4.3.2.1 Quá trình thu gom và cân bằng
Nước thải từ phân xưởng sản xuất theo ống dẫn chảy tự nhiên về mương
tách béo. Trong mương tách béo đặt song chắn rác với kích thước lỗ lọc 2mm để
tách các chất rắn lơ lửng và rác có kích thước lớn hơn 2mm ra khỏi nước thải. Từ mương tách béo nước thải tiếp tục chảy sang bể tiếp nhận. Từ bể tiếp nhận, nước
thải được 2 bơm WP-0201/02 luân phiên bơm qua thiết bị lược rác tinh lên bể cân
bằng. Thông thường trong quá trình sản xuất, lưu lượng nước thải trong các chu
kì khác nhau cũng khác nhau, do đó mục đích của việc xây dựng bể cân bằng là nhằm làm cho nước thải trước khi chảy vào hệ thống xử lý luôn luôn ổn định cả
về lưu lượng và nồng độ các chất ô nhiễm trong nước thải.
Để tránh quá trình lên men yếm khí tại bể điều hòa, không khí được luân
phiên sục vào từ các máy thổi khí AB-0301/02 thông qua 15 đĩa phân phối khí AD được đặt chìm dưới đáy bể.
Từ bể điều hòa, nước thải sẽ được 2 bơm WP-0301/02 bơm lên cụm thiết bị
tuyển nỗi áp lực.
4.3.2.2 Quá trình tuyển nổi áp lực
Do đặc thù sản xuất của xí nghiệp là trong nước thải có lẫn một lượng lớn
mỡ cá. Lượng mỡ này tồn tại trong nước thải dưới 2 dạng chính: một phần nổi
trên mặt nước, một phần tồn tại dưới dạng huyền phù (nhũ tương) lơ lửng trong
nguồn nước thải. Do tính chất như vậy nên lượng mỡ này không thể tách khỏi nước thải bằng phương pháp lắng thông thường. Trong trường hợp này phải chọn
giải pháp là dùng tuyển nổi áp lực.
Tuyển nổi là quá trình tách chất rắn ra khỏi nước thải. Quá trình tách được
thực hiện bằng việc tạo ra các hạt khí nhỏ ly ty trong nước thải. Các hạt khí này sẽ dính vào các chất rắn và trong quá trình đi lên sẽ đẩy các chất rắn này nổi lên trên mặt nước và chúng được lấy ra bằng máy gạt bọt bề mặt. Cụm thiết bị tuyển
nổi bao gồm:
- Bể tuyển nổi.
- Bình bão hòa khí.
- Bơm tạo áp WP-0501/02 - Máy nén khí ACOM-0501/02
- Máy gạt bọt bề mặt SK-0401
Để nâng cao hiệu suất của quá trình tuyển nổi đồng thời để tách một phần
lớn lượng máu cá hòa tan trong nước thải:
+ Dung dịch chất keo tụ được châm vào từ thiết bị pha chế thông qua bơm định lượng CP-1301.
+ Dung dịch chất tạo bông được châm vào từ thiết bị pha chế thông qua bơm định lượng CP-1401.
Sau khi thông qua thiết bị tuyển nổi nồng độ chất rắn lơ lửng trong nước
thải giảm 80-85%, nồng độ BOD giảm 20%.
4.3.2.3 Quá trình xử lý hiếu khi
Phương pháp xử lý sinh học áp dụng tại xí nghiệp là xử lý sinh học hiếu khí. Phương pháp hiếu khí có sử dụng bùn hoạt tính với sự tham gia của các vi khuẩn
hiếu khí sống lơ lửng. Các chất hữu cơ có hại cho môi trường sẽ được các vi
khuẩn hiếu khí chuyển hóa thành các chất vô cơ (CO2, H2O) vô hại.
Quá trình xử lý sinh học hiếu khí diễn ra tại bể AEROTANK. Tại bể
AEROTANK một lượng oxy thích hợp được đưa vào máy thổi khí AB-0601/02
thông qua 200 đĩa phân phối khí AD được đặt chìm dưới đáy bể.
Quá trình xử lý sinh học hiếu khí diễn ra tại bể AEROTANK được mô tả
bằng phương trình phản ứng sau:
C5H7NO2 + O2 + vi sinh vật CO2 + H2O + tế bào mới + năng lượng Trong đó C5H7NO2 biểu thị cho các hợp chất hưu cơ có mặt trong nước thải.
Bể lọc sinh học sẽ tách sinh khối vi sinh vật nhờ màng vi lọc, duy trì lượng bùn sinh trưởng lơ lững trong bể để giúp những phản ứng hóa học dễ diễn ra.
Mục đích của bể sinh học này là loại bỏ những chất hữu cơ hòa tan, chất khó
phân giải sinh học mà không cần dùng hóa chất.
4.3.2.4 Quá trình lắng lọc
Trong quá trình oxy hóa các chất hữu cơ trong bể, một lượng sinh khối được
tạo ra cùng với nước thải chảy tiếp sang bể lắng. Tại bể lắng, bùn sinh khối sinh ra được lắng xuống đáy, nước trong sau khi được lắng theo máng tràn chảy sang
bể keo và tạo bông.
+ Dung dịch chất keo tụ được châm vào từ thiết bị pha chế thông qua bơm định lượng CP-1302.
+ Dung dịch chất tạo bông được châm vào từ thiết bị pha chế thông qua bơm định lượng CP-1402
Từ bể tạo bông, nước thải được bơm WP-0801/02 bơm vào cụm thiết bị lọc
áp lực. Trong quá trình lọc, các cặn lơ lửng còn sót lại trong nước thải được giữ
lại trên bề mặt lớp vật liệu lọc. Nước trong sau khi lọc được chứa trong bể trung gian trước khi thải ra cống thoát nước ra sông Hậu.
Sau một thời gian, do lượng cặn trên bề mặt nhiều làm cản trở quá trình lọc (làm tăng áp lực lọc dẫn đến gây nguy hiểm và làm giảm lưu lượng nước thải xử
lý) nên phải tiến hành quá trình rửa lọc. Nước rửa lọc được lấy từ bể chứa nước
sạch được bơm WP-0801/02 bơm vào bể lọc theo chiều từ dưới lên, cặn trên bề
mặt lớp vật liệu lọc theo nước rửa lọc chảy về bể chứa bùn.
Bùn lắng trong bể lắng được đưa về hố chứa bùn. Phần lớn lượng bùn này
được 2 bơm SP-1101/02 luân phiên bơm quay trở về bể AEROTANK để tiếp tục
tham gia quá trình phản ứng và được gọi là bùn hoạt tính hồi lưu. Phần còn lại được gọi là bùn dư được bơm SP-1103 bơm sang bể tự hoại bùn.