Ghi nhận tổng quát

Một phần của tài liệu ảnh hưởng của chế phẩm vi sinh olavit và hỗn hợp (calphovit + olavit + adeb. complex) lên năng suất và hiệu quả kinh tế của heo con sau cai sũa huyện phong điền tp.cần thơ (Trang 41)

Heo con sau 28 ngày cai sữa thường bị stress (buồn, ít ăn, ít vận động..), rối loạn tiêu hóa xảy ra ởhầu hết các ô chuồng heo con sau cai sữa nên ít nhiều cũng ảnh hưởng đến tăng trọng của heo đưa vào thí nghiệm.

Thí nghiệm được tiến hành trong điều kiện chuồng trại được vệ sinh, sát trùng tương đối sạch sẽ. Ảnh hưởng của thời tiết, tiểu khí hậu trong chuồng nuôi lên sức khoẻ của heo con sau cai sữa là tương đối đồng đều giữa các ô chuồng thí nghiệm. Nhìn chung sức khỏe đàn heo tương đối bình thường, heo vẫn khỏe mạnh và không có dịch bệnh xảy ra. Tuy nhiên trong suốt thời gian thí nghiệm, thường có kéo dài, buổi trưa nắng nóngnên ít nhiều cũng làm ảnh hưởng đến sức khỏe và tiêu tốn thức ăn của đàn heo.Heo bị bệnh viêm phổi, ăn ít, heo bị ghẻnhưng tình trạng bệnh không kéo dài và được điều trị theo qui trình của trại nên heo đã khỏi bệnh và phát triển bình thường. Cuối thí nghiệm heo con không bị hao hụt và tỷ lệ lệ nuôi sống là 100% trong suốt thời gian thí nghiệm.

4.2 Kết quả về sinh trƣởng

4.2.1 Kết quả về tăng trọnghàng tuần của heo thí nghiệmtheo nghiệm thức

Kết quả ghi nhận về khối lượng hàng tuần của heo thí nghiệm, qua các tuần tuổi từ lúc bắt đầu thí nghiệm cho tới khi kết thúc thí nghiệm là 5 tuần được trình bày ở Bảng 4.1.

Bảng 4.1 Kết quả về tăng trọnghàng tuầncủa heo thí nghiệm theo nghiệm thức

Chỉ tiêu

Nghiệm thức (NT)

SE P

ĐC HH OLA

Khối lượng tuần đầu(kg/con) 9,25 9,31 9,25 0,75 > 0,05 Khối lượng tuần 1 (kg/con) 11,56 11.61 11.47 0,09 > 0,05 Khối lượng tuần2 (kg/con) 14,58 15,17 14,75 0,18 >0,05 Khối lượng tuần 3 (kg/con) 18,58b 19,25a 18,97ab 0,19 <0,05

32

NT ĐC: NT không bổ sung chế phẩm, NT HH: NTcó sung chế phẩm (Calphovit+Olavit+ADEB.Complex), NT OLA: NT có bổ sung Olavit

Qua Bảng 4.1 cho ta thấy, khối lượng đầu kỳ giữa 3 nghiệm thức khác nhau không có ý nghĩa thống kê (P>0,05). Sự chênh lệch giữa nghiệm thức có trọng lượng cao nhất với nghiệm thức có trọng lượng thấp nhất là không cao, chứng tỏ heo con được chọn nuôi thí nghiệm đồng đều về khối lượng. Đây là yếu tố thuận lợi để khẳng định khi có sự sai khác về các chỉ tiêu tăng trọng, tiêu tốn thức ăn và hệ số chuyển hóa thức ăn của heo thí nghiệm là không chịu ảnh hưởng của sự khác nhau bởi trọng lượng ban đầu.

Sau quá trình nuôi 2 tuần, khối lượng P2 của các nghiệm thức NT ĐC, NT HH và NT OLA khác nhau không có ý nghĩa thống kê (P>0,05). Khối lượng tuần 2 của NT ĐC thấp hơn của NT HH và NT OLA. Kết quả trên cho thấy khối lượng của heo thí nghiệm ở tuần thứ 2 tương đối đồng đều, điều này chứng tỏ heo ở trại đã được nuôi dưỡng chăm sóc tốt, nhưng giữa 3 nghiệm thức chưa có sự khác nhau về khối lượng dù NT HH và NT OLA có bổ sung chế phẩm. Kết quả này cũng phù hợp với Trần Thị Dân(2000)

cho rằng ở những tuần đầu hệ tiêu hóa của heo chưa kịp thích nghi với thức ăn có trộn chế phẩm nên chưa thấy được sự khác nhau về khối lượng ở 2 tuần đầu (cần có sự thích nghi), nên khối lượng của NT ĐC, NT HH và NT OLA chênh lệch không cao.

Hình 4.1: Biểu đồ tăng trọng hàng tuần của heo thí nghiệm Khối lượng tuần 4 (kg/con) 23,67b 24,11a 23,50ab 0,17 <0,05 Khối lượng tuần 5 (kg/con) 28,14b 29,11a 28,61ab 0,17 <0,01

33

Từ tuần thứ 3 và tuần thứ 4 trở đi thì bắt đầu có sự khác nhau về tăng trọng giữa các NT ĐC, NT HH và NT OLA (P<0,05). Qua kết quả này cho thấy, từ tuần thứ 3 của thí nghiệm thì tác dụng của chế phẩm trộn vào thức ăn có hiệu quả, vì lúc này hệ tiêu hóa của heo đã kịp thích nghi và cải thiện được hiệu quả hơn so với 2 tuần đầu.

Khối lượng cuối thí nghiệm tức tuần thứ 5 thì khối lượng giữa 3 nghiệm thức có khác biệt. Sự sai khác này có ý nghĩa thống kê (P<0,01). Như vậy sau quá trình nuôi thí nghiệm 35 ngày, ở NT HH có bổ sung chế phẩm (Calphovit + Olavit + ADEB.Complex) cho tăng trọng cao hơn NTĐC. NT bổ sung men Olavit cho tăng trọng cao hơn NT ĐC, còn NTHH so với NTĐC thì cho kết quả cao hơn. Nguyên nhân là trong chế phẩm có bổ sung nhiều lợi khuẩn, các khoáng, các vitamin nên heo ăn nhiều ngủ nhiều và mau lớn.

Bảng 4.2: Kết quả về tăng trọng tích lũy (kg/con)của heo thí nghiệm theo nghiệm thức

Qua kết quả ở Bảng 4.2 cho thấy tăng trọng tích lũy ở các NT của tuần mộtvà tuần 2 thì không có sự khác nhau giữa các NT (P>0,05).

Từ tuần thứ 3 đến tuần thứ 4 thì tăng trọng tích lũy giữa các NT khác nhau có ý nghĩa thống kê (P<0,05). Và ở tuần cuối của thí nghiệm năm thì tăng trọng tích lũy ở các NT ĐC, NT HH và NT OLA khác nhau có ý nghĩa thống kê (P<0,01), mặt khác trọng lượng cuối kỳ của heo ở NT HH cao hơn NT ĐC và NT OLA nêntăng trọng tích lũy của NT HH cao hơn NT ĐC và NT OLA, điều này là phù hợp vì trọng lượng lúc cai sữa có mối tương quan thuận với trọng lượng ở các giai đoạn sau có nghĩa là trọng lượng lúc cai sữa càng cao dẫn đến trọng lượng sau cai sữa, xuất chuồng càng cao (Vũ

Đình Tôn và Trần Thị Thuận, 2005).

Ngoài ra do thức ăn ở NT HH có bổ sung chế phẩm (Calphovit + Olavit + ADE B. Complex) trong chế phẩm này không chỉ có chứa những vi sinh vật hữu ích; các khoáng mà còn có cả các vit nhóm ADEB.

Chỉ tiêu

Nghiệm thức (NT)

SE P

ĐC HH OLA

Tăng trọng tích lũy tuần 1 (P1-P0) 2,31 2,31 2,22 0,07 > 0,05 Tăng trọng tích lũy tuần 2 (P2-P0) 5,33 5,86 5,50 0,15 > 0,05 Tăng trọng tích lũy tuần 3 (P3-P0) 9,33b 9,94a 9,72ab 0,17 < 0,05 Tăng trọng tích lũy tuần 4 (P4-P0) 14,42b 14,81

a (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

14,25a

b

0,15 <0,05 Tăng trọng tích lũy tuần 5 (P5-P0) 18,89b 19,81

a 19,36a

34

Complex làm cho heo giảm tỷ lệ tiêu chảy, kích thích tính thèm ăn nên heo có tăng trọng cao nhất giữa các NT ĐC và NT OLA. Còn NT OLA được bổ sung men Olavit chế phẩm này có chứa những vi sinh vật hữu ích làm cho heo giảm tỷ lệ tiêu chảy nên có tăng trọng cao hơn NTĐC. Kết quả này cao hơn nghiên cứu của Ngô Yến Như (2010) heo con sau cai sữa giai đoạn từ 28-56 ngày tuổi có tăng trọng tích lũy (12,18-12,62 kg), của Lê Xuân Biên

(2008)ở heo giai đoạn sau cai sữa từ 28-70 ngày tuổi có tăng trọng tích lũy

(15,25-16,49 kg).

4.2.2 Kết quả về tăng trọngtuyệt đối của heo thí nghiệm

Bảng 4.3: Kết quả về tăng trọng tuyệt đối (g/con/ngày) của heo thí nghiệm

Chỉ tiêu Nghiệm thức SE P

ĐC HH OLA

Tăng trọngtuyệt đối tuần 1 (P1-P0) 329 329 317 9,47 >0,05 Tăng trọngtuyệt đối tuần 2 (P2-P0) 381 418 392 10,86 >0,05 Tăng trọngtuyệt đối tuần 3 (P3-P0) 444b 473a 463ab 7,93 <0,05 Tăng trọngtuyệt đối tuần 4 (P4-P0) 508b 528a 514ab 5,30 <0,05 Tăng trọngtuyệt đối tuần 5 (P5-P0) 539b 565a 553ab 0,14 <0,01

Qua Bảng 4.3 cho thấytăng trọngtuyệt đối (g/con/ngày) ở tuần một và tuần 2 giữacác NT khác nhau không có ý nghĩa thống kê (P>0,05). Điều này có thể giải thích, ở NT ĐCsử dụng thức ăn tập ăn của trại trước lúc cai sữa heo con (tức là giai đoạn heo con theo mẹ), sau cai sữa đưa vào thí nghiệm thì vẫn sử dụng thức ăn này để làm thí nghiệm. Lúc này hệ tiêu hóa của heo đã ổn định và quen dần với thức ăn nên ít có sự biến động về hệ tiêu hóa nên tăng trọng của NT ĐC gần bằng với NT có bổ sung chế phẩm, dù ở NT HH và NT OLA có bổ sung chế phẩm nhưng ở tuần đầu thì hệ tiêu hóa của heo con chưa kịp thích nghi với chế phẩm bổ sung nên tăng trọng không cao hơn ở NT ĐC.

35

Hình 4.2: Biểu đồ TTTĐ của heo thí nghiệm

Qua biểu đồ 4.2 cho thấy, từ tuần 3 đến tuần thứ 4 thì tăng trọngtuyệt đối (g/con/ngày) của các NT khác nhau có ý nghĩa thống kê (P<0,05). Lúc này thì tăng trọngtuyệt đối (g/con/ngày) của NT HH cao nhất rồi đến NT OLA và sau cùng là NT ĐC. Sự khác nhau này có thể giải thích, từ tuần 3 thìhệ tiêu hóa của heo đã quen dần với thức ăn có trộn chế phẩm nên tăng trọngtuyệt đối cao hơn nhiều so với NTĐC chỉ sử dụng TĂHH.

Ở cuối thí nghiệm tức là tuần 5 thì tăng trọngtuyệt đối (g/con/ngày) giữa các NT khác nhau có ý nghĩa thống kê (P<0,01), kết quả này cho thấy thức ăn có bổ sung chế phẩm có tác dụng rất tốt lên tăng trọng của heo thí nghiệm. Dù trọng lượng bình quân đầu kỳ của các NT không có sự khác nhau, nhưng tăng trọng ở cuối giai đoạn thí nghiệm của NT HH và NT OLA cao hơn ở NTĐC. Kết quả này cao hơn của Nguyễn Ngọc Tuân và Trần Thị Dân về mức tăng trưởng của heo sau cai sữa trong khoảng trọng

lượng từ 6-20 kg là 545 g/con/ngày, của Trần Quốc Cường (2010), heo sau cai sữa giai đoạn (từ 28-56 ngày tuổi) có tăng trọngtuyệt đối429 g/con/ngày. Song kết quả ghi nhận này thấp hơn nghiêng cứu của Trương Lăng và Nguyễn Văn Hiền (2000)tăng trọngtuyệt đối của heo lai YL là 600

g/con/ngày.

Bảng 4.4: Kết quả về tăng trọngtương đối (%) của heo thí nghiệm

Chỉ tiêu Nghiệm thức SE P

ĐC HH OLA

Tăng trọngtương đối P1 22,16 21,98 21,41 0,55 >0,05 Tăng trọngtương đối P2 44,69 47,71 45,72 0,91 >0,05 Tăng trọngtương đối P3 67,07 69,52 68,78 0,77 >0,05 Tăng trọngtương đối P4 87,60 88,54 86,99 0,56 >0,05 Tăng trọngtương đối P5 101b 103a 102ab 0,51 <0,05

36

Qua Bảng 4.4 cho thấy TTgĐ giữa 3 NT từ tuần 1 đến tuần 4 không có sự khác nhau (P>0,05), nhưng TTgĐ của NT HH và NT OLA luôn có sự tăng trọngcao hơn. Tuần cuối của thí nghiệm thì TTgĐ giữa 3 NT có sự khác biệt (P<0,05). Kết quả này cho thấy tác dụng của chế phẩm lênTTgĐ của heo thí nghiệm cho kết quả rất tốt.

4.3 Tiêu tốn thức ăn và HSCHTĂ của heo thí nghiệm

Kết quả tiêu tốn thức ăn và HSCHTĂ của heo thí nghiệm được trình bày ở Bảng 4.5.

Bảng 4.5: Tiêu tốn thức ăn (TTTĂ) và HSCHTĂ của heo thí nghiệm theo nghiệm thức

Qua kết quả trình bày ở Bảng 4.5 cho thấy mức ăn (kg/ô/ngày) ở 3 NT là khác nhau không có ý nghĩ thống kê (P>0,05). TTĂ toàn kỳ trong khoảng thời gian thí nghiệm của NT ĐCcao hơn NT HHvà cao hơn NT ĐC. Sự sai khác này khác nhau không có ý nghĩa thống kê (P>0,05). Kết quả này nói lên khả năng tiêu thụ thức ăn của 3 NT là tương đương nhau,Kết quả này lại nằm trong khoảng cho phép tiêu chuẩn NRC (2000) giành cho heo có trọng lượng 5-20 kg. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Chỉ tiêu Nghiệm thức (NT) SE P

ĐC HH OLA

Mức ăn (kg/ô/ngày) 3 con heo 2,16 2,19 2,16 0,01 P > 0,05 TTTĂ toàn kỳ (kg/3 con heo) 76,83 76,75 76,25 0,16 P > 0,05 Tăng trọng toàn kỳ (kg/3 con heo ) 56,67bc

59,42a 58,08ab 0,27 P < 0,01

37

Hình 4.3:Biểu đồ tăng trọng toàn kỳ (kg/ô)

Qua Bảng 4.5 và biểu đồ 4.3cho thấytăng trọng toàn kỳ trong khoảng thời gian thí nghiệm của NT ĐCthấp hơn NT HHvà NT OLA. Sự sai khác này khácnhau rấtcó ý nghĩa thống kê (P<0,01). Kết quả này cho thấy tăng trọng toàn kỳ của 3 NT là khác nhau và hiệu quả sử dụng thức ăn của NT HH và NT OLA là tốt hơn so với NT ĐC.

.

HÌnh 4.4:Biểu đồ HSCHTĂcủa heo thí nghiệm

Qua kết quảở Bảng 4.5 và biểu đồ4.4cho thấy HSCHTĂ của NT ĐC cao hơn của NT HH và NT OLA là 1,31, sự sai khác này có ý nghĩa thống kê (P<0,01). Từ Bảng 4.5 cho thấy ở NT HH có tăng trọng cao hơn,TTTĂ lại thấp hơn dẫn đến HSCHTĂ nhỏ hơn, kế đến là ở NT OLA. Ngoài ra, TTTĂ và HSCHTĂ ở NT HH và NT OLA đều thấp hơn NT ĐC dẫn đến chi phí thức ăn cho 1 kg tăng trọng và giá thành về mặt thức ăn của NT HH

38

và NT OLA sẽ thấp hơn so với NT ĐC. Nguyễn Thiện và ctv. (2008)cho

rằng giá thành thức ăn là một khâu quan trọng nhất vì nó chiếm 70-80% trong giá thành sản xuất. Điều này cho thấy việc bổ sung chế phẩm vi sinh vào thức ăn có tác dụng cải thiện khả năng tiêu hóa của heo thí nghiệm. Kết quả nghiên cứu này thấp hơn nghiên cứu của Trần Quốc Việt (2008) là

1,62, của Nguyễn Thị Mai Thảo (2008) và Bùi Tuấn Huân (2008) ở heo con trong giai đoạn heo sau cai sữa là 1,43. Nhưng so với nghiên cứu của Hồ Phước Điện (2008) có HSCHTĂ là 1,33 thì kết quả này tương đương, của Trần Quốc Cường (2010) có HSCHTĂ là 1,29-1,37 thì kết quả này cũng là

đương đương.

4.4 Tỷ lệ tiêu chảy của heo thí nghiệm

Trong giai đoạn sau cai sữa heo con dễ bị stress do các nguyên nhân: Heo ăn khẩu phần hoàn toàn là thức ăn, chuyển chuồng, nhập đàn,… nên heo con dễ bị tiêu chảy, viêm phổi và đây cũng là vấn đề thường xảy ra trên con con sau cai sữa. Nhất là cai sữa vào lúc 4 tuần tuổi, Võ Văn Ninh (2001) từ 28-29 ngày tuổi đa số heo con mọc răng tiền hàm trên nên cai sữa ngày thứ 28 có thể là tăng stress cho heo con. Thường khi mọc răng heo con bị sốt, tiêu chảy trước và sau khi răng nhú khỏi nú một vài ngày. Tình trạng này làm cho heo con mất sức, kém sức kháng bệnh và tình trạng này lại ảnh hưởng rất lớn đến khả năng tăng trọngvà phát triển của các giai đoạn sau. Số liệu theo dõi kết quả tỷ lệ tiêu chảy của heo thí nghiệm được trình bày ở Bảng4.6.

Bảng 4.6: Tỷ lệ tiêu chảy của heo thí nghiệm theo nghiệm thức

Qua Bảng 4.6 cho thấy heo con ở NT ĐC có tỷ lệ tiêu chảy cao nhấtkế đến NT OLAvà cuối cùng là NT HH có tỷ lệ tiêu chảy thấp nhất. Đặc biệt tỷ lệ tiêu chảy cao nhất ở những tuần đầu của thí nghiệm. Nguyên nhân do heo con vắng mẹ, bị thay đổi ô chuồng hiện tại sang ô chuồng dành cho heo con cai sữa và bộ máy tiêu hóa chưa hoàn toàn thích nghi với nguồn dinh dưỡng chủ yếu là thức ăn so với nguồn dinh dưỡng chủ yếu bằng sữa mẹ. Và đây cũng là những vấn đề thường gặp đối với heo con sau cai sữa. Cụ thể NT ĐC có tỷ lệ tiêu chảy cao hơn NT HH là1,9% và cao hơn NT OLA là 1,43%. Từ đó cho thấy heo ở NT HH sẽ có tăng trưởng tốt kế đến là NT OLA và sau cùng là NT ĐC.

Chỉ tiêu Nghiệm thức (NT)

ĐC HH OLA

Tổng số lượt tiêu chảy 24 12 15

39

Điều này còn cho thấy, trong khẩu phần có bổ sung chế phẩm đã hạn chế được tỷ lệ mắc bệnh tiêu chảy, tăng khả năng chống stress và nâng cao năng suất sinh trưởng(Lê Thị Mến, 2010). Kết quả ghi nhận này cao hơn so với nghiên cứu củaTrần Quốc Cường (2010)có tỷ lệ tiêu chảy ở heo con sau cai sữa (giai đoạn từ 28-56 ngày tuổi) là (1,81-2,94%), nhưng kết quả ghi nhận này lại thấp hơn củaVăn Thị Ái Nguyên (2009) heo sau cai sữa (giai đoạn từ 28-60 ngày tuổi) có tỷ lệ tiêu chảy là (5,1-14,3%).

4.5 Hiệu quả kinh tế của thí nghiệm

Mục đích chính của người chăn nuôi chủ yếu là lợi nhuận, dù chăn nuôi theo qui mô nhỏ lẻ hay qui mô công nghiệp thì hiệu quả kinh tế luôn được đặt lên hàng đầu. Để đánh giá được hiệu quả kinh tế, người chăn nuôi dựa vào một số chỉ tiêu như chi phí thức ăn, chi phí thú y và các chi phí khác. Hiệu quả kinh tế về mặt thức ănvà thú y của từng ô thí nghiệm theo nhiệm thức và của toàn thí nghiệm được trình bày ở Bảng 4.7 và Bảng 4.8.

4.5.1 Hiệu quả kinh tế của từng ô thí nhiệm

Kết so sánh và đánh giá được hiệu qủa của việc bổ sung chế phẩm vào thức ăn của heo con cai sữa sau thời gian nuôi thí nghiệm được trình bày ở Bảng 4.7.

Bảng 4.7:Bảng chi phí thức ăn/kg tăng trọng của từng ô thí nghiệm

Chỉ tiêu Nghiệm thức (NT) (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

ĐC HH OLA

Tăng trọng toàn kỳ (kg/ô, 3 heo) P 56,67 59,42 58,08

Tiêu tốn thức ăn (kg/ô) 76,83 76,75 76,26

Chi phí TĂHH (kg/ô)A 1.237,0 1.235,7 1.227,8

Chi phí chế phẩm (nghìn đồng/ô) B HH

OLA

- 29 -

40

Giá TĂHH:16.100 đồng/kg , HH: 29.000 đồng/0,4 kg (túi), Ola: 56.000 đồng/kg, Giá bán heo: 75.000 đồng/kg.

Từ kết quả ở Bảng4.7 cho thấy tăng trọng toàn kỳ của NT ĐC so với NT HH là thấp hơn 2,95 kg, NT ĐC so vói NT OLA là 1,48 kg. Tiêu tốn thức ăn cho tăng trọng toàn kỳ ở NT ĐC là so với NT HH và NT OLA tương đương nhau. Nếu ở NT ĐC chiếm 100 % thì so với NT HH là 95% và NT OLA là 97%. Kết quả này có thể giải thích là tiêu tốn thức ăn/kg

Một phần của tài liệu ảnh hưởng của chế phẩm vi sinh olavit và hỗn hợp (calphovit + olavit + adeb. complex) lên năng suất và hiệu quả kinh tế của heo con sau cai sũa huyện phong điền tp.cần thơ (Trang 41)