0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (65 trang)

Tình hình hoạt động của viên chức cả nước

Một phần của tài liệu QUY TRÌNH XỬ LÝ KỶ LUẬT VIÊN CHỨC – LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN (Trang 45 -48 )

5. Kết cấu đề tài

3.1.1. Tình hình hoạt động của viên chức cả nước

Trong những năm qua, sự nghiệp đổi mới đất nước tiếp tục đạt được những thành tựu quan trọng. Kinh tế phát triển đạt mức tăng trưởng khá; đời sống nhân dân từng bước được cải thiện; chính trị ổn định, an ninh, quốc phòng được đảm bảo; quan hệ đối ngoại được mở rộng, vị thế nước ta ngày càng được nâng cao trên trường quốc tế. Công cuộc cải cách tư pháp, cải cách hành chính, chống tham nhũng, lãng phí bước đầu có những chuyển biến tích cực. Trong bối cảnh chung đó, đội ngũ viên chức trong các đơn vị sự nghiệp công lập cũng có sự phát triển cả về số lượng và chất lượng.

Qua hơn 10 năm thực hiện Pháp lệnh cán bộ , công chức , đội ngũ viên chức đã được nâng cao và phát triển về số lượng , chất lượng, từng bước đáp ứng yêu cầu và đòi hỏi ngày càng cao của nhân dân . Tính đến thời điểm năm 2009, tổng số viên chức của các đơn vị sự nghiệp công lập là vào khoảng 1.657.470 người, làm việc trong 52.241 (năm mươi hai nghìn hai trăm bốn mươi mốt) đơn vị sự nghiệp từ Trung ương đến cấp

huyện.33Ở trung ương có 11.995 người làm việc trong 1.286 đơn vị sự nghiệp công lập. Ở

địa phương có 1.545.475 người làm việc trong 50.975 đơn vị sự nghiệp công lập. Có thể thấy, viên chức chủ yếu tập trung ở địa phương.

Theo báo cáo của Bộ nội vụ về thể chế quản lý viên chức và đội ngũ viên chức trong các đơn vị sự nghiệp công lập thì tính đến năm 2009 nước ta có 52.241 đơn vị sự nghiệp công lập. Trong đó, lĩnh vực giáo dục có 36.637 đơn vị, lĩnh vực y tế có 7.151 đơn vị còn lại là các lĩnh vực khác như khoa học, công nghệ, văn hóa, thể dục thể thao, v.v.. Các đơn vị sự nghiệp công lập đóng vai trò chủ đạo trong việc cung cấp những dịch vụ công thiết yếu cho xã hội trên hầu hết các lĩnh vực.

Số lượng viên chức cả nước năm 2009:34

Theo cơ cấu: Nữ giới có khoảng 1.018.764 người làm việc trong các lĩnh vực như y tế, giáo dục và đào tạo, khoa học và công nghệ, văn hóa, thể dục thể thao,v.v.. Viên chức là dân tộc có khoảng 130.623 người và đảng viên chiếm khoảng 486.341 người.

33 Xem thêm: Đề cương giới thiệu Luật viên chức, trang thông tin về phổ biến giáo dục pháp luật của Bộ tư pháp, http://moj.gov.vn/pbgdpl/Lists/DeCuongVanBan/View_Detail.aspx?ItemId=109, [truy cập ngày 13/9/2014].

34

Th.S Lê Minh Hương, PVT Vụ CCVC, Bộ Nội vụ: một số vấn đề về viên chức và Luật viên chức http://www.vnuhcm.edu.vn/Resources%5CDocument%5Ctccb%5CtailieuonthiCVC2%5CGioithieuLuatVi%C3%A AnchucCCVC.ppt, [truy cập ngày 13/9/2014].

Như vậy, có thể thấy viên chức nữ chiếm số lượng nhiều hơn viên chức nam, thành phần viên chức không chỉ có dân tộc kinh mà còn có rất nhiều dân tộc thiểu số khác cụ thể viên chức là người dân tộc năm 2009 có khoảng 130.623(một trăm ba chục nghìn sáu trăm hai mươi ba) người.

Theo độ tuổi: Dưới 30 tuổi có khoảng 477.104 người, từ 30 – 50 tuổi có khoảng 958.675 người và trên 50 tuổi có khoảng 167.418 người. Qua số liệu thống kê số lượng viên chức theo độ tuổi ta thấy viên chức chủ yếu nằm ở độ tuổi từ 30 – 50 tuổi, kế đến là dưới 30 tuổi và ít nhất là trên 50 tuổi. Báo cáo giám sát “Việc thực hiện chính sách, pháp luật trong công tác tuyển dụng, đào tạo, bổ nhiệm đối với đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức” của Uỷ ban thường vụ gửi Quốc hội mới đây cho biết. Việc tuyển dụng viên chức trong 03 năm (2010 – 2012) tăng lên rất nhanh. Số viên chức nghỉ chế độ, chính sách trong 03 năm đó là hơn 63.000 người, số tuyển mới là hơn 263.000 người bằng 18,2% so với tổng số viên chức.35 Theo báo cáo của Chính phủ, đến hết ngày 31/12/2012, Việt Nam có gần 1,7 triệu viên chức, báo cáo cho biết trong 03 năm từ 2010 – 2013, tại 63 tỉnh, thành phố đã bổ nhiệm 31.694 cán bộ, công chức, viên chức quản lý đồng thời biểu dương một số địa phương tổ chức thí điểm thi tuyển lãnh đạo, quản lý cấp sở, cấp phòng.36 Có thể nói, số lượng viên chức của nước ta ngày càng tăng qua các năm, kịp thời đáp ứng được nhu cầu, đòi hỏi ngày càng cao của nhân dân. Viên chức tăng là do việc thành lập mới, nâng cấp các trường đại học, trung cấp, dạy nghề; do thành lập mới bệnh viện, các đơn vị sự nghiệp công lập khác để phù hợp với nh cầu phát triển của từng địa phương.

Chất lượng đội ngũ viên chức: tính đến ngày 31/12/2012 cả nước có 1.699.288 viên chức. Trong đó, có 12.199 tiến sĩ (chiếm 0,7%), 70.923 thạc sĩ (chiếm 4,2%),

731.506 cử nhân đại học (chiếm 43%).37 Trình độ chuyên môn nghiệp vụ của viên chức

là không đồng đều, cụ thể là trình độ tiến sĩ chỉ chiếm 0,7%, thạc sĩ chiếm 4,2%, con số này còn thấp. Nhìn chung chất lượng đội ngũ viên chức như vậy cũng đã khá cao, chiếm khoảng một nữa là trình độ đại học. Trong những năm qua, công tác đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ viên chức ngày càng phát triển. Viên chức đã được đào tạo, rèn luyện qua thực tiễn công tác, tận tụy với công việc, luôn tin tưởng và góp sức mình vào sự nghiệp đổi mới của đất nước. Hầu hết đều có ý thức phấn đấu học tập nâng cao trình độ mọi mặt, tiếp thu những kiến thức mới về quản lý, về khoa học công nghệ, vươn lên hoàn thành nhiệm vụ được giao. Tuy nhiên, vẫn còn một bộ phận viên chức có trình độ hạn chế, hiệu

35 Xem thêm: Việt Anh: Số lượng công chức tăng lên rất nhanh, http://cafef.vn/kinh-te-vi-mo-dau-tu/so-luong-cong- chuc-tang-len-rat-nhanh-201310280902322101ca33.chn, [truy cập ngày 14/9/2014].

36

Tuấn Ngọc: Việt Nam có gần 1,7 triệu viên chức, http://motthegioi.vn/xa-hoi/viet-nam-co-gan-17-trieu-vien-chuc- 6712.html, [truy cập ngày 17/9/2014].

37 Xem thêm: Trần Bình: Chất lượng công chức, viên chức: Bao giờ vị trí, trình độ, năng lực tương xứng?,

quả công tác thấp, thái độ, tinh thần, trách nhiệm chưa cao, còn vi phạm nội qui, kỷ luật lao động.

Các lĩnh vực hoạt động chủ yếu của viên chức: giáo dục và đào tạo, y tế, khoa học và công nghệ, văn hóa, thể dục, thể thao, du lịch, v.v.. hoạt động của viên chức chủ yếu đáp ứng các nhu cầu về chăm sóc sức khỏe, giáo dục, thông tin, v.v.. Những hoạt động này đòi hỏi tính chuyên môn, nghiệp vụ rất cao và không thể dễ dàng bị thay thế. Có thể nói, về cơ bản, đội ngũ viên chức có ý thức chính trị, phẩm chất đạo đức tốt; hầu hết đều tận tụy với nghề, cần cù, chịu thương, chịu khó; có tinh thần trách nhiệm cao, sáng tạo.

Viên chức chiếm số lượng nhiều nhất là trong lĩnh vực giáo dục, kế tiếp là lĩnh vực y tế. Số lượng viên chức trong các ngành giáo dục và y tế được tuyển dụng cũng chiếm số lượng nhiều nhất trong những năm trở lại đây. Đây cũng là những đơn vị mang đầy đủ những nét tiêu biểu của hoạt động tuyển dụng, sử dụng và quản lý viên chức trong các đơn vị sự nghiệp công lập. Các đơn vị sự nghiệp công lập có điều kiện kinh tế - xã hội phát triển thường dễ dàng hơn trong việc tuyển dụng viên chức ở các đơn vị sự nghiệp công lập có điều kiện khó khăn. Nguồn nhân lực có xu hướng tập trung tại các địa bàn phát triển về kinh tế, thuận lợi về sinh hoạt nên việc thu hút ứng viên dự tuyển dễ dàng hơn. Trong khi đó, các đơn vị đóng ở khu vực có điều kiện kinh tế - xã hội chậm phát triển, vùng sâu, vùng xa thường xảy ra tình trạng thiếu viên chức, có đơn vị trong nhiều năm không tuyển đủ chỉ tiêu. Ví dụ: trong lĩnh vực y tế, khu vực thành thị chỉ chiếm 27,4% dân số cả nước nhưng chiếm 82% dược sĩ đại học, 59% bác sĩ, 22% điều dưỡng.38

Theo báo cáo của Tổng cục thống kê: kết quả điều tra năm 2012 cho thấy: cả nước có 112 bệnh viện tuyến trung ương và bộ/ngành, chiếm hơn 10% số bệnh viện của cả nước, trong đó gần ½ số bệnh viện đóng tại Hà Nội; tuyến tỉnh thuộc khối hành chính, sự nghiệp gồm 358 bệnh viện (chiếm 34% tổng số), trung bình mỗi tỉnh khoảng 6 bệnh viện. Tuy nhiên sự phân bố số lượng bệnh viện là không đều do sự khác biệt về địa lý và qui mô dân số, chủ yếu tập trung ở các thành phố lớn, đông dân. Tính đến năm 2012, toàn quốc có 73.012 bác sĩ có trình độ đại học trở lên, bình quân hàng năm tăng 6,5%, trong đó số bác sĩ có trình độ thạc sĩ và tiến sĩ là 7.720 người, bình quân hàng năm tăng gần 9% trong giai đoạn 2007-2012.

Tuy nhiên, tỷ lệ cán bộ y tế có trình độ từ đại học trở lên (27,61%) thấp hơn nhiều so với trình độ lao động chung của khối hành chính, sự nghiệp (50,67%), điều này thể hiện tính đặc thù của ngành y: nhiều công việc liên quan trực tiếp đến hoạt động khám, chữa bệnh và chăm sóc sức khỏe cộng đồng không yêu cầu lao động phải được đào tạo ở

38 Xem thêm: Luận văn tuyển dụng viên chức tại các đơn vị sự nghiệp công lập, http://doc.edu.vn/tai-lieu/luan-van- tuyen-dung-vien-chuc-tai-cac-don-vi-su-nghiep-cong-lap-o-nuoc-ta-hien-nay-39398/, [truy cập ngày 16/9/2014].

trình độ cao.39Tại thời điểm đầu năm học 2011-2012, cả nước có 13.384 trường Mẫu giáo, tăng 706 trường so với năm học trước; 15.337 trường Tiểu học, tăng 95 trường; 10.243 trường Trung học cơ sở, tăng 100 trường và 2.433 trường Trung học phổ thông, tăng 145 trường. Số giáo viên của các cấp học cũng tăng so với năm học 2010-2011, trong đó giáo viên Mẫu giáo là 181.900 người, tăng 15,5%; giáo viên phổ thông trực tiếp giảng dạy là 829.600 người, tăng 1,4% bao gồm: 366.000 giáo viên Tiểu học, tăng 2%; 313.500 giáo viên Trung học cơ sở, tăng 0,3%; 150.100 giáo viên Trung học phổ thông, tăng 2,3%.

Về việc làm và đời sống: Những kết quả của quá trình đổi mới và phát triển đất nước đã tác động không nhỏ đến việc làm và đời sống của đội ngũ viên chức, ví dụ như: tiền lương và thu nhập được tăng lên, điều kiện làm việc của các cơ quan, đơn vị trong những năm gần đây được trang bị đầy đủ và tốt hơn. Tuy nhiên, một bộ phận viên chức có đời sống còn khó khăn, thiếu thốn.

Nhìn chung, trong những năm qua, đội ngũ viên chức đã chấp hành tốt kỷ luật, đại bộ phận viên chức đều có tư tưởng vững vàng, an tâm hoạt động nghề nghiệp, luôn duy trì sự đoàn kết nhất trí nội bộ, hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao, có trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, kỷ năng làm việc và hiệu quả công việc khá cao.

Một phần của tài liệu QUY TRÌNH XỬ LÝ KỶ LUẬT VIÊN CHỨC – LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN (Trang 45 -48 )

×