Tình hình huy động vốn của Ngân hàng TMCP Đông Nam Á Chi nhánh Bắc Ninh

Một phần của tài liệu QUẢN TRỊ NỢ QUÁ HẠN TẠI NGÂN HÀNG TMCPĐÔNG NAM Á - CHI NHÁNH BẮC NINH (Trang 80 - 82)

4.1.1. Hoạt động huy động vốn và cho vay vốn của Ngân hàng

4.1.1.1. Tình hình huy động vốn của Ngân hàng TMCP Đông Nam Á - Chi nhánh Bắc Ninh nhánh Bắc Ninh

Trong hoạt động kinh doanh cơ bản nhất và mang lại nguồn thu lớn nhất của Ngân hàng đó là hoạt động tín dụng, là sợi chỉ xuyên suốt mọi hoạt động cơ bản nhất để kéo theo sự hoạt động nhịp nhàng của các nghiệp vụ khác. Do đó, để hoạt động tín dụng được diễn ra trôi chảy thì một trong những yếu tố ảnh hưởng rất lớn đó là hoạt động huy động vốn. Hoạt động này được thể hiện ở Ngân hàng TMCP Đông Nam Á – Chi nhánh Bắc Ninh như sau:

Bảng 4.1. Tình hình nguồn vốn huy động phân theo thời gian của Ngân hàng TMCP Đông Nam Á - Chi nhánh Bắc Ninh giai đoạn 2010 - 2012

(ĐVT: Tỷ đồng) Chỉ tiêu Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 So sánh (%) 2011/2010 2012/2011 Tổng nguồn vốn huy động theo thời gian:

915,22 1.465,39 2.023,13 60,1 59,5 12,7 38,1 70,1 43,3 - Tiền gửi KKH 111,78 178,34 303,45 - Tiền gửi CKH < 12 tháng 298,03 335,91 481,34 - Tiền gửi CKH > 12 tháng 505,41 951,14 1.238,34

(Nguồn: Phòng Kế toán ngân quỹ)

Nhìn vào bảng 4.1 ta thấy, cơ cấu tiền gửi theo thời gian tại chi nhánh phân bổ không đồng đều, tỷ trọng vốn huy động không kỳ hạn khá thấp so với các loại nguồn vốn huy động có kỳ hạn khác, chiếm 12,2% so với tổng số vốn huy động theo thời gian. Điều này ảnh hưởng lớn đến chi phí sử dụng vốn và hiệu quả kinh doanh của Ngân hàng. Tuy nhiên, tiền gửi KKH và tiền gửi CKH < 12 tháng liên tục tăng qua các năm. Tiền gửi KKH tăng nhanh, năm 2011 tăng 59,5% so với năm 2010 và năm 2012 tăng 70,1% so với năm 2011. Khi tỷ trọng tiền gửi KKH ở mức quá cao sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến tỷ lệ dự trữ bắt buộc và tỷ lệ dự trữ thanh toán. Như vậy, Ngân hàng phải cố gắng phát triển hài hòa các loại hình tiền gửi, tránh để phát sinh thiên về một hướng mà có ảnh hưởng mạnh đến hiệu quả kinh doanh và cơ cấu nguồn vốn cũng phải phát triển tương ứng với cơ cấu dư nợ cho vay thì mới có kết quả tốt hơn, hiệu quả cao hơn trong kinh doanh.

b. Tình hình nguồn vốn huy động phân theo tính chất

Bảng 4.2. Tình hình nguồn vốn huy động phân theo tính chất của Ngân

Một phần của tài liệu QUẢN TRỊ NỢ QUÁ HẠN TẠI NGÂN HÀNG TMCPĐÔNG NAM Á - CHI NHÁNH BẮC NINH (Trang 80 - 82)