Xây dựng cơ sở pháp lý điều chỉnh các điều kiện thương mại chung

Một phần của tài liệu hạn chế của nguyên tắc tự do trong giao kết hợp đồng mua bán hàng hóa (Trang 54 - 57)

6. Cơ cấu của luận văn

3.2.2. Xây dựng cơ sở pháp lý điều chỉnh các điều kiện thương mại chung

Qua thực tiễn đổi mới pháp luật hợp đồng của Việt Nam kể từ khi ban hành Pháp lệnh Hợp đồng kinh tế 1989 đến nay, pháp luật hợp đồng nước ta đã trải qua các giai đoạn phát triển theo hướng ngày càng hoàn thiện, bảo đảm và tôn trọng quyền tự do hợp đồng của các chủ thể trong hoạt động thương mại. Việc thông qua Bộ luật Dân sự 2005 và chấm dứt hiệu lực của Pháp lệnh Hợp đồng kinh tế 1989 đã đánh dấu thêm một bước phát triển to lớn của pháp luật hợp đồng. Các quy định về giao kết hợp đồng, nội dung hợp đồng, thực hiện hợp đồng, hình thức hợp đồng, trách nhiệm khi vi phạm hợp

đồng… trong Bộ luật Dân sự 2005 và Luật Thương mại 2005 được xây dựng trên cơ sở tôn trọng tối đa quyền tự do hợp đồng. Với các quy định đó, pháp luật hợp đồng về cơ bản đã bảo đảm thực hiện mục tiêu đề ra là tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp và cá nhân tiếp cận thị trường, ký kết hợp đồng, tự chủ và tự chịu trách nhiệm trong hoạt động kinh doanh.

Tuy Bộ luật Dân sự 2005, Luật Thương mại 2005 có nhiều điểm mới, nhưng vẫn còn bộc lộ những hạn chế trong quy định về bảo đảm quyền tự do hợp đồng. Điều này thể hiện qua việc Bộ luật Dân sự 2005, Luật Thương mại 2005 và các văn bản pháp luật về hợp đồng chưa giải quyết mối quan hệ giữa pháp luật hợp đồng với điều lệ, quy chế của doanh nghiệp… cũng như các “điều kiện thương mại chung” do các doanh nghiệp ban hành để áp dụng trong việc ký kết hợp đồng hàng loạt với khách hàng. Một loạt các vấn đề đặt ra trong thực tiễn giao kết hợp đồng hiện nay xung quanh việc áp dụng “điều

kiện thương mại chung” chưa được Bộ luật Dân sự 2005, Luật Thương mại 2005 và

các văn bản pháp luật có liên quan giải quyết.

Trong thực tiễn giao kết hợp đồng, khi ký kết hợp đồng với các doanh nghiệp lớn chuyên cung cấp các sản phẩm hàng hoá, dịch vụ đại trà, khách hàng thường phải chấp nhận các điều kiện thương mại do các doanh nghiệp này đặt ra trong hợp đồng. Trên thực tế, khách hàng không có quyền đàm phán về nội dung này mà thường chỉ có quyền lựa chọn chấp nhận hoặc không chấp nhận. Ở mức độ cao hơn, các điều kiện thương mại này còn được thể hiện thông qua các hợp đồng mẫu đang được áp dụng rất phổ biến trong thực tiễn giao kết hợp đồng ở nước ta.

Với những hạn chế đã được đề cập ở chương 2, theo tác giả, pháp luật hợp đồng cần điều chỉnh vấn đề này nhằm mục đích: xác định giá trị pháp lý, điều kiện có hiệu lực của các “điều kiện thương mại chung”, thủ tục giám sát, việc xử lý các điều kiện thương mại chung trái pháp luật… Việc điều chỉnh này có thể thực hiện bằng giải pháp quy định trong Bộ luật Dân sự hoặc ban hành một đạo luật riêng. Điều này xuất phát từ những lý do cơ bản sau:

Một là, mục đích của việc pháp luật điều chỉnh các điều kiện thương mại chung:

Về lý luận cũng như trên thực tế, điều kiện thương mại chung có chức năng điều chỉnh hành vi, ngăn ngừa và phân chia rủi ro, trách nhiệm pháp lý giữa các bên trong quan hệ hợp đồng. Vì vậy, chúng được coi là sự phát triển tiếp tục những tư tưởng của nhà làm luật. Thông qua việc thiết lập các quy tắc bán hàng, cung cấp dịch vụ, các doanh nghiệp cùng hiệp hội của mình đã phát triển nhiều chủng loại hợp đồng cụ thể mà các nhà làm luật chưa hề biết. Với ý nghĩa đó, điều kiện thương mại chung có nhiều lợi ích cho việc thúc đẩy các giao dịch kinh tế, dân sự. Tuy nhiên, trên thực tế, các doanh nghiệp lớn hoạt động chuyên nghiệp, nhất là doanh nghiệp có vị trí độc quyền thường

áp đặt “luật chơi riêng” của mình trong quan hệ hợp đồng, qua việc ban hành các điều kiện thương mại chung. Các doanh nghiệp này thường có xu hướng lạm dụng quyền tự do hợp đồng, để vi phạm quyền tự do hợp đồng của khách hàng; chèn ép, phân chia các rủi ro pháp lý hoặc lợi ích từ việc ký kết hợp đồng theo hướng bất lợi cho khách hàng hoặc lạm dụng vị trí thế mạnh để khai thác lợi ích kinh tế bên ở vị trí thế yếu trong quan hệ thương mại… Vì vậy, việc áp dụng các điều kiện thương mại chung trên thực tế dễ dẫn đến vi phạm quyền tự do hợp đồng của khách hàng. Hành vi trên của các doanh nghiệp trái với nguyên tắc tự nguyện thoả thuận hợp đồng, nguyên tắc thiện chí vì nó thể hiện sự áp đặt ý chí của một bên đối với bên kia, ngăn cản việc hình thành ý chí đích thực trong giao kết hợp đồng. Do đó, pháp luật cần can thiệp để bảo vệ quyền tự do hợp đồng của bên thế yếu trước bên thế mạnh trong các quan hệ hợp đồng, đồng thời bảo đảm công bằng trong giao kết hợp đồng. Đây cũng là mục tiêu mà một nền pháp luật văn minh cần phải hướng tới.

Để bảo vệ khách hàng, bên thế yếu trước các điều kiện thương mại chung do các doanh nghiệp lớn chuyên nghiệp, các doanh nghiệp độc quyền đưa ra, pháp luật các nước thường có các phương pháp xử lý sau:

Quy định thêm nhiều điều khoản mang tính bắt buộc trong các văn bản pháp luật chuyên ngành điều chỉnh các lĩnh vực thương mại đặc thù có khả năng áp dụng các điều kiện thương mại chung (như: tín dụng ngân hàng, điện …). Thường là các điều khoản quy định nghĩa vụ của các doanh nghiệp trong việc cung cấp các hàng hoá, dịch vụ. Bằng cách đó, nhà làm luật muốn hạn chế việc lạm dụng các điều kiện thương mại chung từ phía các doanh nghiệp này (Ví dụ: nghĩa vụ thông tin cho người tiêu dùng về hàng hoá, dịch vụ khi giao kết hợp đồng; nghĩa vụ không được từ chối ký kết hợp đồng khi khách hàng có yêu cầu chính đáng; nghĩa vụ vận chuyển an toàn của nhà vận chuyển…).

Đối với Việt Nam, tác giả cho rằng việc xây dựng cơ sở pháp lý để điều chỉnh

"các điều kiện thương mại chung" đang xuất hiện phổ biến trong thực tiễn giao kết hợp

đồng hiện nay là hết sức cần thiết. Căn cứ vào thực trạng pháp luật quy định về vấn đề này được trình bầy ở chương 2 và kinh nghiệm của các nước, cần nghiên cứu xây dựng pháp luật điều chỉnh các điều kiện thương mại chung của Việt Nam với nội dung cơ bản sau:

Thứ nhất, xác định phạm vi khái niệm “điều kiện thương mại chung”. Điều kiện

thương mại chung có thể là các điều khoản hợp đồng được soạn trước để sử dụng nhiều lần, do một bên đặt ra cho bên kia khi ký kết hợp đồng. Nó có thể bao gồm: nội dung các điều lệ, quy chế, quy tắc bán hàng… của các doanh nghiệp mà hợp đồng dẫn chiếu đến; các hợp đồng mẫu được các doanh nghiệp soạn trước để ký với khách hàng; các

điều khoản hợp đồng gây bất lợi cho khách hàng, nhất là làm hạn chế quyền tự do thoả thuận của khách hàng, tạo ra sự mất công bằng trong quan hệ hợp đồng. Ví dụ: các điều khoản: miễn giảm trách nhiệm của nhà sản xuất, nhà cung cấp dịch vụ.

Thứ hai, các điều kiện có hiệu lực của điều kiện thương mại chung được thừa nhận

và đưa vào nội dung hợp đồng (được cơ quan có thẩm quyền cho phép áp dụng, nghĩa vụ thông tin của bên đưa ra các điều kiện thương mại chung…; danh mục các điều khoản hợp đồng liên quan đến điều kiện thương mại chung bị cấm.

Thứ ba, các trường hợp điều kiện thương mại chung vô hiệu; xử lý các điều kiện

thương mại chung vô hiệu… Theo đó, việc đưa vào hợp đồng các điều khoản bị cấm nêu trên thì các điều khoản này sẽ bị vô hiệu.

Thứ tư, cơ chế giám sát và giải quyết tranh chấp.

Một phần của tài liệu hạn chế của nguyên tắc tự do trong giao kết hợp đồng mua bán hàng hóa (Trang 54 - 57)