- 16,67
4.1.2.5. Thực trạng công tác phòng ngừa nợ quá hạn
Công tác phòng ngừa nợ quá hạn là một công việc hết sức khó khăn đối với các ngân hàng thương mại nói chung và Seabank – Chi nhánh Bắc Ninh nói riêng. Đây là một công việc hết sức nhạy cảm, thiết thực với hoạt động kinh doanh của chi nhánh, có phòng ngừa được tốt nợ quá hạn mới có được kết quả tài chính tốt,có được kết quả kinh doanh kế hoạch...
Bảng 4.9. Thực trạng công tác phòng ngừa nợ quá hạn của Ngân hàng Đông Nam Á – Chi nhánh Bắc Ninh
Chỉ tiêu Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 So sánh (%) 2011/2010 2012/2011 Tổng dư nợ Trong đó: - Dư nợ quá hạn (tỷ đồng) - Trích lập dự phòng rủi ro (tỷ đồng) 283,29 1,16 0,35 411,81 1,44 0,66 584,62 1,34 0,91 45,40 24,14 88,57 41,90 - 6,94 37,88
(Nguồn: Phòng Kế toán ngân quỹ)
Qua bảng số liệu trên, tình hình nợ quá hạn của chi nhánh được kiểm soát giảm dần qua các năm, đồng thời số tiền trích lập dự phòng rủi ro lại tăng dần lên, điều này cho thấy tính an toán trong kinh doanh của chi nhánh rất được chú trọng, an tâm trong điều hành kinh doanh, ổn định trong phát triển lâu dài.
4.1.2.6. Thực trạng công tác phân loại nợ quá hạn
Trong việc kiểm soát nợ quá hạn thông thường, Seabank – Chi nhánh phân tách các loại nợ quá hạn ra thành các loại khác nhau như nợ quá hạn theo thành phần kinh tế hay nợ quá hạn phân loại theo thời gian quá hạn. Có sự phân tách như vậy nhằm đánh giá chính xác tính chất của các khoản nợ quá hạn để từ đó có những hướng xử lý, chế tài cụ thể để thu hồi món nợ quá hạn đó với từng khoản vay cụ thể.
a. Thực trạng công tác phân loại nợ quá hạn theo thành phần kinh tế Bảng 4.10. Thực trạng công tác phân loại nợ quá hạn theo thành phần kinh tế của Ngân hàng Đông Nam Á – Chi nhánh Bắc Ninh đối với khách
hàng vay vốn Chỉ tiêu Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 So sánh (%) 2011/2010 2012/2011 Tổng dư nợ quá hạn (tỷ đồng) Trong đó:
- Dư nợ quá hạn doanh nghiệp (tỷ đồng)
- Dư nợ quá hạn hộ gia đình, cá thể (tỷ đồng) 1,16 0,43 0,73 1,44 0,42 1,02 1,34 0,42 0,92 24,14 - 2,33 39,73 - 6,94 0 - 9,80
(Nguồn: Phòng Kế toán ngân quỹ)
Nhìn vào bảng số liệu ta thấy, dư nợ quá hạn doanh nghiệp và dư nợ quá hạn hộ gia đình, cá thể đều có xu hướng giảm qua các năm. Đối với dư nợ hộ gia đình, cá thể năm 2011 tăng 39,73 % so với năm 2010 nhưng sang năm 2012 số dư nợ này giảm 9,8% so với năm 2011.
b. Thực trạng công tác phân loại nợ quá hạn theo thời gian quá hạn
Bảng 4.11. Thực trạng công tác phân loại nợ quá hạn theo thời gian quá hạn của Ngân hàng Đông Nam Á – Chi nhánh Bắc Ninh đối với khách
hàng vay vốn Chỉ tiêu Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 So sánh (%) 2011/201 0 2012/2011 Tổng dư nợ quá hạn (tỷ đồng) Trong đó: - Dư nợ quá hạn nhóm 2 (tỷ đồng) - Dư nợ quá hạn nhóm 3 (tỷ đồng) - Dư nợ quá hạn nhóm 4 (tỷ đồng) - Dư nợ quá hạn nhóm 5 (tỷ đồng) 1,16 0,66 0,26 0,14 0,1 1,44 0,81 0,39 0,19 0,05 1,34 0,79 0,34 0,18 0,03 24,14 22,73 50,00 35,71 - 50,00 - 6,94 - 2,47 - 12,82 - 5,26 - 40,00
Nợ quá hạn phân theo thời gian nợ quá hạn giai đoạn 2010 – 2012 chủ yếu tập trung ở nhóm nợ 2,3 nhưng có xu hướng giảm. Riêng dư nợ quá hạn nhóm 5 có giảm qua các năm, năm 2011 giảm 50% so với năm 2010, năm 2012 giảm 40% so với năm 2011. Tuy nợ quá hạn ở mức cao nhưng thu nợ xử lý rủi ro cũng cao tương ứng, điều này đã góp phần cải thiện tình hình tài chính hết sức rõ nét tại Seabank – Chi nhánh Bắc Ninh.
4.1.2.7. Thực trạng công tác xử lý nợ quá hạn
Công tác trích lập dự phòng rủi ro và xử lý rủi ro nợ quá hạn tại Seabank – Chi nhánh Bắc Ninh đã và đang được thực hiện rất tốt qua các năm.
Bảng 4.12. Thực trạng công tác xử lý nợ quá hạn của Ngân hàng Đông Nam Á – Chi nhánh Bắc Ninh đối với khách hàng vay vốn
Chỉ tiêu Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 So sánh (%) 2011/2010 2012/2011 1. Trích lập dự phòng (tỷ đồng) 2.Xử lý rủi ro (tỷ đồng) 3. Thu nợ xử lý rủi ro (tỷ đồng) 0,35 0,29 0,76 0,66 0,53 0,34 0,91 0,72 0,37 88,57 82,76 - 55,26 37,88 35,85 8,82
(Nguồn: Phòng Kế toán ngân quỹ)
Số tiền trích lập dự phòng rủi ro và số tiền xử lý rủi ro tăng đều qua các năm, tăng tương đối ổn định so với tăng trưởng dư nợ. Mặc dù trích lập dự phòng và xử lý rủi ro cao nhưng vẫn đạt được chỉ tiêu kế hoạch lợi nhuận chứng tỏ rằng Seabank – Chi nhánh Bắc Ninh đã chủ động thực hiện điều này nhằm tránh bị động trong kế hoạch kinh doanh, đảm bảo an toàn cho hoạt động tín dụng, chủ động ứng phó với những phát sinh của nợ quá hạn.
4.2. Đánh giá chung công tác Quản trị nợ quá hạn của Ngân hàng Đông Nam Á – Chi nhánh Bắc Ninh Nam Á – Chi nhánh Bắc Ninh
4.2.1. Những kết quả đạt được quản trị nợ quá hạn của Ngân hàng Đông Nam Á – Chi nhánh Bắc Ninh Nam Á – Chi nhánh Bắc Ninh
Trong thời gian vừa qua, công tác quản trị nợ quá hạn tại Seabank – Chi nhánh Bắc Ninh được thực hiện, kiểm soát chủ động, không bị ảnh hưởnh bởi những ảnh hưởng của nợ quá hạn.
Bảng 4.13. Thực trạng nợ quá hạn của Ngân hàng Đông Nam Á – Chi nhánh Bắc Ninh với một số Chi nhánh ở khu vực các tỉnh miền Bắc năm 2012
(ĐVT: Tỷ đồng)
Tên Chi nhánh Nguồn vốn Tổng dư nợ Nợ quá hạn
Số tiền
(tỷ đồng) Tỷ lệ (%)
1. Chi nhánh Bắc Ninh 2. Chi nhánh Quảng Ninh 3. Chi nhánh Thái Nguyên 4. Chi nhánh Vĩnh Phúc 5. Chi nhánh Hải Phòng 2.023,13 1.990,35 2.021,62 1.225,17 2.358,89 584,62 554,07 602,50 465,03 1.298,10 1,34 3,10 2,91 1,63 7,05 0,23 0,56 0,48 0,35 0,54 (Nguồn: Phòng Khách hàng và thẩm định)
Là một trong 5 chi nhánh phát triển mạnh và ổn định ở khu vực các tỉnh miền Bắc, Seabank – Chi nhánh Bắc Ninh có tỷ lệ nợ quá hạn 0,23% với số tiền 1,34 tỷ đồng trong năm 2012 là một con số khả quan, chấp nhận được. So với các Chi nhánh khác ở khu vực các tỉnh miền Bắc thì đây là chi nhánh kiểm soát tương đối tốt đối với vần đề nợ quá hạn trong công tác tín dụng.
4.2.2. Những tồn tại trong Công tác quản trị nợ quá hạn của Ngân hàng Đông Nam Á – Chi nhánh Bắc Ninh
* Về công tác xây dựng kế hoạch kiểm soát nợ quá hạn và quản trị nợ quá hạn trong hoạt động kinh doanh của ngân hàng thương mại một cách sát
với thực tế hơn nữa, cần tính toán chi tiết các khoản nợ có khả năng bị chuyển nhóm để chuẩn bị tốt hơn cho khâu quản trị nợ quá hạn.
* Về việc xây dựng quy chế, quy định về cho vay :
- Quy chế, quy định về cho vay cần linh hoạt hơn đối với từng địa bàn trong tỉnh, cần xem xét mức độ cạnh tranh cũng như những ngoại cảnh tác động như: Yếu tố địa phương, thói quen khách hàng, vị trí địa lý …
* Về công tác thẩm định khách hàng vay vốn:
- Nâng cao trách nhiệm của cán bộ trực tiếp làm công tác thẩm định món vay, thẩm định khách hàng.
- Phân quyền cụ thể đến từng cán bộ thẩm định, mức phán quyết theo từng năng lực của mỗi cá nhân.
- Gắn trách nhiệm chặt chẽ vào tỷ lệ nợ quá hạn mà cá nhân gây ra cho món vay, cho tổng dư nợ của mình.
* Về công tác kiểm tra giám sát sử dụng vốn vay:
- Chưa bố trí những cán bộ có trình độ chuyên môn phù hợp, tránh sự cả nể, làm việc mang tính chất tương đối, cho có.
- Chưa khách quan trong công tác giám sát, kiểm tra sau khi cho vay để từ đó có những phản ánh trung thực, cần thiết đối với món vay đó.
* Về công tác phòng ngừa nợ quá hạn:
- Chưa áp dụng một số phương pháp xếp hạng hoạt động kinh doanh tín dụng như mô hình điểm số tín dụng tiêu dùng...
* Về công tác phân loại nợ quá hạn:
- Cần phân loại cụ thể, chi tiết hơn các loại nợ quá hạn để có biệ pháp phòng ngừa rủi ro và hướng xử lý kịp thời như: Phân loại nợ quá hạn theo khả năng thu hồi và nợ quá hạn theo nguyên nhân phát sinh.
* Về công tác xử lý nợ quá hạn:
- Hiện tại chi nhánh xử lý nợ quá hạn bằng biện pháp như bù đắp bằng quỹ dự phòng rủi ro, gia hạn nợ, như vậy sẽ tạo tính chây ỳ cho các dự án, khách hàng vay vốn. Do đó, chi nhánh cần sớm triển khai và áp dụng thêm một số biện pháp mới để giảm thiểu rủi ro tín dụng.
4.2.3. Nguyên nhân phát sinh nợ quá hạn tại Ngân hàng Đông Nam Á – Chi nhánh Bắc Ninh Chi nhánh Bắc Ninh
4.1.3.1. Nguyên nhân khách quan
- Nguyên nhân bao trùm là sự biến động về kinh tế: Nền kinh tế Việt Nam hoạt động trong cơ chế thị trường, đặc biệt là trong giai đoạn chuyển đổi Nam hoạt động trong cơ chế thị trường, đặc biệt là trong giai đoạn chuyển đổi này chứa đựng nhiều rủi ro tất yếu không tránh khỏi có những doanh nghiệp làm ăn thua lỗ, phá sản dẫn đến tình trạng NQH đối với ngân hàng.
- Quy định phát triển của nền kinh tế mang tính chu kỳ: Lúc thịnh vượng kinh tế phát triển mạnh, doanh nghiệp sẵn sàng có khả năng chi trả. Lúc suy thoái thậm chí không trả được nợ quá hạn, gây ra tình trạng nợ quá hạn.
- Môi trường pháp lý chưa hoàn chỉnh, cơ chế chính sách thường xuyên thay đổi, hệ thống pháp luật không đồng bộ: Đây là vấn đề tất yếu của một đất nước đang trong quá trình kiến thiết và phát triển. Tuy nhiên điều này đôi khi cũng làm ảnh hưởng tới hoạt động của ngân hàng.
- Ngoài ra, môi trường kinh doanh cũng là nguyên nhân phát sinh những món nợ quá hạn tại Chi nhánh, chẳng hạn như sự cạnh tranh, cơ những món nợ quá hạn tại Chi nhánh, chẳng hạn như sự cạnh tranh, cơ chế pháp lý, chính sách địa phương… làm ảnh hưởng đến tính chủ động trong phán quyết tín dụng.
4.1.3.2. Nguyên nhân chủ quan
*Từ phía khách hàng:
- Kinh doanh thua lỗ do trình độ, năng lực quản lý kinh doanh của doanh nghiệp còn yếu kém. Nhiều doanh nghiệp tham gia kinh doanh quá
nhiều mặt hàng, vay vốn mở rộng sản xuất kinh doanh vượt khả năng quản lý dẫn đến ứ đọng hàng hoá, kinh doanh thua lỗ, vốn bị thất thoát. Ngoài ra việc thẩm định dự án đầu tư không đúng cũng dẫn đến tình trạng thua lỗ, nợ không trả được.
- Sử dụng vốn sai mục đích xin vay đã nêu trong phương án vay vốn và trong hợp đồng tín dụng đã ký kết giữa ngân hàng và khách hàng. Nhiều khách hàng dùng tiền ngân hàng quay vốn không đúng đối tượng kinh doanh hoặc xử lý vốn vay ngắn hạn để đầu tư vào tài sản cố định hoặc kinh doanh bất động sản nên đã không trả nợ được đúng hạn.
- Đối tác của khách hàng không trả được nợ: Trong nền kinh tế thị trường, các doanh nghiệp muốn phát triển được phải không ngừng mở rộng bạn hàng. Nhưng khi hàng hóa đã được giao cho bạn hàng thì bạn hàng không có khả năng trả nợ dẫn đến khách hàng của chi nhánh không có tiền để trả nợ đúng hạn.
* Từ phía ngân hàng:
Cùng với sự phát triển của kinh tế thị trường, hoạt động tín dụng ngày càng được phát triển một cách đa dạng với sự tham gia của nhiều chủ thể kinh tế, theo đó quan hệ tín dụng cũng được mở rộng cả về đối tượng và quy mô làm cho hoạt động tín dụng ngân hàng càng đa dạng và phức tạp hơn. Hiện nay, các doanh nghiệp đang hoạt động trong môi trường cạnh tranh hết sức gay gắt, ngân hàng cũng không nằm ngoài xu thế đó. Để ngân hàng thương mại có thể đứng vững trong điều kiện cạnh tranh thị trường gay gắt và phục vụ nền kinh tế ngày càng tốt hơn, đòi hỏi các ngân hàng thương mại phải đa dạng hoá hoạt động kinh doanh của mình, mở rộng phạm vi hoạt động, nghiên cứu và đưa nhiều sản phẩm mới vào phục vụ khách hàng và đặc biệt là nâng cao chất lượng tín dụng của ngân hàng nhằm thích ứng tốt với tình hình mới.
- Nợ quá hạn phát sinh tại Chi nhánh trước tiên là do sự đánh giá, phân tích khả năng tài chính của đơn vị vay vốn chưa thật sự chính xác, chưa đúng đắn dẫn đến phân kỳ trả nợ chưa thật sự hợp lý làm ảnh hưởng đến khả năng trả nợ của khách hàng, khách hàng bị động lớn trong khâu trả nợ cho ngân hàng chính là điều làm cho nợ quá hạn phát sinh.
- Phương án vay vốn của khách hàng bị chính khách hàng lạm dụng, phương án với nhu cầu vốn thực là một số nhỏ hơn nhu cầu vay, nhưng do trình độ thẩm định còn một số hạn chế (như chưa thật sự am hiểu hết trong lĩnh vực đầu tư đó) nên ngân hàng đã cho vay vượt nhu cầu theo yêu cầu của khách hàng từ đó có một phần vốn đem sử dụng sang mục đích khác. Công tác kiểm tra, giám sát vốn vay trở nên khó khăn hơn, mục đích sử dụng vay vốn bị chuyển hướng cũng chính là một trong những nguyên nhân dẫn đến nợ quá hạn tại chi nhánh.
* Nguyên nhân từ cơ sở hạng tầng công nghệ thông tin:
- Hệ thống thông tin về khách hàng còn một số hạn chế, quan hệ giữa các thành viên vay vốn trong ngân hàng cũng chưa thể phân tích, nắm bắt hết được dẫn đến tình trạng đơn vị vay vốn có dư nợ tại nhiều tổ chức tín dụng dưới nhiều chủ thể khác nhau và thiếu những thông tin liên kết các dữ liệu đó gây khó khăn cho Chi nhánh trong khâu thẩm định, đánh giá hay phân tích..., từ đó ảnh hưởng đến chất lượng món vay và cũng chính là nguyên nhân phát sinh nợ quá hạn tại chi nhánh.
* Một số nguyên nhân khác:
- Nguyên nhân của nợ quá hạn của chi nhánh chính là nợ quá hạn chủ động. Chi nhánh đã chủ động phân tích, đánh giá những khoản nợ mà theo đánh giá chủ quan là sẽ bị chuyển sang nợ quá hạn, rồi từ đó chi nhánh đã chủ động chuyển sang nợ quá hạn để chủ động trích lập dự phòng theo quy định.
- Rủi ro được xem là tập hợp các nhân tố bên trong và bên ngoài tác động đến sự tăng trưởng của chi nhánh và rủi ro chính là yếu tố xuất hiện tất yếu khi công tác quản trị nợ quá hạn không được chú trọng, nói chung đây là hai vấn đề luôn song hành và không thể tách rời nhau. Các rủi ro có thể là:
+ Một quyết định sai lầm của các cấp quản lý trong chi nhánh.
+ Các gian lận trong sổ sách kế toán, các báo cáo tài chính, các mất mát tài chính.
+ Bảo vệ tài sản không chặt chẽ có thể gây thất thoát.
+ Khách hàng không thỏa mản, dư luận tiêu cực ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của chi nhánh.
+ Sử dụng các nguổn lực lãng phí, không hiệu quả.
+ Không hoàn thành những mục tiêu đã hoạch định cho các hoạt động hoặc chương trình.
4.3. Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả công tác Quản trị nợ quá hạn tại Ngân hàng Đông Nam Á – Chi nhánh Bắc Ninh hạn tại Ngân hàng Đông Nam Á – Chi nhánh Bắc Ninh
Trong hoạt động tín dụng thì kiểm soát nợ quá hạn và công tác quản trị nợ quá hạn là công việc hết sức khó khăn, để thực hiện tốt công việc này thì phải phân tích tốt những thực trạng phát sinh nợ quá hạn tại ngân hàng như