Các loại probiotic phổ biến

Một phần của tài liệu ảnh hưởng của chế phẩm vi sinh olavit và hỗn hợp (calphovit + olavit + adeb. complex) lên năng suất và hiệu quả kinh tế của heo con sau cai sũa huyện phong điền tp.cần thơ (Trang 26)

2.4.3.1Chất bổ sung vi khuẩn

Các loại vi khuẩn dùng cho ăn trực tiếp được gọi là chất trợ giúp sức sống “probiotic”, bao gồm các vi khuẩn ở dạng sống trong tự nhiên như

Lactobacillus acidophilus, Bacillus, Enterococcus, Streptoccocus faecium

và Saccharomyces cereviae. Hoạt động của chúng là tăng cường cân bằng vi sinh trong ruột của động vật, ở một số trường hợp khi bổ sung các vi khuẩn này heo tăng trọng tốt trong điều kiện nuôi tại trại và thường là trong điều kiện bị stress mạnh. Trong đó, Lactobacillus acidophilus, Bacillus subtilis được chú ý sử dụng nhiều nhất vì chúng có khả năng tạo ra bào tử

kháng lại được pH thấp ở dạ dày và đề kháng được nhiệt độ cao khi ép viên

(NRC, 2000).

Bacillus subtilis: có thể phân chia đối xứng để tạo thành 2 tế bào con

(nhị phân phân hạch), hoặc không đối xứng, tạo bào tử trong điều kiện môi trường bất lợi như hạn hán, độ mặn, bức xạ cực cao, pH và dung môi, môi trường nghèo dinh dưỡng. Trong môi trường sống khắc nghiệt, trước giai đoạn hình thành bào tử, các tế bào vi khuẩn có thể tự tạo ra các chất đề kháng (kháng sinh), hoặc giết chết đồng loại để tìm kiếm dinh dưỡng. Tính ổn định cao của Bacillussubtilis trong điều kiện môi trường khắc nghiệt làm cho vi sinh vật trở thành một trong những ứng cử viên hoàn hảo cho các ứng dụng chế phẩm sinh học(www.menvisinh.com).

Lactobacillus acidophilus (có nghĩa vi khuẩn sữa yêu acid) là một loài

trong chi Lactobacillus. Lactobacillus acidophilus phân hóa đường thành

acid lactic. Lactobacillusacidophilus là một trực khuẩn thường cư trú ở

đường tiêu hóa của con người, có khả năng sinh ra acid lactic, acid hoá đường ruột và ngăn ngừa được sự phát triển của các vi khuẩn có hại, kể cả các vi khuẩn gây thối rữa, đồng thời nó giúp tiêu hóa đường lactose (là loại đường mà cơ thể không t ự tiêu hóa được gây ra tiêu chảy phân sống , đầy bụng…) do đó Lactobacillus acidophilus đã được dùng trong nhiều năm để điều trị tiêu chảy chưa có biến chứng(Vũ Duy Giảng, 2011).

2.4.3.2Các đƣờng đơn

Các loại đường đơn được khuyến cáo đưa vào khẩu phần:

Mannoligosaccharide, fructooligosaccharide để làm thay đổi khả năng các mầm bệnh cư trú trong đường ruột (NRC,2000).

17

Chất trợ sinh có thể được cung cấp cùng với cơ chất thường là oligosaccharide đó là chất mà người ta cho rằng có thể giúp vi khuẩn phát triển trong đường ruột. Cơ chất cho vi khuẩn tăng trưởng bao gồm xylose, fructose, hoặc chất trích oligosaccharide từ thực vật (Trần Thị Dân, 2004).

2.4.3.3Các men (enzyme)

Vào những năm 60 của thế kỷ XX ý tưởng sử dụng enzyme vào thức ăn chăn nuôi đã được thực hiện. Các loại enzyme được ứng dụng là amylase giúp tiêu hóa tinh bột, protase giúp tiêu hóa protein và lipase giúp tiêu hóa chất béo ở thú non có thể trạng kém phát triển. Tuy nhiên, những ứng dụng này không phát triển rộng rãi vì:

- Đây là những enzyme động vật có thể tự tạo ra trong cơ thể nên nếu ta bổ sung ezyyme tiêu hóa cho heo trong khi heo có khả năng sản sinh ra enzyme đó cũng không phải là điều tốt hoàn toàn vì làm như vậy sẽ có sự thoái hóa của các tuyến sản xuất enzyme của động vật, điều này dẫn đến chăn nuôi sẽ không mang lại hiệu quả kinh tế do phải gánh thêm chi phí của enzyme bổ sung.

- Các enzyme là những protein thường không bền dưới tác động của nhiệt độ cao (trên 60oC).

Từ thập niên 90 đến nay, nhờ những tiến bộ của công nghệ sinh học và thay đổi mục đích sử dụng, cũng như những quan tâm sâu sắc đến ô nhiễm môi trường nên việc ứng dụng enzyme lại phát triển và đang ngày càng phổ biến trong thức ăn chăn nuôi (Dương Thanh Liêm và ctv., 2002).

NRC (2000)cho rằnghỗn hợp các men: Cellulase, hemicelulase,

protease, được bổ sung vào thức ăn làm tăng tỷ lệ tiêu hóa của các phức hợp carbohydrate và protein. Bổ sung men amylase và protase vào thức ăn cho heo con đã tăng cường tiêu hóa dinh dưỡng và đã mang lại hiệu quả. Một loại men gần đây được quan tâm nhiều là phytase, men này phân giải nhóm ortho-phosphate từ acid phytic là dạng chủ yếu của phospho trong hạt ngũ cốc và bánh dầu. Bổ sung phytase làm tăng đáng kể việc sử dụng phospho khó tiêu ở heo và giảm việc thải phospho ra môi trường.

Bản chất và công dụng sản phẩm

-Bổ sung sản phẩm vào thức ăn có tác dụng giúp tăng trọng và phòng ngừa tiêu chảy.

-Kích thích gia súc ăn nhiều, tăng trọng nhanh, bóng da, hồng hào, mượt lông, tăng khả năng chuyển hóa thức ăn, giúp heo mau lớn, đẻ sai.

18

2.4.4 Premix vitamin

Premix vitamin (vit) là hỗn hợp các loại vit hòa tan trong dầu, vit hòa tan trong nước. Các loại này có nhiều trong các loại rau, cỏ xanh tươi. Gia súc nuôi nhốt không được cung cấp, ít được cung cấp hoặc các loại thức ăn bổ sung protein đều có sinh tố nhưng bị hao hụt trong quá trình chế biến và bảo quản thì vật nuôi sẽ bị thiếu vitamin. Trong mỗi loại thức ăn tuy đều có chứa 1 hoặc 2 loại vit nhưng không có nguyên liệu nào có chứa đầy đủ vit theo yêu cầu của heo (Nguyễn Xuân Bình,2008).

Do đó người chăn nuôi phải bổ sung premix vit vào thức ăn. Premix vit là hỗn hợp các loại vitamin trong công nghiệp với chất đệm. Căn cứ vào định mức vitamin cho từng loài vật nuôi, từng lứa tuổi, các hãng sản xuất các loại premix vitamin tương ứng. Người mua căn cứ vào nhãn hiệu ghi trên bao bì để phối trộn vào thức ăn theo yêu cầu của vật nuôi (Hội chăn (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

nuôi Việt Nam, 2002 và Lê Hồng Mận và Bùi Đức Lũng, 2002).

Bản chất và công dụng của chế phẩm

Bổ sung các vit A, D, E và các vit nhóm B, giúp cho heo tăng trưởng, phát triển nhanh, tăng sức đề kháng chống lại bệnh tật.

2.4.5 Premix khoáng

Hội chăn nuôi Việt Nam (2002)và Nguyễn Xuân Bình (2008) cho rằngpremix khoáng là hỗn hợp các nguyên tố vi lượng với chất đệm (thường dùng là bột đá). Chất này không chỉ có tác dụng tăng trọng mà còn phòng và trị các bệnh do thiếu các chất khoáng gây ra. Để tiện cho việc sử, các hãng sản xuất thức ăn, căn cứ vào định mức bổ sung khoáng chất, sản xuất premix khoáng cho các gia súc thuộc các lứa tuổi và tính năng sản xuất khác nhau. Trên bao bì premix có ghi thành phần, liều lượng và cách sử dụng theo khuyến cáo của nhà sản xuất.

Bản chất và công dụng của Premix khoáng

- Bổ sung đầy đủ các loại khoáng vi lượng giúp heo, mau lớn, nặng cân. - Phòng tiêu chảy và các bệnh thiếu các chất khoáng gây ra: các chứng còi cọc, xù lông ở thú non do cung cấp quần thể vi sinh vật có lợi cho tiêu hóa. - Đặc biệt chứa enzyme Phytase làm tăng tỉ lệ phospho hữu dụng trong thức ăn.

- Phòng ngừa bệnh bại liệt, co giật, mềm xương ở heo đang trong giai đoạn mang thai và đang cho sữa.

19

2.5Công tác thú y 2.5.1 Phòng bệnh

Trong môi trường tự nhiên heo ngoại rất dễ mắc các bệnh ngoài da cũng như các bệnh bên trong cơ thể. Nguyên nhân gây bệnh chủ yếu là do môi trường xung quanh chuồng ẩm thấp, nhiễm bẩn, bị vi khuẩn xâm nhập và gây bệnh như bệnh ghẻ, viêm vú, viêm da, đau mắt,… nhất là bệnh ỉa chảy ở heo con. Vì vậy trong quá trình chăm sóc nuôi dưỡng ta phải có lịch vệ sinh phòng bệnh cho heo hằng ngày (Trần Văn Phùng, 2005).

2.5.1.1 Vệ sinh phòng bệnh

Nguyễn Thanh Sơn và Nguyễn Quế Côi (2005)cho rằngnguyên tắc

chung về vệ sinh phòng bệnh bao gồm:

Vệ sinh chuồng trại và thiết bị chăn nuôi: nên có khu vực nuôi và chuồng phù hợp với các loại heo và độ tuổi khác nhau. Cần giữ cho chuồng trại luôn thông thoáng, đủ ánh sáng, mát về mùa hè, ấm về mùa đông. Thường xuyên quét dọn, định kỳ tẩy uế, khử trùng chuồng nuôi, cọ rửa và tiêu độc máng ăn, máng uống và các dụng cụ chăn nuôi như cuốc, xẻng, ủng, quần áo bảo hộ,... Sau mỗi đợt nuôi, phải vệ sinh chuồng trại và khử trùng tiêu độc, sau đó để trống chuồng khoảng 3-5 ngày trước khi nuôi lứa mới.Heo mới mua về phải cách ly ở khu vực riêng từ 15-20 ngày trước khi nhập đàn. Phân, rác và chất thải trong chuồng cần được thu gom thường xuyên, đưa ra chỗ tập trung riêng để giữ chuồng luôn sạch sẽ. Có thể ủ phân bằng phương pháp ủ phân vi sinh vật hoặc xử lý bằng hầm biogas. Hạn chế người và vật lạ vào khu vực chăn nuôi để tránh đưa mầm bệnh từ khu vực khác vào khu vực chăn nuôi.

Các biện pháp khử trùng tiêu độc: sử dụng ánh nắng mặt trời để phơi máng ăn, máng uống, dụng cụ chăn nuôi. Rắc vôi bột hoặc quét nước vôi pha loãng nồng độ 10% (1kg vôi tôi/10 lít nước) xung quanh và bên trong chuồng nuôi, để 2-3 ngày rồi quét dọn. Dùng một số hóa chất sát trùng như: Formol 1-3%, Crezil 3-5%, Cloramin-T, ... theo hướng dẫn của nhà sản xuất.

Vệ sinh thức ăn và nước uống: cần rửa sạch các loại thức ăn thô xanh trước khi cho heo ăn. Không sử dụng thức ăn bị ôi, thiu, mốc. Không cho heo ăn thức ăn không rõ nguồn gốc hoặc đã quá hạn sử dụng. Không cho heo ăn các phụ phẩm và các loại thịt sống của heo bệnh và heo mua từ chợ về không rõ nguồn gốc. Sử dụng nước uống sạch, không dùng nước đục, nước ao hồ tự động hoặc nước giếng có hàm lượng sắt cao cho heo uống.

20

2.5.1.2 Phòng bệnh bằng vaccin

Đối với các bệnh truyền nhiễm cần được tiêm phòng cho heo con gồm: Dịch tả, đóng dấu, tụ huyết trùng, phó thương hàn. Riêng vaccin lở mồm long móng (LMLM) phải do cơ quan thú y địa phương quyết định

(Trần Văn Phùng, 2005).

Bảng 2.8:Lịch tiêm phòng heo con cai sữa

Ngày tuổi Phòng bệnh

21 ngày Phó thương hàn lần 1

28 ngày Phó thương hàn lần 2 và tụ dấu

35 ngày Dịch tả

Sau 30-35 ngày LMLM

(Trần Văn Phùng, 2005)

2.5.2 Một số bệnh thƣờng gặp trên heo con 2.5.2.1 Bệnh tiêu chảy ở heo con

Trung tâm huấn luyện chăn nuôi heo Hàn Việt (2012) cho rằng sau cai (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

sữa 70% heo con mắc bệnh tiêu chảy là do vi khuẩn E.coli. Để phòng chống các bệnh tiêu chảy cho heo con cần cải thiện khả năng tự bảo vệ của heo con, cải tiến môi trường nuôi dưỡng, giảm stress ngăn chặn con đường lây lan của vi khuẩn.

Bệnh tiêu chảy phổ biến ở heo con sau cai sữa chuyển sang thịt, gây viêm ruột cấp tính và mãn tính, dẫn đến thú biếng ăn, giảm hấp thu dưỡng chất. Nguyên nhân chính do chăm sóc nuôi dưỡng, thức ăn thay đổi, không đảm bảo dinh dưỡng, phương thức và thời gian cho ăn thay đổi…bệnh không chỉ xảy ra ở 1-2 con mà xảy ra với số lượng lớn (Trương Lăng, 2000).

2.5.2.2 Một số bệnh khác thƣờng gặp trên heo con

Bệnh phó thương hàn:Nguyễn Thiện và ctv. (2008)cho rằngbệnh gây ra do vi khuẩn phó thương hàn (Salmonella cholerae suis) thường xảy ra

phổ biến ở heo con từ 1-4 tháng tuổi. Heo con đang bú sữa ít thấy bệnh xuất hiện, cai sữa thường mắc bệnh ở thể nặng (Trương Lăng, 2000).

Bệnh ghẻ lở:đây là bệnh rất phổ biến ở heo con, với hội chứng mẩn ngứa và viêm loét da dai dẳng. Heo bị ngứa ngáy ngoài da nên nên thường cọ mình vào vách chuồng, làm da dẻ sần sùi từng đám, lông bị rụng dẫn đếnheobị gầy còm vì không được nghỉ ngơi,mất ngủ và biến ăn (Việt Chương, 2005 và Nguyễn Thiện và ctv., 2008).

21

Chƣơng 3: PHƢƠNG TIỆN VÀ PHƢƠNG PHÁP THÍ NGHIỆM

3.1 Thời gian và địa điểm thí nghiệm

Thí nghiệm được tiến hành từ tháng 7/2013 đến tháng 10/2013 tại Trại chăn nuôi tập trung Thành đội Cần Thơ ở ấp Trường Thọ , xã Trường Long, huyện Phong Điền, thành phố Cần Thơ.

Mục tiêu sản xuất của trại: nhằm mục đích chính của trại lai tạo và sản xuất ra con giống cung cấp giống và sản phẩm cho thị trường, đồng thời tự cung cấp giống cho trại.

Hình 3.1: Bản đồ hành chính Tp. Cần Thơ

3.2 Phƣơng tiện thí nghiệm 3.2.1Chuồng trại thí nghiệ m

Trại được xây dựng theo hướng Đông -Tây tránh được các yếu tố bất lợi như gió lạnh Đông Bắc thổi vào chuồng, tránh được mưa tạt, gió lùa, tránh ánh nắng gay gắt chiếu thẳng vào chuồng và nhận được nắng mai buổi sáng rất tốt cho heo con vì cung cấp nhiều vit D.

Khu vực chăn nuôi heo gồm có 2 trại nhỏ (Hình 3.2). Trại 1 có 2 dãy chuồng dùng để nuôi heo thịt và heo đực giống .Trại 2 có 2 khu vực , khu vực trên là 2 dãy chuồng sàn dùng để nuôi heo nái mang thai và heo sau cai sữa. Các ô chuồng nuôi heo nái mang thai và heo con cai sữa có khung làm bằng sắt , hai máng ăn theo kiểu cho ăn trực tiếp và có đèn sưởi ấm và đượctrang bị 2 núm uống tự động cho heo nái và heo con theo mẹ.

22

Mái chuồng được xây dựng theo kiểu 2 mái (Hình 3.3 và Hình 3.4), được lợp bằng tole gồm hai dãy đối diện nhau giúp thuận tiện cho công nhân vận chuyển thức ăn nuôi heo và thuận tiện cho việc chăm sóc. Xung quanh trại thì có vườn cây ăn trái, đồng lúa và ao nuôi cá.

Hình 3.3:Tổng thể của dãy chuồng nuôi heoHình 3.4:Dãy chuồng nuôi heo thí nghiệm

Các ô chuồng dành cho heo con cai sữa có kích thước dài 2,1m, rộng 2,1m, cao 0,9m, sàn cách nền 0,6m. Sàn chuồng được lót bằng tấm vĩ nhựa chuyên dùng, nền chuồng được đổ bê tông cố định, trong mỗi ô có một núm uống tự động; trong mối ô chuồng có trang bị 2 máng ăn bằng sắt, giúp cho heo ăn được nhiều và thoải mái hơn, tránh heo con dành ăn, cắn nhau gây

Biogas C A B C D E E E B n ƣ c Vƣờn rau NHÀ ĂN - NGHỈ KHO H Ao cá

A: Dãy chuồng heo con cai sữa D: Chuồng heo nọc B:Dãy chuồng heo nái đẻ E: Dãy chuồng heo thịt C: Dãy chuồng heo nái mang thai và chờ phối H: Đường nội bộ

23

ảnh hưởng đến sức khỏe.Khu vực dưới là 2 dãy chuồng nền xi măng dùng để nuôi heo nái khô và heo nái mang thai.

3.2.2 Đối tƣợng thí nghiệm

Đối tượng thí nghiệ m là heo sau cai sữa thuộc giống Yorkshire x Landrace (YL). Số heo tiến hành thí nghiệm là 54 heo sau cai sữa, chọn từ 6 bầy (tương ứng 6 khối hay 6 lần lặp lại) được phân chia thành 3 lô (mỗi lô có 3 con heo) tương ứng với 3 nghiệm thức(Hình 3.4). Khối lượng của heo cai sữa khoảng từ 9,0±0,5kg.

Hình 3.5: Các ô chuồng nuôi heo thí nghiệm

3.2.3 Phƣơng tiện dùng ở trại 3.2.3.1Dụng cụ thí nghiệm

Các dụng cụ cần sử dụng trong quá trình tiến hành thí nghiệm bao gồm:

- Trong quá trình thí nghiệm sử dụng cân đồng hồ 150 kg, có độ chính xác 500g, dùng để cân khối lượng heo thí nghiệm theo mỗi tuần (5 tuần).

- Sử dụng cân đồng hồ 30 kg, có độ chính xác 100g, dùng để cân thức ăn cho mỗi nghiệm thức, ở mỗi tuần nuôi. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Dùng cân đồng hồ 500g, có độ chính xác 2g, để cân chế phẩm sinh học

- Máng ăn cho heo, vòi nước,xô đựng thức ăn, sổ ghi chép số liệu theo dõi tăng trọng của heo theo tuần,máy ảnh, bút lông v.v…

3.2.3.2Thƣ́c ăn dùng trong thí nghiệm

Thức ăn hỗn hợp (TĂHH) dùng trong thí nghiệm : là thức ăncho heo con (8-15 kg) Winner 2-9024 của Công ty cổ phần Greenfeed Việt Nam , sản xuất tại xãNhựt Chánh, huyện Bến Lức - tỉnh Long An.

24

Bảng 3.1: Thành phần hóa học và giá trị dinh dưỡng của TĂHH dành cho heo con sau cai sữa (Winner 2-9024).

(Công ty cổ phần chăn nuôi Greenfeed, Việt Nam)

3.2.3.3 Chế phẩm vi sinh dùng trong thí nghiệm

Chế phẩm vi sinh sử dụng trong thí nghiệm của Công ty cổ phần sản xuất kinh doanh (CP SXKD) vật tư và thuốc thú yVemedim, sản xuất tại: số 07 đường 30/4, quận Ninh Kiều Tp.Cần Thơ.

a. Chế phẩm vi sinh OLAVIT

Thành phần : trong 1 kg chế phẩm OLAVIT có chứa các vi khuẩn có lợi Bacillus spp, Lactobacillus spp,Oxytetracyclin HCl, Neomycin sulfatevà các vit D3, A, PP, B5, E acetate.

Hƣớng dẫn sử dụngchế phẩm

- Dùng để phòng bệnh và kích thích mau lớn cho heo: 1kg chế phẩm trộn với 250 kg TĂ.

- Bổ sung trong thời gian heo bị bệnh tiêu chảy: đối với heo khi sử dụng sản phẩm để điều trị trong thời gian heo bị tiêu chảy thì 1kg sản phẩm trộn với

Một phần của tài liệu ảnh hưởng của chế phẩm vi sinh olavit và hỗn hợp (calphovit + olavit + adeb. complex) lên năng suất và hiệu quả kinh tế của heo con sau cai sũa huyện phong điền tp.cần thơ (Trang 26)