Tình hình lao động của Ngân hàng TMCP Đông Nam Á Chi nhánh Bắc Ninh

Một phần của tài liệu QUẢN TRỊ NỢ QUÁ HẠN TẠI NGÂN HÀNG TMCPĐÔNG NAM Á - CHI NHÁNH BẮC NINH (Trang 72)

Bắc Ninh

Con người là nhân tố quan trọng nhất quyết định thành công của hoạt động ngân hàng, vì vậy chi nhánh luôn chú trọng công tác đào tạo, bố trí cán bộ:

* Trong năm 2010: Tổng số lao động toàn chi nhánh đạt 110 người tăng 9 người so với đầu năm.

Về trình độ lao động: 08 Thạc sỹ, 75 người tốt nghiệp Đại học và 27 người có trình độ Cao đẳng. Việc phân công, bố trí lao động được chi nhánh quan tâm, từng bước bố trí lại cán bộ cho phù hợp với trình độ, khả năng chuyên môn và yêu cầu chung của công việc. Chi nhánh cũng rất chú trọng đến công tác đào tạo và đào tạo lại cho cán bộ, ngoài việc cử cán bộ đi học các lớp đào tạo ngắn hạn về nghiệp vụ chi nhánh còn chú trọng đến việc tạo điều kiện cho cán bộ theo học các lớp như hoàn chỉnh đại học, đại học, sau đại học...

Về công nghệ thông tin: Đây là vấn đề đòi hỏi thiết thực hiện tại, công nghệ thông tin đã được ứng dụng sâu và rộng vào môi trường kinh doanh của ngân hàng. Chi nhánh thường xuyên trang bị thiết bị hiện đại, cập nhật trình độ tin học cho cán bộ, khuyến khích, hỗ trợ cho việc học thêm tin học.

* Đến cuối năm 2011, tổng số lao động của chi nhánh là 112 người tăng 2 người so với đầu năm.

Trình độ lao động: 10 Thạc sỹ, 90 người có trình độ đại học và 12 người có trình độ Cao đẳng.

* Đến cuối năm 2012, tổng số lao động: 114 người so với đầu năm tăng 2 người. Trình độ lao động: Thạc sĩ (12), Đại học (90), Cao đẳng (12) người.

Việc phân công, bố trí lao động rất được quan tâm, từng bước bố trí lại cán bộ cho phù hợp với trình độ, khả năng chuyên môn và yêu cầu công việc.

Công tác đào tạo tại chi nhánh rất chú trọng, ngoài việc cử cán bộ tham gia theo học các lớp đào tạo tập huấn kỹ năng nâng cao nghiệp vụ do SeAbank tổ chức, chi nhánh còn tạo điều kiện cho cán bộ theo học các lớp như: hoàn chỉnh đại học, đại học, sau đại học, ...

Công nghệ thông tin: Công nghệ thông tin đáp ứng yêu cầu công việc, trang thiết bị thường xuyên đổi mới. Trình độ tin học của cán bộ trong chi nhánh hầu hết đã đạt trình độ căn bản. Số máy vi tính hiện có tại chi nhánh là 112 máy.

Những giải pháp nâng cao năng lực tài chính: Chi nhánh đưa ra nhiều giải pháp nhằm tăng thu, tiết kiệm chi. Từng bước nâng dần tỷ lệ thu từ dịch vụ. Chi nhánh đã nỗ lực xử lý nợ tồn đọng, đưa chỉ tiêu thu nợ xử lý như là một chỉ tiêu bắt buộc đối với cán bộ khi xét lương kinh doanh và thi đua khen thưởng.

Bảng 3.1. Cơ cấu lao động tại Ngân hàng TMCP Đông Nam Á - Chi nhánh Bắc Ninh qua các năm 2010 – 2012

ĐVT: Người Chỉ tiêu Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 So sánh (%) Năm 2011/201 0 Năm 2012/2011 Tổng số lao động Trong đó: * Theo trình độ: - Thạc sỹ - Đại học - Cao đẳng * Theo giới tính - Nam - Nữ 110 8 75 27 50 60 112 10 90 12 50 62 114 12 90 12 51 63 1,8 25,0 20,0 - 55,6 0 3,3 1,8 20,0 0 0 2,0 1,6 (Nguồn: Phòng Hành chính nhân sự)

Nhìn vào bảng số liệu 3.1 ta thấy, tổng số lao động tại chi nhánh biến động qua các năm như sau: Năm 2012 so với năm 2011 và năm 2011 so với năm 2010 đều tăng 1,8%. Tỷ lệ cán bộ có bằng Thạc sỹ tăng đều 2 người qua các năm. Bên cạnh đó về chất lượng lao động cũng đã tăng lên rõ nét, trong năm 2010 số người có bằng đại học là 75 người nhưng sang năm 2011 và 2012 là 90 người, tỷ lệ tăng là 20%. Trình độ cao đẳng năm 2012 so với năm 2011 là không đổi, nhưng năm 2011 so với năm 2010 thì tỷ lệ này đã giảm 55,6% là do một số cán bộ trong chi nhánh đã tiếp tục học để nhận bằng đại học. Số lao động nữ tại chi nhánh luôn chiếm lượng lớn hơn nam giới và tăng tương đối đều qua các năm.

3.1.4. Tình hình Tài sản – nguồn vốn của Ngân hàng TMCP Đông Nam Á - Chi nhánh Bắc Ninh trong thời gian vừa qua

Trong gian đoạn từ năm 2010 – 2012, tình hình kinh tế thế giới nói chung và tình hình nền kinh tế trong nước nói riêng gặp rất nhiều khó khăn, ... Tuy vậy, Ngân hàng Seabank chi nhánh Bắc Ninh về cơ bản vẫn hoạt động ổn định, vẫn giữ mức độ kinh doanh có hiệu quả cụ thể như sau:

Bảng 3.2. Tình hình hoạt động kinh doanh của Ngân hàng TMCP Đông Nam Á - chi nhánh Bắc Ninh giai đoạn 2010 - 2012

Chỉ tiêu Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 So sánh (%) Năm 2011/2010 Năm 2012/2011 1. Tổng tài sản (tỷ đồng) 2. Vốn chủ sở hữu (tỷ đồng) 3. Tổng nguồn vốn huy động (tỷ đồng) 4. Tổng dư nợ (tỷ đồng) 5. Tỷ lệ nợ quá hạn (%) 6. Lợi nhuận trước thuế (tỷ đồng) 1.026 335 915 283 0,41 22,1 1.547 523 1.465 411 0,35 32,4 2.156 812 2.023 584 0,23 50,6 50,8 56,1 60,1 45,2 - 14,6 46,6 39,4 55,3 38,1 42,1 - 34,2 56,2

(Nguồn: Phòng Kế toán ngân quỹ)

Nhìn vào bảng 3.2 ta thấy, tình hình tài chính tăng trưởng đều và ổn định qua các năm, trong đó: Tổng tài sản, vốn chủ sở hữu, tổng nguồn vốn huy động, tổng dư nợ và lợi nhuận trước thuế khá ổn định qua các năm, các thông số về cơ bản vẫn hoàn thành chỉ tiêu đã đề ra. Đặc biệt, tỷ lệ nợ quá hạn có xu hướng giảm qua các năm.

Tổng nguồn vốn huy động thực hiện đến 31/12/2010 là: 915 tỷ đồng, so với đầu năm tổng nguồn vốn huy động tăng 216 tỷ đồng, tỷ lệ tăng 30,9%.

Nguồn vốn huy động tính bình quân/người đạt 16 tỷ đồng so với đầu năm tăng 3 tỷ đồng.

Tổng dư nợ thực hiện đến 31/12/2010 là: 283 tỷ đồng, so với đầu năm 2010 tăng 76 tỷ đồng, tỷ lệ tăng 36,7%. Dư nợ bình quân đầu người năm 2010 đạt 2,7 tỷ đồng so với đầu năm 2010 tăng 0,5 tỷ đồng.

Đến 31/12/2010 có 1.083 khách hàng quan hệ tín dụng với chi nhánh. Tổng nguồn vốn huy động thực hiện đến 31/12/2011 là: 1.465 tỷ đồng, so với đầu năm tổng nguồn vốn huy động tăng 550 tỷ đồng, tỷ lệ tăng 60,1%. Nguồn vốn huy động tính bình quân/người đạt 21 tỷ đồng so với đầu năm tăng 5 tỷ đồng.

Tổng dư nợ thực hiện đến 31/12/2011 là: 411 tỷ đồng, so với đầu năm 2011 tăng 128 tỷ đồng, tỷ lệ tăng 45,2%. Dư nợ bình quân đầu người năm 2010 đạt 3,9 tỷ đồng so với đầu năm 2011 tăng 1,2 tỷ đồng.

Thị phần khách hàng tín dụng: Đến 31/12/2011 có 1.451 khách hàng có quan hệ tín dụng với chi nhánh (tăng 368 khách hàng so với năm 2010).

Tổng nguồn vốn huy động thực hiện đến 31/12/2012 là: 2.023 tỷ đồng, so với đầu năm tổng nguồn vốn huy động tăng 558 tỷ đồng, tỷ lệ tăng 38,1%. Nguồn vốn huy động tính bình quân/người đạt 22 tỷ đồng so với đầu năm tăng 1 tỷ đồng.

Tổng dư nợ thực hiện đến 31/12/2012: 584 tỷ đồng, so với đầu năm 2012 tăng 173 tỷ đồng, tỷ lệ tăng 42,1%. Dư nợ bình quân đầu người năm 2012 đạt 4,5 tỷ đồng so với đầu năm 2012 tăng 0,6 tỷ đồng.

Thị phần khách hàng tín dụng: Đến 31/12/2012 có 2.110 khách hàng quan hệ tín dụng với chi nhánh (tăng 87 khách hàng so với năm 2011).

Nguồn vốn huy động tại chi nhánh tăng trưởng từ năm 2010 đến năm 2012 tăng 1.108 tỷ đồng, điều này chứng tỏ sự bền vững trong hoạt động kinh doanh của chi nhánh. Năm 2011 tăng 60,1% so với năm 2010 và năm 2012

tăng 38,1% so với năm 2011, đây là dấu hiệu rất tốt trong công tác huy động vốn tại chi nhánh. Nguồn vốn phát triển tốt là tiền đề cho công tác phát triển tín dụng, thế nhưng để cho nguồn vốn ổn định thì chi nhánh cần phải chú trọng phát triển nguồn vốn từ dân cư, đây là tiềm năng hết sức to lớn mà chi nhánh chưa thể khai thác hết.

3.2. Phương pháp nghiên cứu

3.2.1. Phương pháp thu thập số liệu

- Số liệu thứ cấp: Là số liệu được thu thập qua sách báo, Internet, các luận văn đã được công bố... Bên cạnh đó, tác giả còn thu thập tại Ngân hàng TMCP Đông Nam Á - Chi nhánh Bắc Ninh bằng cách xem lại các báo cáo tài chính, các bảng cân đối, chứng từ... qua các năm trong giai đoạn nghiên cứu.

- Số liệu sơ cấp: Là số liệu được thu thập qua việc phỏng vấn trực tiếp, lấy ý kiến của cán bộ, nhân viên làm việc tại Ngân hàng TMCP Đông Nam Á- Chi nhánh Bắc Ninh và một số khách hàng của Ngân hàng.

3.2.2. Phương pháp xử lý và phân tích số liệu

- Phương pháp xử lý số liệu: Số liệu được xử lý bằng Excel. - Phương pháp phân tích số liệu:

+ Thống kê mô tả: Sử dụng các chỉ tiêu tổng hợp để phản ánh và phân tích mức độ của đối tượng: số tuyệt đối, số tương đối, số bình quân... Từ những chỉ tiêu phản ánh mặt lượng này, rút ra những kết luận về mặt chất của đối tượng nghiên cứu.

+ Thống kê so sánh: Đây là một trong những phương pháp cơ bản của phân tích thống kê, nếu không so sánh thì dù sự thực có được khẳng định, vẫn không thể kết luận được. Cách so sánh thực hiện chủ yếu ở cách so sánh theo thời gian và không gian, so sánh giữa thực tế thực hiện so với kế hoạch đề ra hay so sánh giữa các nhóm nợ quá hạn với nhau, so sánh tăng trưởng qua các năm, so sánh năm sau với năm trước...

Yếu tố đồng nhất khi thực hiện phương pháp so sánh trong đề tài thể hiện trên các mặt: đồng nhất về thời gian và không gian, đồng nhất về phương pháp tính toán và đơn vị đo lường.

3.2.3. Hệ thống chỉ tiêu chủ yếu chú trọng phân tích

Doanh số cho vay: Là chỉ tiêu phản ánh tất cả các khoản tín dụng mà ngân hàng đã phát ra cho vay trong một khoảng thời gian nào đó, không kể món cho vay đó đã thu hồi về hay chưa. Doanh số cho vay thường được xác định theo tháng, quí, năm.

Doanh số thu nợ: Là toàn bộ các món nợ mà ngân hàng đã thu về từ các khoản cho vay của ngân hàng kể cả năm nay và những năm trước đó.

Dư nợ: Là chỉ tiêu phản ánh tại một thời điểm xác định nào đó ngân hàng hiện còn cho vay bao nhiêu, và đây cũng là khoản mà ngân hàng cần phải thu về.

Tổng dư nợ / Nguồn vốn huy động (% , lần): Chỉ số này xác định hiệu qủa đầu tư của một đồng vốn huy động. Nó giúp cho nhà phân tích so sánh khả năng cho vay của Ngân hàng với nguồn vốn huy động. Chỉ tiêu này quá lớn hay quá nhỏ đều không tốt bởi vì nếu chỉ tiêu này lớn thì khả năng huy động vốn của Ngân hàng thấp, ngược lại chỉ tiêu này nhỏ thì Ngân hàng sử dụng nguồn vốn huy động không hiệu quả.

Nợ quá hạn / Tổng dư nợ (%) : Chỉ số này đo lường chất lượng nghiệp vụ tín dụng của Ngân hàng. Những Ngân hàng có chỉ số này thấp cũng có nghĩa là chất lượng tín dụng của Ngân hàng này cao.

Thu nhập từ hoạt động tín dụng: Chỉ tiêu đánh giá hiệu quả kinh doanh của ngân hàng, so sánh trên tỷ trọng thu nhập ngân hàng ta có thể đánh giá được tình hình hoạt động tín dụng tại ngân hàng và hiệu quả của hoạt động tín dụng đối với tất cả các hoạt động thu lợi khác trong ngân hàng.

+ Tỷ trọng nợ quá hạn là phần thương giữa dư nợ quá hạn và tổng dư nợ, đây là số tương đối phản ánh về chất lượng tín dụng. Nếu tỷ trọng này cao thì chất lượng tín dụng không tốt và ngược lại …

+ Nguồn vốn huy động là lượng tiền gửi được huy động từ các tầng lớp dân cư, từ các tổ chức, từ các doanh nghiệp … nguồn vốn huy động có ý nghĩa hết sức quan trọng trong hoạt động kinh doanh của ngân hàng thương mại, nó là chỉ tiêu phản ánh năng lực tài chính, độ bền vững trong hoạt động tín dụng của ngân hàng thương mại.

PHẦN IV

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

4.1. Thực trạng Quản trị nợ quá hạn của Ngân hàng TMCP Đông Nam Á - Chi nhánh Bắc Ninh

4.1.1. Hoạt động huy động vốn và cho vay vốn của Ngân hàng

4.1.1.1. Tình hình huy động vốn của Ngân hàng TMCP Đông Nam Á - Chi nhánh Bắc Ninh nhánh Bắc Ninh

Trong hoạt động kinh doanh cơ bản nhất và mang lại nguồn thu lớn nhất của Ngân hàng đó là hoạt động tín dụng, là sợi chỉ xuyên suốt mọi hoạt động cơ bản nhất để kéo theo sự hoạt động nhịp nhàng của các nghiệp vụ khác. Do đó, để hoạt động tín dụng được diễn ra trôi chảy thì một trong những yếu tố ảnh hưởng rất lớn đó là hoạt động huy động vốn. Hoạt động này được thể hiện ở Ngân hàng TMCP Đông Nam Á – Chi nhánh Bắc Ninh như sau:

Bảng 4.1. Tình hình nguồn vốn huy động phân theo thời gian của Ngân hàng TMCP Đông Nam Á - Chi nhánh Bắc Ninh giai đoạn 2010 - 2012

(ĐVT: Tỷ đồng) Chỉ tiêu Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 So sánh (%) 2011/2010 2012/2011 Tổng nguồn vốn huy động theo thời gian:

915,22 1.465,39 2.023,13 60,1 59,5 12,7 38,1 70,1 43,3 - Tiền gửi KKH 111,78 178,34 303,45 - Tiền gửi CKH < 12 tháng 298,03 335,91 481,34 - Tiền gửi CKH > 12 tháng 505,41 951,14 1.238,34

(Nguồn: Phòng Kế toán ngân quỹ)

Nhìn vào bảng 4.1 ta thấy, cơ cấu tiền gửi theo thời gian tại chi nhánh phân bổ không đồng đều, tỷ trọng vốn huy động không kỳ hạn khá thấp so với các loại nguồn vốn huy động có kỳ hạn khác, chiếm 12,2% so với tổng số vốn huy động theo thời gian. Điều này ảnh hưởng lớn đến chi phí sử dụng vốn và hiệu quả kinh doanh của Ngân hàng. Tuy nhiên, tiền gửi KKH và tiền gửi CKH < 12 tháng liên tục tăng qua các năm. Tiền gửi KKH tăng nhanh, năm 2011 tăng 59,5% so với năm 2010 và năm 2012 tăng 70,1% so với năm 2011. Khi tỷ trọng tiền gửi KKH ở mức quá cao sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến tỷ lệ dự trữ bắt buộc và tỷ lệ dự trữ thanh toán. Như vậy, Ngân hàng phải cố gắng phát triển hài hòa các loại hình tiền gửi, tránh để phát sinh thiên về một hướng mà có ảnh hưởng mạnh đến hiệu quả kinh doanh và cơ cấu nguồn vốn cũng phải phát triển tương ứng với cơ cấu dư nợ cho vay thì mới có kết quả tốt hơn, hiệu quả cao hơn trong kinh doanh.

b. Tình hình nguồn vốn huy động phân theo tính chất

Bảng 4.2. Tình hình nguồn vốn huy động phân theo tính chất của Ngân hàng TMCP Đông Nam Á – Chi nhánh Bắc Ninh

(ĐVT: Tỷ đồng) Chỉ tiêu Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 So sánh (%) 2011/2010 2012/2011 Tổng nguồn vốn huy động 915,22 1.465,39 2.023,13 60,1 38,1 Trong đó:

- Tiền gửi dân cư 663,23 1.085,41 1.402,11 - Tiền gửi TCKT 251,99 379,98 621,02

(Nguồn: Phòng Kế toán ngân quỹ)

Nhìn vào bảng số liệu 4.2 ta thấy, trong năm 2010, mặc dù bị ảnh hưởng suy thoái kinh tế toàn cầu, biến động của giá vàng, tỷ giá ngoại tệ, tình hình cạnh tranh lãi suất từ các Ngân hàng TMCP trên địa bàn diễn ra hết sức gay gắt nhưng nguồn vốn huy động vẫn đạt kết quả khả quan. Nguồn vốn huy động từ dân cư và các tổ chức kinh tế tăng qua các năm, đặc biệt năm 2011 số nguồn vốn huy động được tăng 60,1% so với năm 2010. Trong đó, nguồn vốn được huy động từ tiền gửi dân cư tăng 63,7% so với năm 2010. Sang năm 2012, nền kinh tế có dấu hiệu phục hồi, tiền gửi từ các TCKT tăng mạnh, tỷ lệ tăng 63,4% so với năm

Một phần của tài liệu QUẢN TRỊ NỢ QUÁ HẠN TẠI NGÂN HÀNG TMCPĐÔNG NAM Á - CHI NHÁNH BẮC NINH (Trang 72)