Hệ thống chỉ tiêu chủ yếu chú trọng phân tích

Một phần của tài liệu QUẢN TRỊ NỢ QUÁ HẠN TẠI NGÂN HÀNG TMCPĐÔNG NAM Á - CHI NHÁNH BẮC NINH (Trang 78)

Doanh số cho vay: Là chỉ tiêu phản ánh tất cả các khoản tín dụng mà ngân hàng đã phát ra cho vay trong một khoảng thời gian nào đó, không kể món cho vay đó đã thu hồi về hay chưa. Doanh số cho vay thường được xác định theo tháng, quí, năm.

Doanh số thu nợ: Là toàn bộ các món nợ mà ngân hàng đã thu về từ các khoản cho vay của ngân hàng kể cả năm nay và những năm trước đó.

Dư nợ: Là chỉ tiêu phản ánh tại một thời điểm xác định nào đó ngân hàng hiện còn cho vay bao nhiêu, và đây cũng là khoản mà ngân hàng cần phải thu về.

Tổng dư nợ / Nguồn vốn huy động (% , lần): Chỉ số này xác định hiệu qủa đầu tư của một đồng vốn huy động. Nó giúp cho nhà phân tích so sánh khả năng cho vay của Ngân hàng với nguồn vốn huy động. Chỉ tiêu này quá lớn hay quá nhỏ đều không tốt bởi vì nếu chỉ tiêu này lớn thì khả năng huy động vốn của Ngân hàng thấp, ngược lại chỉ tiêu này nhỏ thì Ngân hàng sử dụng nguồn vốn huy động không hiệu quả.

Nợ quá hạn / Tổng dư nợ (%) : Chỉ số này đo lường chất lượng nghiệp vụ tín dụng của Ngân hàng. Những Ngân hàng có chỉ số này thấp cũng có nghĩa là chất lượng tín dụng của Ngân hàng này cao.

Thu nhập từ hoạt động tín dụng: Chỉ tiêu đánh giá hiệu quả kinh doanh của ngân hàng, so sánh trên tỷ trọng thu nhập ngân hàng ta có thể đánh giá được tình hình hoạt động tín dụng tại ngân hàng và hiệu quả của hoạt động tín dụng đối với tất cả các hoạt động thu lợi khác trong ngân hàng.

+ Tỷ trọng nợ quá hạn là phần thương giữa dư nợ quá hạn và tổng dư nợ, đây là số tương đối phản ánh về chất lượng tín dụng. Nếu tỷ trọng này cao thì chất lượng tín dụng không tốt và ngược lại …

+ Nguồn vốn huy động là lượng tiền gửi được huy động từ các tầng lớp dân cư, từ các tổ chức, từ các doanh nghiệp … nguồn vốn huy động có ý nghĩa hết sức quan trọng trong hoạt động kinh doanh của ngân hàng thương mại, nó là chỉ tiêu phản ánh năng lực tài chính, độ bền vững trong hoạt động tín dụng của ngân hàng thương mại.

PHẦN IV

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

4.1. Thực trạng Quản trị nợ quá hạn của Ngân hàng TMCP Đông Nam Á - Chi nhánh Bắc Ninh

4.1.1. Hoạt động huy động vốn và cho vay vốn của Ngân hàng

4.1.1.1. Tình hình huy động vốn của Ngân hàng TMCP Đông Nam Á - Chi nhánh Bắc Ninh nhánh Bắc Ninh

Trong hoạt động kinh doanh cơ bản nhất và mang lại nguồn thu lớn nhất của Ngân hàng đó là hoạt động tín dụng, là sợi chỉ xuyên suốt mọi hoạt động cơ bản nhất để kéo theo sự hoạt động nhịp nhàng của các nghiệp vụ khác. Do đó, để hoạt động tín dụng được diễn ra trôi chảy thì một trong những yếu tố ảnh hưởng rất lớn đó là hoạt động huy động vốn. Hoạt động này được thể hiện ở Ngân hàng TMCP Đông Nam Á – Chi nhánh Bắc Ninh như sau:

Bảng 4.1. Tình hình nguồn vốn huy động phân theo thời gian của Ngân hàng TMCP Đông Nam Á - Chi nhánh Bắc Ninh giai đoạn 2010 - 2012

(ĐVT: Tỷ đồng) Chỉ tiêu Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 So sánh (%) 2011/2010 2012/2011 Tổng nguồn vốn huy động theo thời gian:

915,22 1.465,39 2.023,13 60,1 59,5 12,7 38,1 70,1 43,3 - Tiền gửi KKH 111,78 178,34 303,45 - Tiền gửi CKH < 12 tháng 298,03 335,91 481,34 - Tiền gửi CKH > 12 tháng 505,41 951,14 1.238,34

(Nguồn: Phòng Kế toán ngân quỹ)

Nhìn vào bảng 4.1 ta thấy, cơ cấu tiền gửi theo thời gian tại chi nhánh phân bổ không đồng đều, tỷ trọng vốn huy động không kỳ hạn khá thấp so với các loại nguồn vốn huy động có kỳ hạn khác, chiếm 12,2% so với tổng số vốn huy động theo thời gian. Điều này ảnh hưởng lớn đến chi phí sử dụng vốn và hiệu quả kinh doanh của Ngân hàng. Tuy nhiên, tiền gửi KKH và tiền gửi CKH < 12 tháng liên tục tăng qua các năm. Tiền gửi KKH tăng nhanh, năm 2011 tăng 59,5% so với năm 2010 và năm 2012 tăng 70,1% so với năm 2011. Khi tỷ trọng tiền gửi KKH ở mức quá cao sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến tỷ lệ dự trữ bắt buộc và tỷ lệ dự trữ thanh toán. Như vậy, Ngân hàng phải cố gắng phát triển hài hòa các loại hình tiền gửi, tránh để phát sinh thiên về một hướng mà có ảnh hưởng mạnh đến hiệu quả kinh doanh và cơ cấu nguồn vốn cũng phải phát triển tương ứng với cơ cấu dư nợ cho vay thì mới có kết quả tốt hơn, hiệu quả cao hơn trong kinh doanh.

b. Tình hình nguồn vốn huy động phân theo tính chất

Bảng 4.2. Tình hình nguồn vốn huy động phân theo tính chất của Ngân hàng TMCP Đông Nam Á – Chi nhánh Bắc Ninh

(ĐVT: Tỷ đồng) Chỉ tiêu Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 So sánh (%) 2011/2010 2012/2011 Tổng nguồn vốn huy động 915,22 1.465,39 2.023,13 60,1 38,1 Trong đó:

- Tiền gửi dân cư 663,23 1.085,41 1.402,11 - Tiền gửi TCKT 251,99 379,98 621,02

(Nguồn: Phòng Kế toán ngân quỹ)

Nhìn vào bảng số liệu 4.2 ta thấy, trong năm 2010, mặc dù bị ảnh hưởng suy thoái kinh tế toàn cầu, biến động của giá vàng, tỷ giá ngoại tệ, tình hình cạnh tranh lãi suất từ các Ngân hàng TMCP trên địa bàn diễn ra hết sức gay gắt nhưng nguồn vốn huy động vẫn đạt kết quả khả quan. Nguồn vốn huy động từ dân cư và các tổ chức kinh tế tăng qua các năm, đặc biệt năm 2011 số nguồn vốn huy động được tăng 60,1% so với năm 2010. Trong đó, nguồn vốn được huy động từ tiền gửi dân cư tăng 63,7% so với năm 2010. Sang năm 2012, nền kinh tế có dấu hiệu phục hồi, tiền gửi từ các TCKT tăng mạnh, tỷ lệ tăng 63,4% so với năm 2011, tiền gửi từ dân cư tăng chậm hơn, tỷ lệ tăng là 29,3%. Các đợt huy động tiền gửi dự thưởng tại chi nhánh đều đạt kết quả rất khả quan.

4.1.1.2. Tình hình cho vay của Ngân hàng TMCP Đông Nam Á – Chi nhánh Bắc Ninh Bắc Ninh

Song song với sự phát triển của nguồn vốn huy động, tình hình cho vay vốn của Seabank - Chi nhánh Bắc Ninh luôn bám sát kế hoạch, bám sát nguồn vốn huy động, tăng trưởng tương ứng với nguồn vốn huy động được; từ đó

đảm bảo tính thanh khoản, tăng trưởng tín dụng, đảm bảo cho Ngân hàng hoạt động an toàn và hiệu quả.

a. Tình hình dư nợ phân theo loại ngoại tệ

Bảng 4.3. Tình hình dư nợ phân theo loại ngoại tệ tại Ngân hàng Đông Nam Á – chi nhánh Bắc Ninh giai đoạn 2010 – 2012

(ĐVT: Tỷ đồng) Chỉ tiêu Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 So sánh (%) 2011/2010 2012/2011 Tổng số dư nợ 283,29 411,81 584,62 45,4 41,9 Trong đó: - Dư nợ nội tệ 245,11 331,56 485,83 35,3 46,5 - Dư nợ ngoại tệ (quy đổi VNĐ) 38,18 80,25 98,79 110,2 23,1

(Nguồn: Phòng Kế toán ngân quỹ)

Nhìn vào bảng 4.3 ta thấy, dư nợ trong các năm từ 2010 đến năm 2012 tăng 301,33 tỷ đồng, tỷ lệ tăng 45,4% so với năm 2010 và năm 2012 tăng 41,9% so với năm 2011. Đây là dấu hiệu tăng trưởng tương đối ổn định đối với công tác tín dụng tại chi nhánh. Trong đó, dư nợ nội tệ luôn chiếm tỷ lệ cao so với tổng dư nợ, trên 80% tổng dư nợ. Dư nợ ngoại tệ năm 2011 tăng nhanh so với năm 2010, tỷ lệ tăng là 110,2%; nhưng đến năm 2012 tỷ lệ tăng này giảm còn 23,1%.

b. Tình hình dư nợ phân theo thời gian cho vay

Bảng 4.4. Tình hình dư nợ phân theo thời gian cho vay của Ngân hàng Đông Nam Á – Chi nhánh Bắc Ninh giai đoạn 2010 – 2012

(ĐVT: Tỷ đồng) Chỉ tiêu Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 So sánh (%) 2011/2010 2012/2011

Tổng dư nợ cho vay theo thời gian

283,29 411,81 584,62 45,4 41,9

Trong đó:

- Dư nợ ngắn hạn 161,52 252,90 405,72 56,6 60,4

- Dư nợ trung hạn 88,23 120,45 137,35 36,5 14,0

- Dư nợ dài hạn 33,54 38,46 41,55 14,7 8,0

(Nguồn: Phòng Kế toán ngân quỹ)

Nhìn vào bảng 4.4 ta thấy, dư nợ ngắn hạn năm 2010 đạt 161,52 tỷ đồng, chiếm 59,1% tổng dư nợ. Dư nợ trung hạn đạt 88,23 tỷ đồng, chiếm 31,1% tổng dư nợ. Dư nợ dài hạn đạt 33,54 tỷ đồng, chiếm 11,8% tổng dư nợ. Dư nợ ngắn hạn năm 2011 tăng 91,38 tỷ đồng so với năm 2010, tỷ lệ tăng 56,6% và năm 2012 tăng 152,82 tỷ đồng so với năm 2011, tỷ lệ tăng 60,4%. Dư nợ ngắn hạn trong giao đoạn này tăng trưởng khá ổn định. Tỷ lệ nợ trung và dài hạn cũng tương đối ổn định qua các năm và quan trọng nhất là tỷ lệ nợ trung dài hạn chiếm tỷ lệ đúng như kế hoạch hoạt động kinh doanh đã đề ra (chiếm tỷ trọng không quá 45 % tổng dư nợ).

c. Tình hình dư nợ phân theo thành phần kinh tế

Bảng 4.5. Tình hình dư nợ phân theo thành phần kinh tế của Ngân hàng Đông Nam Á – Chi nhánh Bắc Ninh giai đoạn 2010 – 2012

(ĐVT: Tỷ đồng) Chỉ tiêu Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 So sánh (%) 2011/2010 2012/2011

Tổng dư nợ cho vay theo thành phần kinh tế 283,29 411,81 584,62 45,4 41,9 Trong đó: - Dư nợ DN Nhà nước 34,82 39,21 45,77 12,6 16,7 - Dư nợ DN ngoài quốc doanh 69,86 81,17 139,73 16,2 72,1 - Dư nợ hộ gia đình, cá thể 178,61 291,43 399,12 63,2 37,0

(Nguồn: Phòng Kế toán ngân quỹ)

Nhìn vào bảng 4.5 ta thấy, trong cơ cấu cho vay theo thành phần kinh tế tại Seabank – Chi nhánh Bắc Ninh có biến động qua các năm. Tuy nhiên sự biến động này không ổn định đối với các thành phần nhưng có ảnh hưởng tới lợi nhuận kỳ vọng, tới hiệu quả kinh doanh. Trong đó, dư nợ của DN Nhà nước tăng tương đối ổn định qua các năm, tỷ lệ tăng trên 10%. Dư nợ của DN ngoài quốc doanh tăng mạnh trong năm 2012 là 58,56 tỷ đồng, tương ứng 72,1% so với năm 2011. Còn dư nợ hộ gia đình, cá thể có tăng nhưng tỷ lệ tăng này giảm trong năm 2012, năm 2011 tăng 63,2% so với năm 2010, sang năm 2012 tỷ lệ tăng chỉ còn 37% so với năm 2011. Trong quá trình Ngân hàng cho các thành phần kinh tế vay cần cân nhắc, nếu cho vay vốn đối với doanh nghiệp nhiều thì ảnh hưởng đến lợi nhuận vì doanh nghiệp khi vay luôn được ưu đãi về lãi suất so với hộ gia đình hay các thể vay vốn.

4.1.2. Thực trạng Quản trị nợ quá hạn của Ngân hàng Đông Nam Á – Chi nhánh Bắc Ninh nhánh Bắc Ninh

4.1.2.1. Thực trạng công tác lập kế hoạch về Quản trị nợ quá hạn

Tại Seabank – Chi nhánh Bắc Ninh luôn xác định xây dựng những kế hoạch, mục tiêu nợ quá hạn và quản trị nợ quá hạn một cách cụ thể, chặt chẽ hơn nữa. Lập kế hoạch kinh doanh trong đó có kế hoạch nợ quá hạn để từ đó có những chuẩn bị tốt hơn cho việc tiếp nhận các món nợ vay quá hạn một cách chủ động

Bảng 4.6. Thực trạng nợ quá hạn của Ngân hàng Đông Nam Á – Chi nhánh Bắc Ninh giai đoạn 2010 – 2012

Chỉ tiêu Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 So sánh (%)

Số lượng (Tỷ đồng) Tỷ lệ (%) Số lượng (Tỷ đồng) Tỷ lệ (%) Số lượng (Tỷ đồng) Tỷ lệ (%) 2011/2010 2012/2011 Tổng dư nợ Trong đó: - Nợ quá hạn - Trích lập DPRR - XLRR - Thu nợ xử lý 283,29 1,16 0,35 0,29 0,76 0,41 411,81 1,44 0,66 0,53 0,34 0,35 584,62 1,34 0,91 0,72 0,37 0,23 45,40 24,14 88,57 82,76 - 55,26 41,90 - 6,94 37,88 35,85 8,82

Nhìn vào bảng số liệu ta thấy, tỷ lệ nợ quá hạn tại Seabank – Chi nhánh Bắc Ninh tuy thấp so với tỷ lệ cho phép của Ngân hàng Seabank. Do đó, chi nhánh cần chú trọng đến những ngành nghề có hiệu quả đầu tư cao, hạn chế đầu tư vào những ngành nhiều tiềm ẩn rủi ro như: Kinh doanh sắt thép xây dựng, kinh doanh bất động sản... Bên cạnh đó, công tác giám sát, quản lý nợ còn nhiều khó khăn, bất cập, chưa thể kiểm soát tốt được.

Dư nợ quá hạn đến 31/12/2010 là 1,16 tỷ đồng chiếm 0,41% tổng dư nợ. Số tiền trích lập dự phòng rủi ro tín dụng là 0,35 tỷ đồng và xử lý rủi ro tín dụng là 0,29 tỷ đồng, thu hồi nợ xử lý là 0,76 tỷ đồng.

Dư nợ quá hạn đến 31/12/2011 là 1,44 tỷ đồng chiếm 0,35% tổng dư nợ, so với năm 2010 tăng 24,14%.

Trong năm 2011, chi nhánh đã trích lập dự phòng rủi ro tín dụng 0,66 tỷ đồng, xử lý rủi ro tín dụng 0,53 tỷ đồng, thu hồi nợ xử lý rủi ro 0,34 tỷ đồng đạt 161,9% so kế hoạch giao (kế hoạch giao 0,21 tỷ đồng).

Bằng các biện pháp kiểm soát chặt chẽ, quản lý tín dụng theo hướng nâng cao chất lượng tín dụng, trong năm 2012, tỷ lệ nợ quá hạn của chi nhánh giảm đáng kể. Dư nợ quá hạn đến 31/12/2012 là 1,34 tỷ đồng chiếm 0,23% tổng dư nợ, so với năm 2011 giảm 6,94%. Tỷ lệ trích lập DPRR và XLRR gia tăng qua các năm, nhưng sang năm 2012 tỷ lệ này tăng chậm. Trong khi đó, thu nợ xử lý của chi nhánh năm 2011 giảm 55,26% so với năm 2010 nhưng sang năm 2012, tình hình thu nợ đã tăng 8,82% so với năm 2011. Đây là những cố gắng không ngừng mệt mỏi trong công tác quản trị nợ quá hạn tại chi nhánh, chi nhánh đã tuân thủ chặt chẽ quy trình tác nghiệp, đặc biệc là quy trình thẩm định khi cho vay và quy trình kiểm tra, giám sát sử dụng vốn vay.

Qua phân tích trên cho thấy nợ quá hạn tại Seabank – Chi nhánh Bắc Ninh được kiểm soát khá cẩn thận, các phát sinh cũng đều nằm trong kế hoạch cho phép. Tuy nhiên, cũng cần nhìn nhận vấn đề một cách thực tế hơn,

xem xét các khoản nợ còn tiềm ẩn sẽ quá hạn trong tương lai đặc biệt là các dự án trung, dài hạn và có số dư nợ lớn. Một khi những món nợ trên xảy ra quá hạn thì tỷ lệ nợ quá hạn sẽ tăng lên rất cao, đến khi này chúng ta không thể kiểm soát được chúng bằng các biện pháp hiện có, mức độ rủi ro chưa thể đo lường hết được. Do đó, công tác Quản trị nợ quá hạn phải hết sức thường xuyên, liên tục để có những phản hồi kịp thời nhằm xử lý chúng để không bị động, mất kiểm soát dẫn đến những bất ngờ trong kinh doanh, bị động trong xử lý là những điều rất đáng tiếc trong hoạt động kinh doanh ngân hàng nói riêng và các hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp nói chung.

4.1.2.2. Thực trạng công tác xây dựng quy chế, quy định cho vay

Trong công tác xây dựng về quy chế, quy định cho vay trước tiên Seabank – Chi nhánh Bắc Ninh vẫn phải bám sát theo những quy định chung của Ngân hàng Seabank, của Ngân hàng Nhà nước, theo luật các Tổ chức tín dụng và theo Luật doanh nghiệp để từ đó có những định hướng cụ thể cho chi nhánh. Xây dựng về các quy định cho vay là sự phối hợp giữa Phòng Kế toán ngân quỹ, Phòng khách hàng và thẩm định, Phòng hỗ trợ và hạch toán tín dụng và các Phòng ban có liên quan sau đó trình lên Ban Giám đốc để xem xét lại việc xây dựng quy định cho vay. Thực tế của việc xây dựng những quy định cho vay để nhằm đưa ra những định hướng cụ thể cho từng chi nhánh tại các địa phương khác nhau, như vậy ngoài các quy định kể trên còn phải nói đến những quy định tại địa bàn nơi chi nhánh trú đóng để xây dựng quy định cho vay sao cho phù hợp. Xây dựng kế hoạch cho vay ngắn hạn và cho vay trung, dài hạn phải dựa trên nghị quyết của Hội đồng quản trị và thông thường tỷ lệ cho vay trung – dài hạn chiếm khoảng 40 – 45 % tổng dư nợ cho vay. Cho vay phải có tài sản đảm bảo, vốn tự có tham gia vào phương án phải là

Một phần của tài liệu QUẢN TRỊ NỢ QUÁ HẠN TẠI NGÂN HÀNG TMCPĐÔNG NAM Á - CHI NHÁNH BẮC NINH (Trang 78)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(113 trang)
w