5. Bố cục đề tài
2.1.2.1. Nhiệm vụ, quyền hạn của Thẩm phán khi giải quyết vụ án hình sự
Khi được phân công giải quyết, xét xử vụ án hình sự, Thẩm phán có những nhiệm vụ, quyền hạn cụ thể quy định tại Điều 39 Bộ luật tố tụng hình sự:
Một là, nghiên cứu hồ sơ vụ án trước khi mở phiên toà. Đây là một nhiệm vụ rất quan trọng, mang tính quyết định đến chất lượng xét xử của vụ án, một vụ án đã được nghiên cứu kỹ càng thì khi tiến hành hoạt động xét xử, Thẩm phán sẽ đưa quá trình vụ án đến vấn đề trọng tâm, giúp cho vụ án được giải quyết nhanh chóng và đạt được hiệu quả cao nhất;
Hai là, tham gia xét xử các vụ án hình sự;
Ba là, tiến hành các hoạt động tố tụng và biểu quyết những vấn đề thuộc thẩm quyền của Hội đồng xét xử;
Bốn là, tiến hành các hoạt động tố tụng khác thuộc thẩm quyền của Tòa án theo sự phân công của Chánh án Tòa án.
Thẩm phán được phân công chủ tọa phiên tòa, ngoài những nhiệm vụ, quyền hạn đã được nêu ở trên còn có những nhiệm vụ và quyền hạn sau đây:
Một là, quyết định áp dụng, thay đổi hoặc huỷ bỏ biện pháp ngăn chặn theo quy định của Bộ luật này. Theo quy định tại các Điều 79, 80, 88, 91, 92 và 93 của Bộ luật Tố tụng hình sự về các biện pháp ngăn chặn và việc quyết định áp dụng, thay đổi hoặc hủy bỏ biện pháp ngăn chặn, nếu Thẩm phán được phân công chủ tọa phiên tòa không phải là Chánh án, Phó Chánh án Tòa án, Chánh tòa, Phó Chánh tòa Tòa phúc thẩm Tòa án nhân dân tối cao thì không được quyết định áp dụng, thay đổi hoặc hủy bỏ biện pháp bắt, tạm giam mà chỉ được quyết định áp dụng, thay đổi hoặc hủy bỏ các biện pháp ngăn chặn sau đây:28
Cấm đi khỏi nơi cư trú (Điều 91 của Bộ luật Tố tụng hình sự),
Bảo lĩnh (Điều 92 của Bộ luật Tố tụng hình sự),
28
Đặt tiền hoặc tài sản có giá trị để bảo đảm (Điều 93 của Bộ luật Tố tụng hình sự),
Khi quyết định việc áp dụng, thay đổi hoặc hủy bỏ biện pháp ngăn chặn cần bảo đảm đúng các quy định về điều kiện, đối tượng và các quy định khác tại các điều luật tương ứng của Bộ luật Tố tụng hình sự.
Hai là, quyết định trả hồ sơ để điều tra bổ sung;
Ba là, quyết định đưa vụ án ra xét xử; quyết định đình chỉ hoặc tạm đình chỉ vụ án;
Bốn là, quyết định triệu tập những người cần xét hỏi đến phiên toà;
Năm là, tiến hành các hoạt động tố tụng khác thuộc thẩm quyền của Toà án theo sự phân công của Chánh án Toà án.
Thẩm phán giữ chức vụ Chánh tòa, Phó Chánh tòa Tòa phúc thẩm Tòa án nhân dân tối cao có quyền cấp, thu hồi giấy chứng nhận người bào chữa.
Thẩm phán phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về những hành vi và quyết định của mình.