Hệ thống máy thiết bị

Một phần của tài liệu khảo sát quy trình công nghệ chế biến cá tra (pangasianodon hypophthalmus) fillet đông iqf, hệ thống thiết bị sản xuất và hệ thống xử lý nước thải tại công ty cp xnk thủy sản an giang (agifish) (Trang 48)

4.2.1 Máy làm đá vẩy

4.2.1.1 Cấu tạo và nguyên lý hoạt động

Nguyên lý hoạt động

Tang trống cố định, dao gạt đá quay, nước cấp tạo đá được làm lạnh sơ bộ và

phun đều lên bề mặt tạo đá dạng tang trống, tại đây nước nước lạnh sẽ đông cứng

tạo thành một lớp đá bám đều trên bề mặt tang. Phần nước chưa đông sẽ quay về thùng nước qua hệ thống tái tuần hoàn, đảm bảo tất cả lượng nước cất sẽ tạo thành đá. Lớp đá bám trên bề mặt tang sẽ được hệ thống dao gạt tách ra và tạo thành đá vảy. Chú thích Cấu tạo 1. Dao cắt đá 2. Vành 2 lớp 3. Hộp nước inox 4. Tấm gạt nước 5. Vành chống tràn nước 6. Lớp cách nhiệt Hình 4.2 Máy làm đá vẩy

4.2.1.2 Ưu điểm và nhược điểm

Ưu điểm

 Hệ thống máy đá vảy không cần trang bị bể muối, hệ thống cẩu

chuyển, bể nhúng, bàn lật, kho chứa đá và máy xay đá nên giá thành khá thấp.

 Thời gian làm đá ngắn.

 Đảm bảo vệ sinh và chủ động trong sản xuất. Các khâu sản xuất và bảo

quản đá điều được tiến hành rất đảm bảo yêu cầu vệ sinh, nên chất lượng đá rất

Nhược điểm

 Vì có dạng vảy, kích cỡ nhỏ nên chỉ được sử dụng tại chổ là chủ yếu,

khó vận chuyển đi xa và bảo quản lâu ngày.

 Cối tạo đá vảy là thiết bị khó chế tạo, giá tương đối cao.

 Phạm vi sử dụng: chủ yếu dùng bảo quản thực phẩm trong dây chuyền

công nghệ tại các xí nghiệp chế biến thực phẩm.

4.2.2 Máy lạng da

4.2.2.1 Cấu tạo và nguyên lý hoạt động

Nguyên lý hoạt động:

Nhấn nút ON khởi động máy, sau đó đưa miếng fillet lên bệ nguyên liệu, đặt

phần da đuôi về phía trục cuốn nguyên liệu và lưỡi dao, do trục cuốn quay liên tục miếng cá fillet được kéo theo lưỡi dao, phần da được tách ra khỏi phần thịt và nằm ở phía dưới lưỡi dao. Cần điều khiển để đièu khiển lưỡi dao cho phù hợp,

không quá sát cũng không quá hở với trục cuốn.

Cấu tạo Chú thích:

1. Lưỡi dao

2. Trục cuốn nguyên lieu 3. Bể đưa nguyên liệu

4. Công tắc điện

5. Cần điều khiển lưỡi dao lên xuống

6. Cần đạp để khởi động máy (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Hình 4.3. Máy lạng da

4.2.2.2 Ưu điểm và nhược điểm

Ưu điểm:

 Thời gian lạng da ngắn, tốc độ nhanh, năng suất cao.

 Dễ làm vệ sinh, tháo lắp và bảo dưỡng.

Nhược điểm:

 Lưỡi dao bén, dễ gặp nguy hiểm.

 Giá thành cao.

4.2.3 Máy ngâm quay tăng trọng 4.2.3.1 Cấu tạo và nguyên lý hoạt động 4.2.3.1 Cấu tạo và nguyên lý hoạt động

Cấu tạo

1. Thùng quay 2. Dây xích kéo 3. Motor

4. Cửa tiếp nhận nguyên liệu và cửa đổ bán thành phẩm ra.

Hình 4.4 Máy quay tăng trọng

Nguyên lý hoạt động

Cần vệ sinh trước khi khởi động máy, cho nguyên liệu vào và cho hỗn hợp

hoá chất vào vừa với bề mặt nguyên liệu rồi cho motor hoạt động, khi đó motor sẽ

kéo thùng quay theo chiều kim đồng hồ, nguyên liệu với hóa chất bên trong thùng cũng được đảo trộn theo kiểu đổ tràng qua các học đã được ngăn bên trong khoang của thùng. Khi đủ thời gian yêu cầu, tắt máy, hiệu chỉnh cho máy quay ngược lại, nước sẽ thoát ra ngoài bằng lỗ thoát nước và nguyên liệu được đổ theo

từng nhóm, liên tục cho đến hết.

4.2.3.2 Ưu điểm và nhược điểm

Ưu điểm

 Điều chỉnh được tốc độ vòng quay và thời gian quay, giúp bán thành phẩm sáng và đẹp hơn.

 Nhìn thấy được sản phẩm trong lúc quay, có thể biết được sản phẩm đạt yêu cầu chưa.

Nhược điểm

 Chi phí đầu tư cao.

 Chiếm nhiều diện tích, khó vận chuyển.

4.2.4 Máy phân cỡ, phân loại 4.2.4.1 Nguyên lý hoạt động 4.2.4.1 Nguyên lý hoạt động

Máy hoạt động nhờ vào bộ phận

cảm biến và con mắt điện tử. Công

nhân cho từng miếng cá đã được phân

cỡ sơ bộ vào băng chuyền, băng chuyền (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

chạy chuyển cá qua bàn cân phân tích, dữ liệu cần thiết sẽ được chuyển đến

các thanh gạt đã được chọn sẵn kích cỡ,

thanh gạt sẽ đưa ra đón lấy miếng cá có

kích cỡ đúng như quy định. Mỗi cỡ có 1

rổ đựng riêng, những miếng cá ngoài kích cỡ sẽ chạy thẳng xuống đầu băng

chuyền, có một rổ được đặt ở đó.

Hình 4.5 Máy phân cỡ

4.2.4.2 Ưu điểm và nhược điểm

Ưu điểm

 Không yêu cầu công nhân vận hành có kinh nghiệm.

 Dễ tháo gỡ vệ sinh.

 Tốc độ phân cỡ nhanh, độ chính xác cao.

Nhược điểm

 Giá thành cao.

 Do thiết bị được điều khiển bằng cảm ứng nên dễ bị chạm mạch dẫn đến phân sai cỡ cá.

4.2.5 Băng chuyền cấp đông IQF 4.2.5.1 Cấu tạo và nguyên lý hoạt động 4.2.5.1 Cấu tạo và nguyên lý hoạt động

Cấu tạo:

Hình 4.6 Băng chuyền cấp đông IQF

Chú thích:

1. Băng tải inox

2. Bộ phận dẫn động băng tải (bị động)

3. Dàn lạnh phía trước

4. Bồn chứa dung dịch tuần hoàn

5. Bộ phận dẫn động băng tải (chủ động)

6. Bộ phận rửa băng tải

7. Panel cách nhiệt

8. Bồn cô đặc dung dịch

9. Bồn chứa dung dịch phụ

Nguyên lý cấp đông:

Khi cấp đông, sản phẩm được đặt trên băng tải inox, được làm lạnh từ hai phía trên và dưới. Phía trên quạt thổi lên bề mặt sản phẩm, phía dưới được làm lạnh nhờ những tấm lắc này trao đổi nhiệt với lớp màng mỏng, dịch tải lạnh nằm (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

giữa tấm lắc và băng tải inox. Lớp màng mỏng có chức năng trao đổi nhiệt với băng tải và ngăn ngừa sự mài mòn giữa băng tải inox và tấm lắc.

4.2.5.2 Ưu điểm và nhược điểm

Ưu điểm

 Thời gian làm lạnh ngắn.

 Năng suất cao, sản phẩm đạt chất lượng cao.

Nhược điểm:

 Chi phí cao.

 Chiếm nhiều diện tích và khó di chuyển.

4.2.6 Máy soi ký sinh trùng

Mặt bàn được làm bằng meca màu sáng, bên dưới bàn có hệ thống đèn Neon.

Dùng để phát hiện những con cá bị

nhiệm ký sinh trùng, công nhân có thể phát

hiện dễ dàng những con cá bị nhiễm ký

sinh một cách dễ dàng nhờ hệ thống đèn ở bên dưới.

Hình 4.7 Bàn soi ký sinh trùng

Nhận xét

Hệ thống máy thiết bị được sử dụng trong công ty là những thiết bị hiện đại,

có công suất cao, đạt chất lượng và được thường xuyên bảo trì sửa chữa nên giúp cho quá trình sản xuất diễn ra thuận lợi hơn.

Đội ngũ kỹ thuật chuyên nghiệp, làm việc lâu năm nên có nhiều kinh

nghiệm nên có phương pháp xử lý phù hợp khi có sự cố xảy, đảm bảo quá trình sản xuất được thông suốt.

Bên cạnh đó vẫn có một số máy thiết bị do công ty tự thiết kế giúp công ty

4.3 Hệ thống xử lý nước thải

4.3.1 Sơ đồ hệ thống xử lý nước thải

Ghi chú:

Đường nước thải Đường bùn

Đường hóa chất Đường khí

Đường nước tách pha Đường nước cất Nước thải đầu vào Mương tách béo Bể tiếp nhận Bể điều hòa Bể tạo bông Bể Aerotank Bể Anoxic Bể tuyển nổi Bể lọc sinh học Bể trung gian Bể lắng Bể khử trùng Bể lọc áp lực Nước thải đầu ra Bể chứa bùn Máy ép bùn Oxy Bồn tạo áp Chlorine Bùn khô Thiết bị lược rác tinh Oxy Polymer Alum Nước cất Nước tách pha Hình 4.8 Sơ đồ hệ thống xử lý nước thải

4.3.2 Thuyết minh quy trình hệ thống xử lý nước thải 4.3.2.1 Quá trình thu gom và cân bằng 4.3.2.1 Quá trình thu gom và cân bằng

Nước thải từ phân xưởng sản xuất theo ống dẫn chảy tự nhiên về mương

tách béo. Trong mương tách béo đặt song chắn rác với kích thước lỗ lọc 2mm để (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

tách các chất rắn lơ lửng và rác có kích thước lớn hơn 2mm ra khỏi nước thải. Từ mương tách béo nước thải tiếp tục chảy sang bể tiếp nhận. Từ bể tiếp nhận, nước

thải được 2 bơm WP-0201/02 luân phiên bơm qua thiết bị lược rác tinh lên bể cân

bằng. Thông thường trong quá trình sản xuất, lưu lượng nước thải trong các chu

kì khác nhau cũng khác nhau, do đó mục đích của việc xây dựng bể cân bằng là nhằm làm cho nước thải trước khi chảy vào hệ thống xử lý luôn luôn ổn định cả

về lưu lượng và nồng độ các chất ô nhiễm trong nước thải.

Để tránh quá trình lên men yếm khí tại bể điều hòa, không khí được luân

phiên sục vào từ các máy thổi khí AB-0301/02 thông qua 15 đĩa phân phối khí AD được đặt chìm dưới đáy bể.

Từ bể điều hòa, nước thải sẽ được 2 bơm WP-0301/02 bơm lên cụm thiết bị

tuyển nỗi áp lực.

4.3.2.2 Quá trình tuyển nổi áp lực

Do đặc thù sản xuất của xí nghiệp là trong nước thải có lẫn một lượng lớn

mỡ cá. Lượng mỡ này tồn tại trong nước thải dưới 2 dạng chính: một phần nổi

trên mặt nước, một phần tồn tại dưới dạng huyền phù (nhũ tương) lơ lửng trong

nguồn nước thải. Do tính chất như vậy nên lượng mỡ này không thể tách khỏi nước thải bằng phương pháp lắng thông thường. Trong trường hợp này phải chọn

giải pháp là dùng tuyển nổi áp lực.

Tuyển nổi là quá trình tách chất rắn ra khỏi nước thải. Quá trình tách được

thực hiện bằng việc tạo ra các hạt khí nhỏ ly ty trong nước thải. Các hạt khí này sẽ dính vào các chất rắn và trong quá trình đi lên sẽ đẩy các chất rắn này nổi lên trên mặt nước và chúng được lấy ra bằng máy gạt bọt bề mặt. Cụm thiết bị tuyển

nổi bao gồm:

- Bể tuyển nổi.

- Bình bão hòa khí.

- Bơm tạo áp WP-0501/02 - Máy nén khí ACOM-0501/02

- Máy gạt bọt bề mặt SK-0401

Để nâng cao hiệu suất của quá trình tuyển nổi đồng thời để tách một phần

lớn lượng máu cá hòa tan trong nước thải:

+ Dung dịch chất keo tụ được châm vào từ thiết bị pha chế thông qua bơm định lượng CP-1301.

+ Dung dịch chất tạo bông được châm vào từ thiết bị pha chế thông qua bơm định lượng CP-1401.

Sau khi thông qua thiết bị tuyển nổi nồng độ chất rắn lơ lửng trong nước

thải giảm 80-85%, nồng độ BOD giảm 20%.

4.3.2.3 Quá trình xử lý hiếu khi

Phương pháp xử lý sinh học áp dụng tại xí nghiệp là xử lý sinh học hiếu khí. Phương pháp hiếu khí có sử dụng bùn hoạt tính với sự tham gia của các vi khuẩn (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

hiếu khí sống lơ lửng. Các chất hữu cơ có hại cho môi trường sẽ được các vi

khuẩn hiếu khí chuyển hóa thành các chất vô cơ (CO2, H2O) vô hại.

Quá trình xử lý sinh học hiếu khí diễn ra tại bể AEROTANK. Tại bể

AEROTANK một lượng oxy thích hợp được đưa vào máy thổi khí AB-0601/02

thông qua 200 đĩa phân phối khí AD được đặt chìm dưới đáy bể.

Quá trình xử lý sinh học hiếu khí diễn ra tại bể AEROTANK được mô tả

bằng phương trình phản ứng sau:

C5H7NO2 + O2 + vi sinh vật  CO2 + H2O + tế bào mới + năng lượng Trong đó C5H7NO2 biểu thị cho các hợp chất hưu cơ có mặt trong nước thải.

Bể lọc sinh học sẽ tách sinh khối vi sinh vật nhờ màng vi lọc, duy trì lượng bùn sinh trưởng lơ lững trong bể để giúp những phản ứng hóa học dễ diễn ra.

Mục đích của bể sinh học này là loại bỏ những chất hữu cơ hòa tan, chất khó

phân giải sinh học mà không cần dùng hóa chất.

4.3.2.4 Quá trình lắng lọc

Trong quá trình oxy hóa các chất hữu cơ trong bể, một lượng sinh khối được

tạo ra cùng với nước thải chảy tiếp sang bể lắng. Tại bể lắng, bùn sinh khối sinh ra được lắng xuống đáy, nước trong sau khi được lắng theo máng tràn chảy sang

bể keo và tạo bông.

+ Dung dịch chất keo tụ được châm vào từ thiết bị pha chế thông qua bơm định lượng CP-1302.

+ Dung dịch chất tạo bông được châm vào từ thiết bị pha chế thông qua bơm định lượng CP-1402

Từ bể tạo bông, nước thải được bơm WP-0801/02 bơm vào cụm thiết bị lọc

áp lực. Trong quá trình lọc, các cặn lơ lửng còn sót lại trong nước thải được giữ

lại trên bề mặt lớp vật liệu lọc. Nước trong sau khi lọc được chứa trong bể trung gian trước khi thải ra cống thoát nước ra sông Hậu.

Sau một thời gian, do lượng cặn trên bề mặt nhiều làm cản trở quá trình lọc (làm tăng áp lực lọc dẫn đến gây nguy hiểm và làm giảm lưu lượng nước thải xử

lý) nên phải tiến hành quá trình rửa lọc. Nước rửa lọc được lấy từ bể chứa nước

sạch được bơm WP-0801/02 bơm vào bể lọc theo chiều từ dưới lên, cặn trên bề

mặt lớp vật liệu lọc theo nước rửa lọc chảy về bể chứa bùn.

Bùn lắng trong bể lắng được đưa về hố chứa bùn. Phần lớn lượng bùn này

được 2 bơm SP-1101/02 luân phiên bơm quay trở về bể AEROTANK để tiếp tục

tham gia quá trình phản ứng và được gọi là bùn hoạt tính hồi lưu. Phần còn lại được gọi là bùn dư được bơm SP-1103 bơm sang bể tự hoại bùn.

4.3.3 Đánh giá hiệu quả xử lý nước thải

Kết quả phân tích nước thải của công ty được trình bày ở bảng 4.1

Bảng 4.1 Kết quả phân tích nước thải (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Tên mẫu TT Chỉ tiêu phân tích ĐVT NT 218 NT 223 NT 224 Cmax(QCVN 11:2008/BT NMT Cột A) 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 pH TSS COD BOD5(20oC) Tổng Nitơ N-NH4+ Tổng Phospho Dầu mỡ ĐTV Clo dư Tổng Coliforms Lưu lượng thải

- mg/l mgO2/l mgO2/l mg/l mg/l mg/l mg/l mg/l MNP/100ml m3/ngày đêm 6,90 121 1370 1086 38 21,70 174,50 46,40 KPH 1,1x107 630 6,59 5 9 10 0,5 KPH 0,10 5,40 0,07 KPH 610 6,60 3 12 8 0,6 KPH 0,07 4,80 0,04 KPH 610 6:9 60 60 36 36 12 KQĐ 12 1,2 3000 KQĐ

Ghi chú

 NT 288: nước thải đầu vào của hệ thống xử lý xí nghiệp đông lạnh 7.

 NT 223: nước thải đầu ra của hệ thống xử lý xí nghiệp đông lạnh 7.

 NT 224: nước thải tại điểm tiếp giáp cống công cộng xí nghiệp đông

lạnh 7.

Nhận xét

Nước thải đầu vào của hệ thống xử lý nước thải xí nghiệp đông lạnh 7 bao

gồm các chỉ tiêu giám sát pH, tổng Phospho, Clo dư đều đạt. Riêng chỉ tiêu TSS gấp 2,01 lần, COD gấp 22,3 lần, BOD5 gấp 30,16 lần, tổng Nitơ gấp 1,05 lần, N- NH4+ gấp 1,08 lần, dầu mỡ ĐTV gấp 3,86 lần và Coliforms gấp 3666 so với

QCVN 11:2008/BTNMT.

Nước thải đầu ra hệ thống xử lý nước thải xí nghiệp đông lạnh 7 và nước

thải tại điểm tiếp giáp công cộng xí nghiệp đông lạnh 7 các chỉ tiêu giám sát pH, TSS, COD, BOD5, tổng Nitơ, tổng Phospho, N-NH4+, Clo dư, dầu mỡ ĐTV, và

Coliforms đều đạt so với QCVN 11:2008/BTNMT.

Tóm lại, hệ thống xử lý nước thải công suất 1200m3/ngày đêm của Công ty

CP XNK Thủy sản Agifish AG được thiết kế và xây dựng phù hợp với mặt bằng

chung của Công ty. Công suất xử lý nước thải là gấp đôi so với nhu cầu xử lý

thực tế giúp hệ thống vận hành dễ dàng, không gặp phải tình trạng quá tải khi hệ

thống cần sửa chữa. Hệ thống xử lý nước thải được xây dựng là tiên tiến nhất, nước thải đầu ra là đạt yêu cầu so với QCVN 11:2008/BTNMT.

CHƯƠNG 5 KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT 5.1 Kết luận

Công ty có vị trí giao thông thuận lợi cho việc vận chuyển nguyên liệu cũng như là vận chuyển sản phẩm. Công ty có diện tích khá rộng nên thuận lợi cho việc

sản xuất, thiết kế bố trí nhà xưởng và kho chứa. Cách bố trí dây chuyền chế biến

Một phần của tài liệu khảo sát quy trình công nghệ chế biến cá tra (pangasianodon hypophthalmus) fillet đông iqf, hệ thống thiết bị sản xuất và hệ thống xử lý nước thải tại công ty cp xnk thủy sản an giang (agifish) (Trang 48)