pháp, hoặc thực hiện các chủ trương, chính sách, chế độ, thể lệ quản lý nhà nước thuộc ngành hoặc lĩnh vực công tác của bộ.
Những nội dung quản lý nhà nước của bộ, cơ quan ngang bộ nêu ở
trên là những quy định có tính nguyên tắc thể hiện trong Nghị định 15/CP ngày 2/3/1993 của Chính phủ. Từ những nguyên tắc đó, các bộ, cơ quan ngang bộ phải căn cứ vào đặcđiểm quản lý của ngành, lĩnh vực do mình phụ
trách để trình Chính phủ quy định nhiệm vụ, trách nhiệm, quyền hạn quản lý nhà nước của bộ mình. Đối với chức năng quản lý nhà nước về công tác thanh tra đã được quy định tại Pháp lệnh Thanh tra ban hành ngày 1/4/1990. Tại Pháp lệnh này, chức năng quản lý nhà nước về công tác thanh tra của cơ
quan Thanh tra nhà nước bao gồm những nội dung chủ yếu sau:
- Xây dựng các dự án pháp luật về thanh tra và về công tác xét, giải
quyết khiếu nại, tố cáo để Chính phủ trình Uỷ ban thường vụ Quốc hội, Quốc hội ban hành hoặc tự ban hành theo thẩm quyền, hướng dẫn, kiểm tra các cấp các ngành, các tổ chức Thanh tra thực hiện.
- Chỉ đạo, hướng dẫn công tác, tổ chức, nghiệp vụ thanh tra đối với
các tổ chức Thanh tra; các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Uỷ ban nhân dân các cấp.
- Đình chỉ việc thi hành, sửa đổi hoặc bãi bỏ kiến nghị, quyết định
không đúng của các tổ chức Thanh tra nhà nước cấp dưới, yêu cầu Bộ
trưởng, thủ trưởng cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Uỷ
ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương đình chỉ việc thi hành, sửa đổi hoặc bãi bỏ quyếtđịnh không đúng về công tác thanh tra.
- Yêu cầu Bộ trưởng, thủ trưởng cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc
Chính phủ, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố tiến hành thanh tra hoặc phúc tra những việc thuộc phạmvi trách nhiệm của họ.
- Giải quyết những vấn đề chưa nhất trí giữa Thanh tra bộ, Thanh tra tỉnh với thủ trưởng cơ quan quản lý nhà nước cùng cấp về công tác thanh tra. - Xây dựng và tổ chức thực hiện kế hoạch hợp tác quốc tế vê công tác thanh tra.
Những nội dung quản lý nhà nước về thanh tra quy định tại Pháp lệnh
thanh tra được hướng dẫn thực hiện bằng các Nghị định 244//HĐBT, Nghị định 191//HĐBT và các văn bản thuộc thẩm quyền ban hành của Tổng
Thanh tra nhà nước hoặc văn bản liên ngành giữa Tổng Thanh tra nhà nước
với các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ.
Qua quá trình triển khai thực hiện chức năng quản lý nhà nước về
công tác thanh tra đã khẳng định vai trò của Tổng Thanh tra nhà nước, góp phần củng cố, tăng cường tổ chức, hoạt động thanh tra của các cấp, các ngành, đưa hoạt động thanh tra vào khuôn khổ pháp luật, phục vụ công cuộc đổi mớiđất nước.