, chủ yếu bằng luật pháp hành chính, theo quan hệ đơn phương, không bình đẳng giữa hai bên. Các mối quan hệ trong hoạtđộng sản xuất, kinh doanh của các tổ chức kinh tế được điều chỉnh bằng
tư pháp, chủ yếu bằng luật dân sự, luật kinh doanh, theo quan hệ bình đẳng
giưa các bên trước pháp luật.
- Các cơ quan nhà nước hoạt động bằng ngân sách nhà nước. Các tổ
chức kinh tế là những tổ chức tự chủ về tài chính, tự cấp vốn và hạch toán kinh tế.
Từ nhận thức sự khác nhau giữa quản lý nhà nước về kinh tế của các cơ quan quản lý nhà nước với quản lý sản xuất, kinh doanh của các doanh nghiệp nên vấn đề xác định chức năng quản lý nhà nước được Đảng, Nhà nước ta quan tâm và thể chế hoá trong Hiến pháp, pháp luật. Trong Hiến
pháp 1992, chức năng quản lý của Nhà nước đã được xác định rõ làm cơ sở
pháp lý để quy định chức năng quản lý nhà nước của các cơ quan quản lý hành chính nhà nước. Nhiệm vụ, quyền hạn và trách nhiệm quản lý nhà nước
của bộ được quy định trong Điều 22 chương IV của Luật tổ chức Chính phủ
và Nghị định 15/CP ngày 2/3/1993 của Chính phủ. Theo Nghị định này, nhiệm vụ, quyền hạn và trách nhiệm quản lý nhà nước của bộ, cơ quan ngang bộ đối với các ngành, lĩnh vực bao gồm các nội dung chủ yếu sau
đây:
1. Về pháp luật: Chuẩn bị các dự án pháp luật (luật, pháp lệnh) và các dự án khác theo sự phân công của Chính phủ về những vấn đề thuộc