Kiểm tra đối với các cấp, các ngành

Một phần của tài liệu Tài liệu THỰC TRẠNG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ CÔNG TÁC THANH TRA, NHỮNG VẤN ĐỀ CẦN TẬP TRUNG GIẢI QUYẾT ĐỂ TĂNG CƯỜNG HIỆU QUẢ QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ CÔNG TÁC THANH TRA. pdf (Trang 28 - 30)

Nội dung kiểm tra việc thực hiện chủ trương, chính sách, pháp luật

của Nhà nước về thanh tra của các cấp, các ngành tập trung vào các vấnđề: - Kiểm tra trách nhiệm về tổ chức, hoạtđộng thanh tra, kiểm tra.

Theo quy định của pháp luật, trong phạm chức năng của mình, các cơ

quan quản lý nhà nước có trách nhiệm tự kiểm tra việc thực hiện các quyết định của mình và thanh tra việc thực hiện chính sách, pháp luật, nhiệm vụ, kế hoạch nhà nước của các cơ quan nhà nước về lĩnh vực quản lý nhà nước

của ngành mình được phép quản lý. Giải quyết kịp thời những khiếu nại, tố

cáo về những vấn đề thuộc thẩm quyền quản lý nhà nước của mình. Do vậy, nội dung cần kiểm tra, kiểm soát ở đây là xem xét các cơ quan này đã tổ

chức thực hiện việc thanh tra, kiểm tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo theo thẩm quyền như thế nào. Có đúng nội dung, đúng đối tượng, đúng thẩm

quyền không. Trình tự, thủ tục thanh tra, kiểm tra, xét, giải quyết khiếu nại, tố cáo theo thẩm quyền như thế nào. Có đúng nội dung, đúng đối tượng,

đúng thẩm quyền không. Trình tự, thủ tục thanh tra, kiểm tra, xét, giải quyết

khiếu nại, tố cáo ra sao. Xử lý kết quả thanh tra, kiểm tra, xét khiếu nại, tố

cáo đúng các quy định của pháp luật và chính sách của Nhà nước về thanh tra và giải quyết khiếu nại, tố cáo hay không…

Ngoài việc kiểm tra, tình hình hoạtđộng thanh tra, kiểm tra, giải quyết

khiếu nại, tố cáo của các cơ quan quản lý nhà nước (như nói trên) cần kiểm

tra trách nhiệm của cơ quan này về việc tự kiểm tra trách nhiệm giải quyết

khiếu nại, tố cáo theo luật định đối với các đơn vị thuộc quyền quản lý. Thông qua đó để yêu cầu hoặc không yêu cầu tiến hành thanh tra, kiểm tra hoặc phúc tra những vụ việc thuộc phạm vi trách nhiệm của họ. Chỉđạo giải

quyết kịp thời những trường hợp thủ trưởng các cấp, các ngành chỉđạo hoặc

ra các quy định không phù hợp với chủ trương, chính sách, pháp luật của

Nhà nước về thanh tra, kiểm tra và giải quyết khiếu nại, tố cáo.

- Kiểm tra việc thực hiện các quy định của pháp luật và chế độ, chính sách của Nhà nước về công tác tổ chức và cán bộ thanh tra.

Nội dung kiểm tra về vấn đề này bao gồm kiểm tra xem các cấp, các ngành có thành lập các tổ chức Thanh tra đúng theo quy định của pháp luật

về thanh tra hay không, tổ chức Thanh tra nhà nước ở đơn vị đó được tổ

chức độc lập hay xen ghép với tổ chức khác; cơ cấu tổ chức thế nào; chức

năng nhiệm vụ được giao có đúng quy định không? Chất lượng cán bộ ra sao? Việc thực hiện chính sách, chế độ đối với cán bộ làm công tác thanh tra

như thế nào? Những đề xuất kiến nghị về công tác tổ chức và cán bộ của họ

(nếu có)…

- Kiểm tra việc thực hiện các yêu cầu, kết luận, kiến nghị quyết định

xử lý về thanh tra, quyết định giải quyết khiếu nại, tố cáo của các Đoàn thanh tra và các tổ chức Thanh tra nhà nước khi đơn vị được thanh tra. Xác

định trách nhiệm của các đơn vị được kiểm tra về việc không thực hiện, chậm thực hiện hoặc thực hiện không đến nơi đến chốn các yêu cầu, kết luận, kiến nghị, quyết định xử lý về thanh tra và quyết định giải quyết khiếu

nại, tố cáo.

Một phần của tài liệu Tài liệu THỰC TRẠNG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ CÔNG TÁC THANH TRA, NHỮNG VẤN ĐỀ CẦN TẬP TRUNG GIẢI QUYẾT ĐỂ TĂNG CƯỜNG HIỆU QUẢ QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ CÔNG TÁC THANH TRA. pdf (Trang 28 - 30)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(42 trang)