Nội dung của Quản trị nợ quá hạn trong hoạt động tín dụng của Ngân hàng Thương mại

Một phần của tài liệu QUẢN TRỊ NỢ QUÁ HẠN TẠI NGÂN HÀNG TMCPĐÔNG NAM Á - CHI NHÁNH BẮC NINH (Trang 42 - 57)

Ngân hàng Thương mại

2.1.3.1. Khái niệm Quản trị nợ quá hạn

Có rất nhiều khái niệm về công tác quản trị như:

Quản trị là các hoạt động được thực hiện nhằm đảm bảo sự hoàn thành công việc qua những nỗ lực của những người khác; quản trị là công tác phối hợp có hiệu quả các hoạt động của những người cộng sự khác cùng chung một tổ chức.

Quản trị là một quá trình nhằm đạt đến các mục tiêu đề ra bằng việc phối hợp hữu hiệu các nguồn lực của doanh nghiệp; còn có thể hiểu quản trị là việc thực hiện những hoạt động trong mỗi tổ chức một cách có ý thức và liên tục. Quản trị trong một doanh nghiệp tồn tại trong một hệ thống bao gồm các khâu, các phần, các bộ phận có mối liên hệ khăng khít với nhau, tác động qua lại lẫn nhau và thúc đẩy nhau quá trình phát triển.

Tóm lại, “Quản trị nợ quá hạn là việc hoàn thành quản lý, hạn chế các khoản nợ quá hạn ở một tỷ lệ cho phép, một tỷ lệ chấp nhận được như mục tiêu đã đề ra”.

2.1.3.2. Nội dung công tác Quản trị nợ quá hạn

Quản trị nợ quá hạn là một công việc phải thực hiện thường xuyên, liên tục, đôn đốc và nhắc nhở; công việc thiên nặng về giám sát, để hạn chế những tổn thất cho món vay thì mỗi một nhân viên ngân hàng phải thường xuyên ý thức rõ được sự kiểm soát tình hình sử dụng vốn vay là việc làm hết sức quan trọng. Nghiêm chỉnh chấp hành các quy định của pháp luật, quy định của ngành về thể lệ cho vay, mục đích vay vốn, nguồn kinh doanh, biên pháp bảo đảm tiền vay … thì từ đó mới mong rằng sẽ có được những khoản vay có chất lượng. Nợ quá hạn là một trong những tiêu chí quan trọng để đánh giá chất lượng tín dụng của từng cá nhân làm công tác tín dụng.

Xác định rõ mục tiêu nợ quá hạn và quán trị nợ quá hạn là công việc hết sứ quan trọng trong hoạt động của Ngân hàng thương mại, cần xác định rõ kết hoạch nợ quá hạn ở mức như thế nào, các nhóm nợ phải ở mức nào thì có thể chấp nhận được … Trong công tác điều hành hoạt động kinh doanh của NHTM, công tác Quản trị nợ quá hạn bao gồm các nội dung sau:

a. Xây dựng kế hoạch kiểm soát nợ quá hạn và quản trị nợ quá hạn

Trong hoạt động kinh doanh của NHTM, có kế hoạch, có chỉ tiêu định lượng cụ thể rồi từ đó tiến hành kiểm soát, khống chế và quản trị nợ quá hạn trong khuôn khổ đã định. Hàng năm, căn cứ vào số liệu hoạt động kinh doanh của năm trước, với các thông số kế hoạch của năm trước như thế nào để xây dựng kế hoạch kinh doanh cho năm sau trong đó có kế hoạch xây dựng tỷ lệ nợ quá hạn và quản trị nợ quá hạn như thế nào? Như vậy, để có được số liệu của nợ quá hạn thì cần căn cứ vào tỷ lệ nợ quá hạn của năm trước, tỷ lệ tăng trưởng dư nợ của năm hiện tại qua đó đánh giá, phân tích những khó khăn có thể xảy ra để từ đó xây dựng tỷ lệ nợ quá hạn ở mức độ bao nhiêu và cách thức quản trị chúng như thế nào. Nhận thức rõ tầm quan trọng của việc xây dựng kế hoạch nợ quá hạn và quản trị nợ quá hạn để đón nhận chúng một cách chủ động, có chuẩn bị.

b. Xây dựng quy chế, quy định về cho vay

Quy chế, quy định về cho vay được xây dựng cơ bản dựa trên những quy định của Ngân hàng Nhà nước và của Ngân hàng TMCP Đông Nam Á, có Ban pháp chế để tập trung nghiên cứu, xây dựng cho phú hợp với những quy định chung của hệ thống, quy định về tỷ lệ vốn tự có khi tham gia vào dự án, quy định việc chuyển tiền về tài khoản mở tại Ngân hàng, quy định về quy trình thẩm định …

Xây dựng quy chế, quy định phải phù hợp với sự phát triển của ngân hàng, phù hợp với nhu cầu khách hàng, phù hợp với nền kinh tế của địa

phương nơi ngân hàng hoạt động kinh doanh, gắn lợi ích giữa khách hàng và ngân hàng. Kiểm soát việc tuân thủ quy trình cho vay một cách chặt chẽ, có hệ thống, gắn liền với trách nhiệm cán bộ thẩm định cho vay để từ đó có hướng xử lý thích hợp khi có sự việc xảy ra. Công việc này phải làm thật chặt chẽ, hợp lý với điều kiện thực tế của ngân hàng, của môi trường kinh doanh, nhu cầu thiết thực của khách hàng thì mới mong có được những món vay tốt, có chất lượng.

c. Thẩm định khách hàng vay vốn

Trong công tác tín dụng Ngân hàng thì khâu thẩm định chiếm vị trí hết sức quan trọng, nếu thẩm định tốt thì món vay sẽ có khả năng trả nợ rất cao. Ngược lại, nếu thẩm định không tốt thì ảnh hưởng rất lớn đế khả năng phát sinh nợ quá hạn. Trong khâu thẩm định thì chú trọng nhất vẫn là thẩm định phương án vay vốn của khách hàng, phương án đúng đắn, sự trung thực của khách hàng vay, sử dụng vốn vay đúng mục đích, … thì khả năng hoàn vốn của khách hàng cho Ngân hàng là rất cao và ngược lại. Tổ chức thẩm định cần được qua ba cấp phê duyệt là cán bộ tín dụng, Trưởng phòng nghiệp vụ và Giám đốc. Như vậy về nhân sự tổ chức trong khâu thẩm định là khá chặt chẽ, kiểm soát chéo nhau nhằm chỉ ra những thiếu sót và giảm thiểu rủi ro khi quyết định cho vay.

Đây là một yếu tố tiền đề ảnh hưởng mạnh mẽ đến nợ quá hạn và quản trị nợ quá hạn. Khâu thẩm định là then chốt trong vấn đề quyết định cho vay, là một công việc đòi hỏi sự tỷ mẩn, sáng suốt của người thẩm định, thẩm định giúp đánh giá mức độ tin cậy của phương án sản xuất kinh doanh, phân tích và đánh giá được mức độ rủi ro của phương án để từ đó có quyết định cho vay. Trong quá trình thẩm định, những câu hỏi với khách hàng giúp ta đánh giá được độ tin cậy của phương án kinh doanh, tính khả thi của phương án, cùng hỗ trợ khách hàng trong chiến lược kinh doanh và đưa ra những ý kiến

xác thực giúp cho khách hàng có những hiểu biết hơn nữa về môi trường kinh doanh của mình… có sự hợp tác như thế mới mong có được những dự án thành công và có được những món vay thành công, có như thế thì mới mong giảm thiểu được nợ quá hạn và công tác quản trị nợ quá hạn mới thực hiện tốt được.

d. Kiểm tra giám sát sử dụng vốn vay của khách hàng

Đây là quá trình xảy ra sau khi đã giải ngân, quá trình này về cơ bản là giám sát việc sử dụng vốn vay có đúng mục đính hay không? tiến độ thực hiện của phương án đã đến đâu và đã thực hiện như thế nào? Công việc này nếu thực hiện tốt thì sẽ góp phần giảm thiểu rủi ro, hạn chế nợ quá hạn ở mức thấp và để cho công tác quản trị nợ quá hạn được đơn giản hơn. Quá trình kiểm tra phải được diễn ra thường xuyên, liên tục mang tính nhắc nhở khách hàng, mang tính nhắc nhở cán bộ tín dụng cần sâu sát hơn với phương án kinh doanh của khách hàng để có những hỗ trợ kịp thời, tránh sai sót ăn sâu. Bên cạnh đó, nội dung kiểm tra cần phải được xây dựng trước sát với tình hình thực tế của phương án vay vốn đó, có như thế mới tránh khỏi những lúng túng khi tiếp cận thực tế kinh doanh của khách hàng.

e. Thực hiện các biện pháp phòng ngừa nợ quá hạn

Cũng là công việc hết sức quan trọng nhưng cũng hết sức khó khăn và phức tạp. Phòng ngừa hay quản trị nợ quá hạn đều phải dựa trên những nguyên tắc chính của quy chế, quy định về cho vay, công tác kiểm tra giám sát vốn vay, quy trình và quá trình thẩm định khi cho vay, công tác thẩm định và công tác kiểm tra, giám sát tốt thì mới mong phòng ngừa tốt được nợ quá hạn và quản trị tốt nợ quá hạn. Để có được như vậy, cần phải có những giải pháp cụ thể như:

- Kiểm tra, giám sát tình hình sử dụng vốn vay của khách hàng, tiến độ giải ngân cho phương án kinh doanh có phù hợp chưa, đưa ra những đánh giá để có biện pháp thích hợp.

- Thường xuyên tổ chức đánh giá, phân tích những món vay có nghi ngờ, có tiềm ẩn rủi ro cao.

Tỷ lệ trích lập dự phòng của các nhóm nợ trên như sau: + Nợ nhóm 2: tỷ lệ trích 5%.

+ Nợ nhóm 3: tỷ lệ trích 20%. + Nợ nhóm 4: tỷ lệ trích 50%. + Nợ nhóm 5: tỷ lệ trích 100%.

- Quá trình thực hiện công tác trích lập dự phòng được thực hiện phải theo đúng quy định của Ngân hàng TMCP Đông Nam Á.

* Các phương pháp xếp hạng và Quản trị nợ quá hạn:

Nợ quá hạn trong hoạt động kinh doanh tín dụng thường được xếp hạng bằng trái phiếu và khoản cho vay. Việc xếp hạng này được thực hiện bởi một số dịch vụ xếp hạng tư nhân trong đó có Moody và Standard & Poor là những dịch vụ khá tốt hiện nay.

Đối với Moody thì xếp hạng cao nhất từ Aaa, còn đối với Standard & Poor thì cao nhất lại là AAA. Việc xếp hạng giảm từ Aa và AA sau đó thấp dần để phản ánh rủi ro không được hoàn vốn cao. Trong đó khoản cấp tín dụng của 4 loại đầu được xem như là khoản mà Ngân hàng nên đầu tư nhất còn những khoản bên dưới thì ngân hàng nên xem xét, không nên cho vay. Nhưng thực tế vì phải xem xét mối quan hệ tỷ lệ thuận giữa rủi ro và lợi nhuận nên những khoản cho vay tuy được xếp hạng thấp nhưng lại có lợi nhuận cao nên đôi lúc ngân hàng vẫn xem xét để cho vay những khoản này.

Mô hình xếp hạng của Công ty Moody:

Xếp hạng Tình trạng

AAA Chất lượng cao nhất, rủi ro thấp nhất

AA Chất lượng cao

A Chất lượng trên trung bình BBB Chất lượng trung bình

BB Chất lượng trung bình mang yếu tố đầu cơ B Chất lượng dưới trung bình

CCC Chất lượng kém

CC Mang tính đầu cơ, có thể vỡ nợ C Chất lượng kém nhất, triển vọng xấu

Mô hình xếp hạng của Công ty Standard & Poor:

Xếp hạng Tình trạng

Aaa Chất lượng cao nhất, rủi ro thấp nhất

Aa Chất lượng cao

A Chất lượng trên trung bình Baa Chất lượng trung bình

Ba Chất lượng trung bình mang yếu tố đầu cơ B Chất lượng dưới trung bình

Caa Chất lượng kém

Ca Mang tính đầu cơ, có thể vỡ nợ C Chất lượng kém nhất, triển vọng xấu

Mô hình điểm số Z (Z – Credit scoring model):

Đây là mô hình do E.I Altman dùng để cho điểm tín dụng đối với các doanh nghiệp vay vốn. Đại lượng Z dùng làm thức đo tổng hợp để phân loại rủi ro tín dụng đối với người đi vay và phụ thuộc vào:

- Trị số của các chỉ số tài chính của khách hàng vay.

- Tầm quan trọng của các chỉ số này trong việc xác định xáx suất mất khả năng trả nợ của khách hàng trong quá khứ.

Z = 1,2X1 + 1,4X2 + 3,3X3 + 0,6X4 + 1,0X5

Trong đó:

X1 = Hệ số vốn lưu động/ tổng tài sản X2 = Hệ số lãi chưa phân phối/ tổng tài sản

X3 = Hệ số lợi nhuận trước thuế và lãi/ tổng tài sản

X4 = Hệ số giá trị thị trường của tổng vốn sở hữu/ giá trị hạch toán của nợ X5 = Hệ số doanh thu/ tổng tài sản

Trị số Z càng cao, thì xác suất mất khả năng trả nợ của người đi vay càng thấp. Ngược lại, khi trị số Z thấp hoặc là một số âm thì đó là căn cứ xếp khách hàng vào nhóm có nguy cơ mất khả năng thanh toán cao.

Theo mô hình cho điểm của E.I Altman, bất cứ công ty nào có điểm số thấp hơn 1,81 thì được xếp vào nhóm có nguy cơ mất khả năng trả nợ cao, nguy cơ nợ quá hạn cao nhất.

Mô hình điểm số tín dụng tiêu dùng:

Các yếu tố quan trọng liên quan đến khách hàng sử dụng mô hình cho điểm tín dụng bao gồm: Hệ số tín dụng, tuổi đời, trạng thái tài sản, số người phụ thuộc, sở hữu nhà, điện thoại cố định, số tài khoản cá nhân, thời gian công công tác. Bảng dưới đây là những hạng mục và điểm thường được sử dụng ở các ngân hàng của Mỹ.

STT Các hạng mục xác định chất lượng tín dụng Điểm

1 Nghề nghiệp của người vay

- Chuyên gia hay phụ trách kinh doanh - Công nhân có kinh nghiệm

- Nhân viên văn phòng

10 8 7

- Công nhân không có kinh nghiệm - Công nhân bán thất nghiệp

4 2 2 Trạng thái nhà ở

- Nhà riêng

- Nhà thuê hay căn hộ - Sống cùng người khác 6 4 2 3 Xếp hạng tín dụng - Tốt - Trung bình - Không có hồ sơ - Tồi 10 5 2 0 4 Kinh nghiệm nghề nghiệp

- Nhiều hơn 1 năm - Từ 1 năm trở xuống

5 2 5 Thời gian sống tại địa chỉ hiện hành

- Nhiều hơn 1 năm - Từ 1 năm trở xuống 2 1 6 Điện thoại cố định - Có - Không 2 0 7 Số người sống chung (số người phụ thuộc)

- Không - Một - Hai - Ba - Nhiều hơn 3 3 3 4 4 2 8 Các tài khoản tại ngân hàng

- Tài khoản tiết kiệm và phát hành Sec - Chỉ có tài khoản tiết kiệm

- Chỉ có tài khoản phát hành Sec - Không có

4 3 2 0

Khách hàng có số điểm cao nhất theo mô hình với 8 mục tiêu trên là 43 điểm, thấp nhất là 9 điểm. Giả sử ngân hàng biết mức 28 điểm là ranh giới giữa khách hàng có tín dụng tốt và khách hàng có tín dụng xấu, từ đó ngân hàng hình thành khung chính sách tín dụng theo mô hình điểm số như sau:

Tổng số điểm của khách hàng Quyết định tín dụng

29 – 30 điển Cho vay đến 500 USD

31 – 33 điểm Cho vay đến 1.000 USD

34 – 36 điểm Cho vay đến 2.500 USD

37 – 38 điểm Cho vay đến 3.500 USD

39 – 40 điểm Cho vay đến 5.000 USD

41 – 43 điểm Cho vay đến 5.000 USD

g. Phân loại nợ quá hạn

Trong cách thức về phân loại nợ có nhiều cách chia tách các khoản nợ quá hạn, tuy nhiên ở đây có hai cách phân nhóm nợ quá hạn cơ bản là phân theo đối tượng bị nợ quá hạn và phân theo thời gian bị nợ quá hạn:

* Phân loại nợ quá hạn theo đối tượng vay vốn là cách thức phân chia khách hàng vay vốn ra thành các thành phần khác nhau như: doanh nghiệp nhà nước, công ty cổ phần, công ty TNHH, hộ, cá thể…

* Phân loại nợ quá hạn theo thời gian:

- Nợ nhóm 1: gồm các khoản nợ trong hạn và các khoản nợ quá hạn dưới 10 ngày.

- Nợ nhóm 2 (Nợ cần chú ý) bao gồm:

+ Các khoản nợ quá hạn từ 10 ngày đến dưới 90 ngày;

+ Các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ trong hạn theo thời hạn nợ đã cơ cấu lại;

+ Các khoản nợ khác được phân loại vào nhóm 2 theo quy định tại Khoản 3 và Khoản 4.

- Nợ nhóm 3 (Nợ dưới tiêu chuẩn) bao gồm: + Các khoản nợ quá hạn từ 90 đến 180 ngày;

+ Các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ quá hạn dưới 90 ngày theo thời hạn đã cơ cấu lại;

+ Các khoản nợ khác được phân loại vào nhóm 3 theo quy định tại Khoản 3 và Khoản 4.

- Nợ nhóm 4 (Nợ nghi ngờ) bao gồm:

Một phần của tài liệu QUẢN TRỊ NỢ QUÁ HẠN TẠI NGÂN HÀNG TMCPĐÔNG NAM Á - CHI NHÁNH BẮC NINH (Trang 42 - 57)