0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (65 trang)

Thời hiệu xử lý kỷ luật viên chức

Một phần của tài liệu QUY TRÌNH XỬ LÝ KỶ LUẬT VIÊN CHỨC – LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN (Trang 33 -34 )

5. Kết cấu đề tài

2.3.1. Thời hiệu xử lý kỷ luật viên chức

Thời hiệu là một thực ngữ pháp lý dùng để chỉ khoảng thời gian do pháp luật quy định mà nếu quá thời hạn này thì chủ thể không được thực hiện một quyền nào đó hoặc chấm dứt hiệu lực thi hành của một quyết định nào đó.

Ví dụ như: Hết thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự thì người phạm tội không bị truy cứu trác nhiệm hình sự hoặc nếu hết thời hiệu thi hành bản án thì người bị kết án không phải chấp hành bản án đã tuyên.

Khái niệm thời hiệu xử lý kỷ luật viên chức: theo Khoản 1, Điều 53, Luật viên chức năm 2010 thì “thời hiệu xử lý kỷ luật viên chức là thời hạn do Luật viên chức quy định mà khi hết thời hạn đó thì viên chức có hành vi vi phạm không bị xem xét xử lý kỷ luật.”26

Khoản 1, Điều 7, Nghị định số 27/2012/NĐ-CP của Chính phủ quy định về xử lý kỷ luật viên chức và trách nhiệm bồi thường, hoàn trả của viên chức quy định thời hiệu xử lý kỷ luật viên chức là 24 tháng, kể từ thời điểm viên chức có hành vi vi phạm pháp luật cho đến thời điểm người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập có thẩm quyền ra thông báo bằng văn bản về việc xem xét xử lý kỷ luật.

25 Khoản 1 Điều 161, Bộ luật Dân sự năm 2005.

Khi phát hiện hành vi vi phạm pháp luật của viên chức, người đứng đầu đơn vị sự nghiệp có thẩm quyền xử lý kỷ luật quy định tại Điều 14, Nghị định số 27/2012/NĐ-CP của Chính phủ quy định về việc xử lý kỷ luật viên chức và trách nhiệm bồi thường, hoàn trả của viên chức phải ra thông báo bằng văn bản về việc xem xét xử lý kỷ luật. Thông báo phải nêu rõ thời điểm viên chức có hành vi vi phạm pháp luật, thời điểm phát hiện viên chức có hành vi vi phạm pháp luật và thời hạn xử lý kỷ luật.

Ví dụ: Tháng 5 năm 2011 viên chức A có hành vi sử dụng tài sản của đơn vị sự

nghiệp công lập trái với quy định của pháp luật. Đến tháng 8 năm 2013, người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập có thẩm quyền ra thông báo bằng văn bản về việc xem xét xử lý kỷ luật đối với viên chức A. Trong trường hợp này, đã hết thời hiệu xử lý kỷ luật đối với A.

Một phần của tài liệu QUY TRÌNH XỬ LÝ KỶ LUẬT VIÊN CHỨC – LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN (Trang 33 -34 )

×