Vấn đề tính độc lập của Thẩm phán khi xét xử

Một phần của tài liệu một số kiến nghị hoàn thiện chế định thẩm phán trong giai đoạn hiện nay (Trang 55 - 68)

5. Bố cục đề tài

3.4. Vấn đề tính độc lập của Thẩm phán khi xét xử

3.4.1. Thực trạng

Trong khi xét xử, các viên thẩm phán chỉ tuân theo pháp luật, các cơ quan khác không được can thiệp”, đây là quy định tại Điều 69 Hiến pháp 1946, và đến nay nguyên tắc này vẫn còn được giữ vững, cụ thể tại khoản 2 Điều 103 Hiến pháp 2013 quy định: “Thẩm phán, Hội thẩm xét xử độc lập và chỉ tuân theo pháp luật; nghiêm cấm cơ quan, tổ chức, cá nhân can thiệp vào việc xét xử của Thẩm phán, Hội thẩm”, qua đó có thể thấy sự quan tâm, chú trọng của Nhà nước ta trong vấn đề này, nhằm đảm bảo sự khách quan trong việc giải quyết các vụ án.

Theo từ điển Tiếng Việt, “Độc lập là đứng một mình, không dựa vào ai, không nhờ cậy ai, không bị ai kiềm chế”.59 Sự độc lập này của Thẩm phán được thể hiện dưới hai khía cạnh: độc lập với các yếu tố bên ngoài và độc lập với các yếu tố bên trong.

Độc lập với các yếu tố bên ngoài là khi Thẩm phán thực hiện nhiệm vụ xét xử thì không phụ thuộc ý kiến của bất kỳ cá nhân, cơ quan, tổ chức nào. Không phụ thuộc ở đây không phải là Thẩm phán không thể tham khảo hay nhận sự trợ giúp của các cá nhân, tổ chức (vì đôi khi có những vụ án với những tình tiết hết sức phức tạp và khó khăn đòi hỏi có sự giúp đỡ của nhiều cá nhân, tổ chức liên quan thì mới giải quyết được) mà là khi đã tham khảo, có sự giúp đỡ rồi nhưng khi ra các phán quyết hoặc bản án thì Thẩm phán không thể bị ảnh hưởng bởi ý kiến của các cá nhân, tổ chức trên mà phải dựa vào bản lĩnh cá nhân, bản lĩnh nghề nghiệp vững vàng của mình với những kiến thức chuyên môn, cơ sở pháp luật, với những bằng chứng khách quan và quá trình tranh tụng tại phiên tòa, từ đó đưa ra được phán quyết hợp lý nhất. Ngoài ra, sự độc lập này còn được thể hiện đối với các Tòa án cấp trên. Tòa án cấp trên hiện nay quản lý

59

các mặt tổ chức, tài chính, chuyên môn nghiệp vụ đối với Tòa án cấp dưới, đó là sự quản lý về mặt hành chính. Nhưng khi một Thẩm phán cấp dưới đã được phân công nhiệm vụ thực hiện xét xử một vụ án nào đó thì lãnh đạo của Tòa án nơi Thẩm phán làm việc hoặc Tòa án cấp trên cũng chỉ có thể có những trợ giúp nhất định chứ không có quyền buộc Thẩm phán phải làm những gì hoặc ra quyết định như thế nào trong vụ án đó, khi đó Thẩm phán sẽ hoàn toàn độc lập, không phụ thuộc vào ý kiến của Tòa án cấp trên nữa.

Độc lập với các yếu tố bên trong là sự độc lập của Thẩm phán đối với các thành viên trong cùng một Hội đồng xét xử, các thành viên chỉ thực hiện nhiệm vụ của mình theo các quy định của pháp luật, khi đó các thành viên trong Hội đồng đều nghiên cứu, xem xét hồ sơ vụ án một cách độc lập với nhau. Các thành viên đều có những ý kiến, quan điểm, nhận định riêng của mình về vụ án theo các căn cứ của pháp luật. Phán quyết cuối cùng sẽ dựa trên đa số biểu quyết của các thành viên Hội đồng, người có ý kiến thiểu số sẽ được bảo lưu.

Sự độc lập của Thẩm phán trong khi xét xử, nguyên tắc này hiện nay chưa được thực hiện một cách triệt để, còn chưa được chú trọng trong khi đây là nguyên tắc quan trọng hàng đầu, tạo sự khách quan trong việc giải quyết các vụ án. Sau đây là một số nguyên nhân gây nên thực trạng này:

Thứ nhất, các Tòa án địa phương được tổ chức theo đơn vị hành chính – lãnh thổ, chịu sự lãnh đạo của cấp ủy địa phương và chịu sự giám sát của Hội đồng nhân dân cùng cấp, vì vậy mà nhiều vụ án cấp ủy Đảng, Hội đồng nhân dân cùng cấp đã can thiệp sâu vào các vụ án. Trong hoạt động chuyên môn, nếu việc xét xử ấy không phù hợp với chủ trương, ý chí của cấp uỷ, chính quyền địa phương thì có thể bị địa phương đánh giá không tốt. Là người chịu sự quản lý về nghiệp vụ của toà án cấp trên, nhưng Chánh án, Thẩm phán toà án ở các địa phương lại đồng thời chịu sức ép từ chính quyền địa phương, nên trong công tác xét xử, thường là không thể độc lập hoàn toàn Điều này đã ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng hoạt động của đội ngũ Thẩm phán, những nơi mà cấp ủy Đảng, Hội đồng nhân dân cùng cấp không quan tâm và giám sát chặt chẽ Tòa án thì Tòa án nơi đó sẽ hoạt động kém hiệu quả, dẫn đến các hiện tượng tiêu cực và những nơi mà Tòa án được cấp ủy Đảng quan tâm nhiều, giám sát, can thiệp quá sâu vào hoạt động của Tòa án thì Tòa án nơi đó sẽ gặp nhiều khó khăn, cản trở trong việc thực hiện nhiệm vụ của mình. Điển hình đó là vụ án chia chác đất đai ở thị xã Đồ Sơn – thành phố Hải Phòng. Theo đó, Tòa án nhân dân thành phố Hải Phòng đã tuyên mức án quá nhẹ, đó là phạt cảnh cáo cùng 50000 đồng, bản án này đã gây ra làn sóng bất bình trong dư luận. Lãnh đạo Tòa án nhân dân thành phố Hải Phòng đã

xin ý kiến chỉ đạo xử lý vụ án của lãnh đạo chính quyền địa phương, cụ thể là ông Bí thư thành ủy Hải Phòng Nguyễn Văn Thuận cũng đã có những ý kiến chỉ đạo đối với vụ án này cho Tòa án nhân dân thành phố Hải Phòng, đã yêu cầu các cơ quan pháp luật Hải Phòng “cần tôn trọng quyết định của Viện KSND tối cao đối với ông Chu Minh Tuấn (về việc miễn trách nhiệm hình sự ông này – PV)”. Đáng lưu ý, ông bí thư chỉ đạo rất cụ thể: “Nếu có nhiều tình tiết giảm nhẹ thì có thể xử phạt các bị cáo dưới mức khung hình phạt qui định tại khoản 1, điều 281 Bộ luật hình sự”. Ông Thuận còn nói: “Vụ lòng hồ Trị An to như thế còn chẳng đi đến đâu nữa là vụ này…”.60 Qua vụ án trên có thể thấy rằng sự can thiệp quá sâu vào công việc Tòa án của cấp ủy Đảng tại địa phương đã ảnh hưởng rất lớn đến sự độc lập của Tòa án nói chung và Thẩm phán nói riêng, đã tạo ra sự bất bình lớn trong dư luận cả nước, gây ảnh hưởng lớn đến lòng tin của người dân vào Đảng và chính quyền.

Thứ hai, đó là quy định về nhiệm kỳ và tuổi nghỉ hưu của Thẩm phán. Đây là một yếu tố hết sức quan trọng ảnh hưởng rất lớn đến sự độc lập của Thẩm phán trong quá trình xét xử, vì nhiệm kỳ dài hay ngắn sẽ tạo ra được sự an tâm hay không của Thẩm phán trong công việc xét xử của mình, nếu Thẩm phán luôn bị áp lực từ việc hết nhiệm kỳ này thì nhiệm kỳ sau có được bổ nhiệm lại làm Thẩm phán hay không thì khi xét xử, Thẩm phán sẽ không thể tập trung hết khả năng của mình cho việc giải quyết vụ án, khi đó kết quả của vụ án sẽ không đúng đắn, thiếu chất lượng. Thậm chí, có nhiều trường hợp còn có tâm lý e ngại trước những tác động của những cơ quan, cá nhân có thẩm quyền xem xét, tuyển chọn, đề nghị bổ nhiệm; nhất là khi đến gần thời điểm tiến hành bổ nhiệm lại. Công việc Thẩm phán là công việc đòi hỏi phải có một thời gian tích lũy kinh nghiệm, kiến thức và rèn luyện phẩm chất lâu dài trong khi quy định của pháp luật Việt Nam về nhiệm kỳ của Thẩm phán chỉ là 5 năm, đây là quy định chưa hợp lý.

Tuổi nghỉ hưu của Thẩm phán theo quy định hiện nay còn chưa thật sự hợp lý, bởi lẽ pháp luật luôn thay đổi, được bổ sung để thích ứng với cuộc sống xã hội, nên Thẩm phán càng có thời gian công tác lâu năm càng tích lũy được nhiều vốn sống, kiến thức pháp luật và kinh nghiệm thực tiễn có ích cho công tác xét xử. Xuất phát từ đặc thù công việc của Thẩm phán là một nghề đặc biệt nên rất cần những người có kinh nghiệm trong công tác xét xử. Do đó, kéo dài tuổi làm việc của Thẩm phán so với quy định hiện nay là phù hợp và đáp ứng được yêu cầu của xã hội.

60 Tuổi trẻ online, http://tuoitre.vn/tin/phap-luat/20060908/vu-an-do-son-co-su-can-thiep-cua-bi-thu-thanh-uy- hai-phong/160684.html [truy cập 25/10/2014].

Thứ ba, là về trình độ, năng lực, phẩm chất đạo đức của Thẩm phán. Hiện nay, một số Thẩm phán sơ cấp còn hạn chế về năng lực, trình độ chuyên môn nghiệp vụ, cũng như thiếu tự tin, ỷ lại hoặc sợ trách nhiệm, không tự quyết định được những vấn đặt ra khi xét xử, nên đã chủ động xin ý kiến chỉ đạo của cấp trên, và điều này cũng ảnh hưởng không nhỏ đến tính độc lập xét xử. Đánh giá về hạn chế, thiếu sót của đội ngũ Thẩm phán tại kết luận Hội nghị tổng kết công tác năm 2005 và triển khai công tác năm 2006, Chánh án Toà án nhân dân tối cao đã nêu: “Trong một số trường hợp tinh thần kiên quyết bảo vệ pháp luật của Thẩm phán còn yếu, không giữ vững nguyên tắc độc lập xét xử và chỉ tuân theo pháp luật để việc tác động trái pháp luật từ bên ngoài ảnh hưởng đến việc giải quyết đúng đắn vụ án, cá biệt vẫn còn trường hợp cán bộ, Thẩm phán vi phạm phẩm chất đạo đức, vi phạm pháp luật phải xem xét, xử lý kỷ luật hoặc thậm chí truy cứu trách nhiệm hình sự, có đơn vị xảy ra mất đoàn kết nội bộ, làm ảnh hưởng đến công tác của đơn vị”.

Thứ tư, đó là thủ tục xét xử của Tòa án nước ta. Hiện nay, thủ tục xét xử của nước ta là thủ tục xét hỏi. Các Thẩm phán có xu hướng dựa vào kết quả điều tra, bản cáo trạng của Viện kiểm sát để mà tiến hành xét xử vụ án, tạo nên tiền lệ “án bỏ túi”, Thẩm phán sẽ hướng vụ án theo bản cáo trạng của Viện Kiểm sát, cuối cùng thì kết quả của vụ án là kết quả đã được định sẵn trong bản cáo trạng của Viện Kiểm sát. Có thể thấy rõ điều này qua vụ án oan của ông Nguyễn Thanh Chấn, khi mà ông Phạm Tuấn Chiêm, nguyên thẩm phán chủ tọa phiên tòa phúc thẩm đã xử oan ông Nguyễn Thanh Chấn tự tin tuyên bố rằng: “Tôi phải căn cứ, tuân theo hồ sơ và kết quả điều tra của người ta”, “Tôi không thể làm khác được, như thế là làm sai lệch hồ sơ vụ án… Tôi đã làm hoàn toàn hết sức mình rồi” và “Tôi không ân hận”.61 Hay hai GS-TS Đào Trí Úc và Lê Hồng Hạnh cho rằng đang có hiện tượng, thẩm phán sợ cơ quan công an và công tố. “Qua xét xử, tranh tụng có nhiều tình tiết tòa thấy có thể công bố bị cáo vô tội nhưng thẩm phán không làm được điều đó mà quay trở lại đề nghị công an, kiểm sát điều tra lại, nhiều vụ việc cứ đẩy đi đẩy lại. Vị trí thẩm phán là người thực thi công lý thay vì nói lời phán quyết thì lại bị ràng buộc. Phải làm sao để thẩm phán không sợ công an, không sợ kiểm sát mà tự mình quyết định mọi vấn đề trong phiên tòa, thế mới gọi là độc lập”, GS-TS Lê Hồng Hạnh, nguyên Viện trưởng Viện Khoa học pháp lý (Bộ Tư pháp) nói.62

61 Thanh niên online, http://www.thanhnien.com.vn/pages/20141005/khi-tham-phan-chi-la-nguoi-doc-ket-luan- cua-co-quan-dieu-tra.aspx, [truy cập 25/10/2014].

62 Thanh niên online, http://www.thanhnien.com.vn/pages/20141011/tham-phan-ta-so-du-thu.aspx, [truy cập 25/10/2014].

Thứ năm, đó là chế độ, chính sách, vấn đề bảo đảm an ninh đối với Thẩm phán và gia đình họ. Đây cũng là một yếu tố hết sức quan trọng, ảnh hưởng đến sự độc lập của Thẩm phán khi xét xử. Thẩm phán cũng như bao người khác, họ cũng có gia đình, cũng có những nhu cầu của cuộc sống, nhiều Thẩm phán phải lo cho cuộc sống của cả gia đình, nhưng với số lương ít ỏi, chưa phù hợp hiện nay thì nhiều Thẩm phán “không đủ ăn” và khi đó họ sẽ “ăn” theo con đường khác, dẫn đến tình trạng các Thẩm phán nhận hối lộ của người khác và khi xét xử sự độc lập của họ sẽ không còn nữa. Bên cạnh đó, Thẩm phán là người thực hiện nhiệm vụ xét xử, và khi đưa ra phán quyết cuối cùng sẽ có ảnh hưởng xấu đến một số người nhất định, gây ra sự thù hận của những người này đối với Thẩm phán, và đôi khi họ sẽ thực hiện những hành vi xấu gây ảnh hưởng đến sức khỏe, tính mạng của Thẩm phán và gia đình họ và đôi khi cũng có những trường hợp để đạt được lợi ích trong một vụ án nào đó, họ có thể uy hiếp, gây bất lợi đến sức khỏe, tính mạng của gia đình Thẩm phán để ép Thẩm phán phải làm theo những thứ mà họ muốn, khi đó Thẩm phán sẽ không còn độc lập trong xét xử nữa.

Thứ sáu, sự độc lập khi xét xử của Thẩm phán còn bị chi phối bởi những người thuộc cơ quan, tổ chức khác là thành viên của Hội đồng tuyển chọn Thẩm phán. Tại khoản 1 Điều 26 Pháp lệnh Thẩm phán và Hội thẩm Toà án nhân dân ngày 04/10/2002 quy định: “Hội đồng tuyển chọn Thẩm phán TANDTC gồm có Chánh án TANDTC làm Chủ tịch, đại diện lãnh đạo Bộ Quốc phòng, Bộ Nội vụ, Uỷ ban trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Ban chấp hành trung ương Hội Luật gia Việt Nam là uỷ viên” và khoản 1 Điều 27 Pháp lệnh sửa đổi, bổ sung một số điều của Pháp lệnh Thẩm phán và Hội thẩm Toà án nhân dân ngày 19/02/2011 quy định: “Hội đồng tuyển chọn Thẩm phán trung cấp, Thẩm phán sơ cấp gồm có Chủ tịch hoặc Phó Chủ tịch Hội đồng nhân dân cấp tỉnh làm Chủ tịch, Chánh án Toà án nhân dân cấp tỉnh, đại diện lãnh đạo Sở Nội vụ, Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Ban chấp hành Hội Luật gia cấp tình là uỷ viên”. Bản thân các Quy định này không hạn chế hay gây ảnh hưởng đến sự độc lập của Thẩm phán khi xét xử. Tuy nhiên, trong thực tiễn, quy định như vậy ít nhiều gây ra mối quan hệ phụ thuộc giữa Thẩm phán với các thành viên Hội đồng tuyển chọn Thẩm phán, nhất là đến thời điểm xem xét bổ nhiệm hoặc tái bổ nhiệm.

3.4.2. Đề xuất và kiến nghị

Sau đây là một số đề xuất và kiến nghị nhằm đảm bảo sự độc lập của Thẩm phán trong khi xét xử:

Thứ nhất, tránh tình trạng cấp ủy Đảng tại địa phương can thiệp quá sâu vào công việc của các Tòa án, ảnh hưởng đến sự độc lập của Thẩm phán khi xét xử. Thông

qua Nghị quyết số 49/NQ-TW ngày 02/6/2005 của Bộ Chính trị Ban Chấp hành trung ương Đảng đã có những định hướng như sau:

 Đảng lãnh đạo chặt chẽ hoạt động tư pháp và các cơ quan tư pháp và chính trị, tổ chức và cán bộ; khắc phục tình trạng cấp ủy đang buông lỏng lãnh đạo hoặc can thiệp không đúng vào hoạt động tư pháp.

 Về mặt tổ chức, tổ chức hệ thống Tòa án theo thẩm quyền xét xử, không phụ thuộc vào đơn vị hành chính, gồm: Tòa án sơ thẩm khu vực được tổ chức ở một hoặc một số đơn vị hành chính cấp huyện; Tòa án phúc thẩm có nhiệm vụ chủ yếu là xét xử phúc thẩm và xét xử sơ thẩm một số vụ án; Tòa thượng thẩm được tổ chức theo khu vực có nhiệm vụ xét xử phúc thẩm. Tòa án nhân dân tối cao có nhiệm vụ tổng kết kinh nghiệm xét xử, hướng dẫn áp dụng thống nhất pháp luật, phát triển án lệ và xét xử giám đốc thẩm, tái thẩm.

Thứ hai, tăng cường và đổi mới công tác đào tạo nguồn Thẩm phán. Theo đó,

Một phần của tài liệu một số kiến nghị hoàn thiện chế định thẩm phán trong giai đoạn hiện nay (Trang 55 - 68)