Nhiệm vụ, quyền hạn và trách nhiệm của Thẩm phán

Một phần của tài liệu một số kiến nghị hoàn thiện chế định thẩm phán trong giai đoạn hiện nay (Trang 26)

5. Bố cục đề tài

2.1. Nhiệm vụ, quyền hạn và trách nhiệm của Thẩm phán

2.1.1. Nhiệm vụ, quyền hạn chung của Thẩm phán

“Thẩm phán làm nhiệm vụ xét xử những vụ án và giải quyết những việc khác thuộc thẩm quyền của Tòa án theo sự phân công của Chánh án Tòa án nơi mình công tác hoặc Tòa án nơi mình được biệt phái đến làm nhiệm vụ có thời hạn”.19

“Thẩm phán có quyền yêu cầu cơ quan, tổ chức, cá nhân thi hành những quyết định có liên quan đến việc giải quyết vụ án hoặc những việc khác theo quy định của pháp luật”.20 Nhờ có quy định này, Thẩm phán có thể thực hiện được nhiệm vụ của mình một cách nhanh chóng, kịp thời, đạt được hiệu quả cao, tránh các tình huống xấu có thể xảy ra.

“Thẩm phán, Hội thẩm được bồi dưỡng nghiệp vụ công tác xét xử”.21 Thẩm phán là người thực hiện nhiệm vụ xét xử, phải đối mặt với nhiều lĩnh vực trong cuộc sống cũng như các tình tiết phức tạp nên đòi hỏi người Thẩm phán phải có trình độ chuyên môn cũng như kiến thức cuộc sống rất cao, vì vậy việc đưa Thẩm phán đi bồi dưỡng nghiệp vụ công tác xét xử là hết sức cần thiết, góp phần nâng cao chất lượng Thẩm phán, hơn nữa là nâng cao chất lượng xét xử của ngành Tòa án.

“Khi thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của mình, Thẩm phán, Hội thẩm có quyền liên hệ với cơ quan nhà nước, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các tổ chức thành viên của Mặt trận, các tổ chức xã hội khác, tổ chức kinh tế, đơn vị vũ trang nhân dân và công dân. Trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ của mình các cơ quan, tổ chức và công dân có trách nhiệm tạo điều kiện để Thẩm phán, Hội thẩm làm nhiệm vụ.

Nghiêm cấm mọi hành vi cản trở Thẩm phán, Hội thẩm thực hiện nhiệm vụ”.22 Như đã trình bày ở trên, Thẩm phán là người thực hiện nhiệm vụ xét xử và đôi khi có những vụ án rất phức tạp liên quan đến nhiều lĩnh vực, ngành nghề khác nhau. Để giải quyết những vụ án này, ngoài việc yêu cầu cao ở trình độ cùng kiến thức của Thẩm phán thì còn cần sự phối hợp, giúp đỡ từ các cá nhân, cơ quan, tổ chức, nhờ có sự giúp đỡ này mà công việc của Thẩm phán được tiến hành thuận lợi hơn và đôi khi nó còn là nhân tố quyết định đến quá trình cũng như phán quyết cuối cùng của vụ án. Các hành

19 Điều 11 Pháp lệnh Thẩm phán và Hội thẩm nhân dân 2002, sửa đổi, bổ sung 2011. 20 Điều 12 Pháp lệnh Thẩm phán và Hội thẩm nhân dân 2002, sửa đổi, bổ sung 2011. 21 Điều 9 Pháp lệnh Thẩm phán và Hội thẩm nhân dân 2002, sửa đổi, bổ sung 2011. 22

vi cản trở Thẩm phán thực hiện nhiệm vụ đều bị nghiêm cấm và xử lý theo quy định của pháp luật, Thẩm phán thực hiện nhiệm vụ của mình với mục tiêu cuối cùng là tìm ra sự thật khách quan, đưa ra phán quyết đúng đắn, hợp tình, hợp lý, bảo vệ chế độ Nhà nước, bảo vệ quyền và lợi ích của công dân mà những người có hành vi cản trở công việc này tức là chống lại quyền lợi của Nhà nước, quyền lợi của công dân nên phải bị xử lý.

Thẩm phán không được làm những việc sau đây:23

Một là, những việc mà pháp luật quy định cán bộ, công chức không được làm;

Hai là, tư vấn cho bị can, bị cáo, đương sự hoặc người tham gia tố tụng khác làm cho việc giải quyết vụ án hoặc những việc khác không đúng theo quy định của pháp luật;

Ba là, can thiệp trái phép vào việc giải quyết vụ án hoặc lợi dụng ảnh hưởng của mình tác động đến người có trách nhiệm giải quyết vụ án;

Bốn là, đem hồ sơ vụ án hoặc tài liệu trong hồ sơ vụ án ra khỏi cơ quan, nếu không vì nhiệm vụ được giao hoặc không được sự đồng ý của người có thẩm quyền;

Năm là, tiếp bị can, bị cáo, đương sự hoặc người tham gia tố tụng khác trong vụ án mà mình có thẩm quyền giải quyết ngoài nơi quy định.

Để đảm bảo sự vô tư, khách quan trong việc giải quyết vụ án, tránh sự tác động từ các điều kiện bên ngoài, “Thẩm phán phải từ chối tham gia xét xử hoặc bị thay đổi trong các trường hợp do pháp luật tố tụng quy định”.24 Các trường hợp này được quy định tại Điều 42, Điều 46 Bộ Luật Tố tụng hình sự 2003 và Điều 46, Điều 47 Bộ luật Tố tụng dân sự 2004, sửa đổi, bổ sung 2011, cụ thể như sau:

 Họ đồng thời là người bị hại, nguyên đơn dân sự, bị đơn dân sự, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến vụ án; là người đại diện hợp pháp, người thân thích của những người đó hoặc của bị can, bị cáo. Người thân thích của người bị hại, nguyên đơn dân sự, bị đơn dân sự, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến vụ án, bị can, bị cáo là những người có mối quan hệ sau đây trong những người này: Là vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi; là ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, anh ruột, chị ruột, em ruột; là cụ nội, cụ ngoại của một trong những người trên đây; là bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột; là cháu ruột mà họ là bác ruột, chú ruột,

23 Điều 15 Pháp lệnh Thẩm phán và Hội thẩm nhân dân 2002, sửa đổi, bổ sung 2011. 24

cậu ruột, cô ruột, dì ruột25; là cháu ruột của đương sự (nguyên đơn, bị đơn, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan), mà đương sự là ông nội, ông ngoại, bà nội, bà ngoại.26

Đây là quy định rất hợp lý, bởi lẽ nếu đề một người làm Thẩm phán xét xử những vụ án liên quan đến bản than hoặc các người than của người đó thì rất khó để người Thẩm phán đó có những quyết định gây bất lợi cho mình và người thân.

 Họ đã tham gia với tư cách là người bào chữa, người làm chứng, người giám định, người phiên dịch trong vụ án đó. Chẳng hạn nếu người đó đã vừa làm người giám định vừa làm Thẩm phán thì khi đó người Thẩm phán này có thể ra sức bảo vệ những kết quả giám định của mình bất luận kết quả đó đúng hay sai.

 Có căn cứ rõ ràng khác để cho rằng họ có thể không vô tư trong khi làm nhiệm vụ. Các căn cứ này như sau:27

Có căn cứ rõ ràng để có thể khẳng định là Thẩm phán, Hội thẩm, Thư ký Tòa án không thể vô tư trong khi làm nhiệm vụ. Ví dụ: Thẩm phán là anh em kết nghĩa của bị can, bị cáo; Thẩm phán là con rể của bị cáo; người bị hại là Thủ trưởng cơ quan, nơi vợ của Thẩm phán làm việc… Mà có căn cứ rõ ràng chứng minh là trong cuộc sống giữa họ có mối quan hệ tình cảm thân thiết với nhau, có mối quan hệ về kinh tế…..; Cũng được coi là có căn cứ rõ ràng khác để cho rằng họ có thể không vô tư trong khi làm nhiệm vụ nếu trong cùng một phiên tòa xét xử vụ án hình sự, Kiểm sát viên, Thẩm phán, Hội thẩm và Thư ký Tòa án là người thân thích với nhau.

 Họ cùng trong một Hội đồng xét xử và là người thân thích với nhau. Nếu một Hội đồng xét xử với các thành viên là các người thân thích của nhau thì cả khi họ xét xử và khi họ đưa ra phán quyết rất có thể sẽ bị ảnh hưởng bởi yếu tố tình cảm, khi đó việc xét xử sẽ không hoàn toàn tuân theo pháp luật được.

 Họ đã là người tiến hành tố tụng trong vụ án đó với tư cách là Kiểm sát viên, Thư ký Toà án, Điều tra viên (riêng Điều tra viên chỉ áp dụng đối với vụ án hình sự).

 Họ đã tham gia xét xử sơ thẩm, phúc thẩm, giám đốc thẩm hoặc tái thẩm vụ án đó, trừ trường hợp là thành viên của Hội đồng Thẩm phán Toà án nhân dân tối cao, Uỷ ban Thẩm phán Toà án nhân dân cấp tỉnh thì vẫn được tham gia xét xử nhiều lần cùng một vụ án theo thủ tục giám đốc thẩm, tái thẩm (trường hợp này chỉ áp dụng với các vụ án dân sự). Một Thẩm phán nếu được giao nhiệm vụ xét xử một vụ án phúc

25

Điểm B khoản 4 Phần 1 Nghị quyết 03/2004/NQ-HĐTP ngày 02/10/2004 hướng dẫn thi hành một số quy định trong phần thứ nhất “Những quy định chung” của Bộ luật tố tụng hình sự năm 2003.

26 Tiểu mục d, Điểm 2.2 khoản 2 Phần II Nghị quyết 01/2005/NQ-HĐTP Hướng dẫn thi hành một số quy định trong phần thứ nhất “Những quy định chung” của Bộ luật Tố tụng dân sự 2004.

27

thẩm (trong khi người đó đã làm Thẩm phán xét xử vụ án kia ở cấp sơ thẩm) thì khả năng rất lớn là người Thẩm phán này sẽ giữ nguyên quyết định của mình đã đưa ra ở cấp sơ thẩm, điều này ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng phán quyết cuối cùng của vụ án.

2.1.2. Nhiệm vụ, quyền hạn cụ thể của Thẩm phán

2.1.2.1. Nhiệm vụ, quyền hạn của Thẩm phán khi giải quyết vụ án hình sự

Khi được phân công giải quyết, xét xử vụ án hình sự, Thẩm phán có những nhiệm vụ, quyền hạn cụ thể quy định tại Điều 39 Bộ luật tố tụng hình sự:

Một là, nghiên cứu hồ sơ vụ án trước khi mở phiên toà. Đây là một nhiệm vụ rất quan trọng, mang tính quyết định đến chất lượng xét xử của vụ án, một vụ án đã được nghiên cứu kỹ càng thì khi tiến hành hoạt động xét xử, Thẩm phán sẽ đưa quá trình vụ án đến vấn đề trọng tâm, giúp cho vụ án được giải quyết nhanh chóng và đạt được hiệu quả cao nhất;

Hai là, tham gia xét xử các vụ án hình sự;

Ba là, tiến hành các hoạt động tố tụng và biểu quyết những vấn đề thuộc thẩm quyền của Hội đồng xét xử;

Bốn là, tiến hành các hoạt động tố tụng khác thuộc thẩm quyền của Tòa án theo sự phân công của Chánh án Tòa án.

Thẩm phán được phân công chủ tọa phiên tòa, ngoài những nhiệm vụ, quyền hạn đã được nêu ở trên còn có những nhiệm vụ và quyền hạn sau đây:

Một là, quyết định áp dụng, thay đổi hoặc huỷ bỏ biện pháp ngăn chặn theo quy định của Bộ luật này. Theo quy định tại các Điều 79, 80, 88, 91, 92 và 93 của Bộ luật Tố tụng hình sự về các biện pháp ngăn chặn và việc quyết định áp dụng, thay đổi hoặc hủy bỏ biện pháp ngăn chặn, nếu Thẩm phán được phân công chủ tọa phiên tòa không phải là Chánh án, Phó Chánh án Tòa án, Chánh tòa, Phó Chánh tòa Tòa phúc thẩm Tòa án nhân dân tối cao thì không được quyết định áp dụng, thay đổi hoặc hủy bỏ biện pháp bắt, tạm giam mà chỉ được quyết định áp dụng, thay đổi hoặc hủy bỏ các biện pháp ngăn chặn sau đây:28

 Cấm đi khỏi nơi cư trú (Điều 91 của Bộ luật Tố tụng hình sự),

 Bảo lĩnh (Điều 92 của Bộ luật Tố tụng hình sự),

28

 Đặt tiền hoặc tài sản có giá trị để bảo đảm (Điều 93 của Bộ luật Tố tụng hình sự),

 Khi quyết định việc áp dụng, thay đổi hoặc hủy bỏ biện pháp ngăn chặn cần bảo đảm đúng các quy định về điều kiện, đối tượng và các quy định khác tại các điều luật tương ứng của Bộ luật Tố tụng hình sự.

Hai là, quyết định trả hồ sơ để điều tra bổ sung;

Ba là, quyết định đưa vụ án ra xét xử; quyết định đình chỉ hoặc tạm đình chỉ vụ án;

Bốn là, quyết định triệu tập những người cần xét hỏi đến phiên toà;

Năm là, tiến hành các hoạt động tố tụng khác thuộc thẩm quyền của Toà án theo sự phân công của Chánh án Toà án.

Thẩm phán giữ chức vụ Chánh tòa, Phó Chánh tòa Tòa phúc thẩm Tòa án nhân dân tối cao có quyền cấp, thu hồi giấy chứng nhận người bào chữa.

Thẩm phán phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về những hành vi và quyết định của mình.

2.1.2.2. Nhiệm vụ, quyền hạn của Thẩm phán khi giải quyết vụ việc dân sự

Khi được phân công giải quyết, xét xử vụ việc dân sự, Thẩm phán có những nhiệm vụ, quyền hạn cụ thể quy định tại Điều 41 BLTTDS:

 Tiến hành lập hồ sơ vụ án.

 Quyết định áp dụng, thay đổi, huỷ bỏ biện pháp khẩn cấp tạm thời.

 Quyết định đình chỉ hoặc tạm đình chỉ giải quyết vụ việc dân sự.

 Tiến hành hoà giải để các đương sự thoả thuận với nhau về việc giải quyết vụ án theo quy định của Bộ luật này; ra quyết định công nhận sự thoả thuận của các đương sự.

Quyết định đưa vụ án dân sự ra xét xử, đưa việc dân sự ra giải quyết.

Quyết định triệu tập những người tham gia phiên toà.

 Tham gia xét xử các vụ án dân sự, giải quyết việc dân sự.

 Tiến hành các hoạt động tố tụng khác khi giải quyết vụ việc dân sự theo quy định của Bộ luật này.

2.1.2.3. Nhiệm vụ, quyền hạn của Thẩm phán khi giải quyết vụ án hành chính

Khi được phân công giải quyết, xét xử vụ án hành chính, Thẩm phán có những nhiệm vụ, quyền hạn cụ thể tương ứng như khi được phân công giải quyết, xét xử vụ án dân sự, trừ việc tiến hành hoà giải. Thẩm phán chỉ có nhiệm vụ tạo điều kiện để các đương sự tự thoả thuận với nhau về việc giải quyết vụ án.29

Theo đó, khi tiến hành hòa giải, Thẩm phán chỉ có nghĩa vụ là tạo điều kiện cho các đương sự của vụ án được gặp mặt nhau, có môi trường để trao đổi ý kiến, thỏa thuận cùng nhau. Trong quá trình này, Thẩm phán sẽ không đưa ra ý kiến của mình mà chỉ có mặt ở đó với tư cách là một người chứng kiến. Và cuối cùng, tùy theo kết quả sự thỏa thuận giữa các bên mà Thẩm phán sẽ đưa ra quyết định cuối cùng.

2.1.3 Trách nhiệm của Thẩm phán

Thẩm phán phải giữ bí mật nhà nước và bí mật công tác theo quy định của pháp luật.30

Mọi Nhà nước trên thế giới đều có bí mật của riêng mình, những bí mật này luôn nhận được nhiều sự quan tâm, chú trọng vì đôi khi có những bí mật liên quan đến sự tồn vong của Nhà nước họ, Nhà nước ta cũng vậy. Vì vậy, Nhà nước ta rất coi trọng công tác bảo vệ những bí mật này với nhiều biện pháp khác nhau. Thẩm phán, người đại diện cho Nhà nước thực hiện chức năng xét xử, họ luôn phải đối mặt với nhiều tình huống trong cuộc sống với nhiều loại tội phạm và tình tiết khác nhau, và đôi khi những vụ án, tình huống mà họ phải giải quyết lại có liên quan đến bí mật nhà nước, họ phải giữ những bí mật này, không được tiết lộ ra ngoài dưới bất kỳ hình thức nào, nếu vi phạm họ sẽ bị xử lý theo quy định của pháp luật.

Thẩm phán phải tôn trọng Nhân dân và chịu sự giám sát của Nhân dân. Khi phát hiện hành vi trái pháp luật của Thẩm phán thì các cơ quan, tổ chức có quyền yêu cầu, kiến nghị, khiếu nại, các cá nhân có quyền khiếu nại, tố cáo với cơ quan có thẩm quyền để xem xét trách nhiệm đối với Thẩm phán, Hội thẩm. Điều này được khẳng định tại Điều 10 Pháp lệnh Thẩm phán và Hội thẩm nhân dân 2002, sửa đổi, bổ sung 2011, khoản 1 Điều 13 Bộ luật tố tụng dân sự 2004, sửa đổi, bổ sung 2011, Điều 32 Bộ luật tố tụng hình sự 2003. Quy định trên đã thể hiện rõ quan điểm của Nhà nước ta, đó là nhà nước của dân, do dân, vì dân, mọi việc đều lấy Nhân dân làm chủ, Nhân dân có quyền giám sát các hoạt động do cơ quan, tổ chức, cá nhân thực hiện, nếu thấy các

Một phần của tài liệu một số kiến nghị hoàn thiện chế định thẩm phán trong giai đoạn hiện nay (Trang 26)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(68 trang)