0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (65 trang)

Tổ chức họp kiểm điểm viên chức có hành vi vi phạm

Một phần của tài liệu QUY TRÌNH XỬ LÝ KỶ LUẬT VIÊN CHỨC – LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN (Trang 37 -38 )

5. Kết cấu đề tài

2.5.1. Tổ chức họp kiểm điểm viên chức có hành vi vi phạm

Tổ chức họp kiểm điểm viên chức có hành vi vi phạm là bước đầu tiên trong quy trình xử lý kỷ luật viên chức, việc tổ chức họp kiểm điểm viên chức có hành vi vi phạm pháp luật có ý nghĩa vô cùng quan trọng đối với quy trình xử lý kỷ luật viên chức, nó là cơ sở của quá trình xử lý kỷ luật. Việc tổ chức họp kiểm điểm viên chức có hành vi vi phạm pháp luật phải tuân theo những quy định tại Nghị định số 27/2012/NĐ-CP của Chính phủ quy định về việc xử lý kỷ luật viên chức và trách nhiệm bồi thường, hoàn trả của viên chức.

Trước tiên, bộ phận tổ chức của đơn vị sự nghiệp công lập yêu cầu viên chức vi phạm kỷ luật viết bản tự kiểm điểm để viên chức có thể nêu ra những sai lầm của mình, rút kinh nghiệm, ý thức khắc phục, sửa chữa và tự nhận hình thức kỷ luật. Sau đó, họp kiểm điểm viên chức để viên chức tự kiểm điểm và nhận thức kỷ luật, nếu viên chức không chịu làm bản tự kiểm điểm thì cuộc họp kiểm điểm viên chức vi phạm vẫn được tiến hành.

Trách nhiệm tổ chức cuộc họp đối với viên chức không giữ chức vụ quản lý: người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập quản lý viên chức tổ chức cuộc họp để viên chức có hành vi vi phạm pháp luật tự kiểm điểm và nhận thức kỷ luật. Trừ trường họp viên chức đó bị Tòa án kết án phạt tù mà không được hưởng án treo hoặc bị Tòa án kết án về hành vi tham nhũng.

Cuộc họp kiểm điểm đối với viên chức được tiến hành như sau:

Trường hợp thứ nhất, đơn vị sự nghiệp công lập quản lý viên chức có đơn vị cấu thành: cuộc họp kiểm điểm được tiến hành với thành phần dự họp là toàn thể viên chức của đơn vị cấu thành mà viên chức đang công tác. Biên bản cuộc họp kiểm điểm ở đơn vị cấu thành được gửi tới người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập quản lý viên chức.

Cuộc họp kiểm điểm của đơn vị sự nghiệp công lập quản lý viên chức có hành vi vi phạm pháp luật được tổ chức với thành phần dự họp là đại diện lãnh đạo chính quyền, cấp Ủy và công đoàn của đơn vị.

Trường hợp thứ hai, đơn vị sự nghiệp công lập quản lý viên chức không có đơn vị cấu thành: cuộc họp kiểm điểm viên chức có hành vi vi phạm pháp luật được tiến hành với thành phần dự họp là toàn thể viên chức của đơn vị.

Trách nhiệm tổ chức cuộc họp kiểm điểm đối với viên chức quản lý: người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị có thẩm quyền bổ nhiệm viên chức có trách nhiệm tổ chức cuộc họp kiểm điểm và quyết định thành phần dự họp.

Yêu cầu về nội dung của các cuộc họp kiểm điểm: Nội dung của các cuộc họp kiểm điểm phải được lập thành biên bản, biên bản này phải có kiến nghị áp dụng hình thức kỷ luật đối với viên chức có hành vi vi phạm pháp luật. Trong thời gian 03 ngày làm việc, kể từ ngày cuộc họp kiểm điểm kết thúc, biên bản phải được gửi đến cho Chủ tịch hội động kỷ luật để Chủ tịch hội động kỷ luật xem xét xử lý kỷ luật theo quy định của pháp luật.

Một phần của tài liệu QUY TRÌNH XỬ LÝ KỶ LUẬT VIÊN CHỨC – LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN (Trang 37 -38 )

×