5. Kết cấu đề tài
1.5.1. Cơ sở pháp lý
Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 1992 quy định: “Quyền của công dân không tách rời nghĩa vụ của công dân”. Đúng vậy, viên chức cũng không ngoại lệ, bên cạnh những quyền lợi mà viên chức được hưởng thì viên chức cũng phải thực hiện những nghĩa vụ nhất định. Muốn đảm bảo việc thực hiện nghĩa vụ của viên chức thì phải có những quy định về xử lý kỷ luật viên chức. Nhằm góp phần xử lý nghiêm những trường hợp vi phạm pháp luật và giữ gìn kỷ cương, nề nếp cũng như sự nghiêm minh của pháp luật. Mặt khác, Điều 8, Hiến pháp năm 1992 cũng quy định: “Các cơ quan Nhà nước, cán bộ, viên chức Nhà nước phải tôn trọng nhân dân, tận tụy phục vụ nhân dân, liên hệ chặt chẽ với nhân dân, lắng nghe ý kiến và chịu sự giám sát của nhân dân; kiên quyết đấu tranh chống mọi biểu hiện tham nhũng, lãng phí và mọi biểu hiện
quan liêu, hách dịch, cửa quyền.”20 Đúng vậy, Hiến pháp năm 1992 chính là cơ sở pháp
lý quan trọng cho sự ra đời của các văn bản quy phạm pháp luật có liên quan đến viên chức.
Bên cạnh đó, Pháp lệnh cán bộ, công chức năm 2003 đã quy định về quyền và nghĩa vụ của viên chức nhưng quy định này so với yêu cầu thực tế còn nhiều bất cập, viên chức trong đơn vị sự nghiệp công lập chưa được phân biệt rõ ràng với cán bộ, công chức trong các cơ quan hành chính Nhà nước cũng như chưa phân biệt rõ ràng về “quyền lực công” và “phục vụ công”, trong các quy định của pháp luật quy định về quyền và nghĩa vụ của viên chức, những việc không được làm của viên chức giống như cán bộ,
công chức hạn chế việc xây dựng đội ngũ viên chức. Đến năm 2008, Luật cán bộ, công chức ra đời chỉ điều chỉnh cán bộ, công chức làm việc trong cơ quan của Đảng, Nhà nước và tổ chức chính trị - xã hội mà không điều chỉnh viên chức làm trong đơn vị sự nghiệp công lập đã khiến cho việc xử lý kỷ luật viên chức gặp nhiều khó khăn, thiếu cơ sở pháp lý cho việc xử lý kỷ luật.
Luật viên chức năm 2010 ra đời và những văn bản hướng dẫn Luật viên chức, đặc biệt là Nghị định số 27/2012/NĐ-CP quy định về việc xử lý kỷ luật viên chức và trách nhiệm bồi thường, hoàn trả của viên chức đã quy định cụ thể về viên chức và việc xử lý kỷ luật viên chức, trật tự, nề nếp của đơn vị sự nghiệp công lập và ý thức tuân thủ kỷ luật của viên chức đã được nâng cao hơn. Vì vậy, cần có những quy định của pháp luật rõ ràng, cụ thể để tạo cơ sở pháp lý cho việc xử lý kỷ luật viên chức.