Giới hạn về phạn vi thỏa thuận

Một phần của tài liệu hạn chế của nguyên tắc tự do trong giao kết hợp đồng mua bán hàng hóa (Trang 34 - 36)

6. Cơ cấu của luận văn

2.5 Giới hạn về phạn vi thỏa thuận

Về phạm vi hợp đồng: Luật Thương mại 2005 quy định: “hoạt động thương mại

là hoạt động nhằm mục đích sinh lợi, bao gồm mua bán hàng hoá, cung ứng dịch vụ, đầu tư, xúc tiến thương mại và các hoạt động nhằm mục đích sinh lợi khác”29. Các hợp đồng thương mại được Luật Thương mại điều chỉnh ở các quy định, đặc biệt là trong hợp đồng mua bán hàng hoá.

Ngoài ra, phạm vi áp dụng của Luật Thương mại 2005 còn được mở rộng ở khái niệm hàng hoá. “Hàng hoá bao gồm: a) Tất cả các loại động sản, kể cả động sản hình

thành trong tương lai; b) Những vật gắn liền với đất đai”30. Khái niệm hàng hoá theo Luật Thương mại 2005 đã được mở rộng, có tính bao quát, tiếp cận gần hơn khái niệm tài sản theo quy định của Bộ luật Dân sự 2005. Nhưng nó vẫn còn có điểm hạn chế ở chỗ: chưa bao quát được hết các loại tài sản được phép đưa vào lưu thông trên thị trường (ví dụ: tất cả các loại bất động sản (trừ đất đai), giá trị quyền sử dụng đất). Luật Thương mại 2005 đã khẳng định những nguyên tắc cơ bản của hoạt động thương mại trong nền kinh tế thị trường, mở rộng quyền tự do hợp đồng trong hoạt động thương mại

28 Điều 423 Khoản 1, Điều 424 Khoản 2, Điều 415, Điều 425, Điều 426. Bộ luật Dân sự 2005.

29Khoản 1 Điều 3 Luật Thương mại 2005.

và ngày càng phù hợp hơn với các nguyên tắc, chuẩn mực quốc tế. Điều này được thể hiện qua các nội dung cơ bản sau:

Thứ nhất, ngoài việc tiếp tục khẳng định lại một cách cụ thể, rõ ràng các nguyên

tắc: “nguyên tắc bình đẳng trước pháp luật của thương nhân trong hoạt động thương mại”31; “nguyên tắc tự do, tự nguyện thoả thuận trong hoạt động thương mại”32; “nguyên tắc bảo vệ lợi ích chính đáng của người tiêu dùng”33, Luật Thương mại 2005 đã quy định mới các nguyên tắc hết sức quan trọng trong hoạt động thương mại, như:

“Nguyên tắc áp dụng thối quen trong hoạt động thương mại được thiết lập giữa các bên”34; “Nguyên tắc áp dụng tập quán trong hoạt động thương mại”35; “Nguyên tắc thừa nhận giá trị pháp lý của thông điệp dữ liệu trong hoạt động thương mại”36. Các nguyên tắc này đã thể hiện những nội dung quan trọng nhất của quyền tự do hợp đồng trong hoạt động thương mại. Nó đã tạo ra cơ sở pháp lý quan trọng bảo đảm quyền tự do kinh doanh, tù do hợp đồng đã được quy định trong Hiến pháp 1992 và Bộ luật Dân sự 2005. Nó làm cho pháp luật hợp đồng của Việt Nam phù hợp hơn với các nguyên tắc, chuẩn mực cơ bản của pháp luật thương mại quốc tế trong điều kiện tự do hoá thương mại hiện nay.

Thứ hai, Luật Thương mại 2005 đã quy định cụ thể nguyên tắc cơ bản về áp dụng

Luật Thương mại và pháp luật có liên quan. Nó tạo ra cơ sở pháp lý nhằm khắc phục sự thiếu thống nhất, mâu thuẫn của pháp luật về hợp đồng ở Việt Nam trước đây và tạo ra khả năng vận dụng nguyên tắc tự do thoả thuận hợp đồng trong trong hoạt động thương mại.

Mặc dù có đối tượng và phạm vi điều chỉnh khác nhau, nhưng ở hầu hết các nước trên thế giới đều thừa nhận sự tồn tại hiện hữu, tính hợp pháp của các hoạt động kinh doanh thương mại. Điều này thể hiện qua các điểm sau: một là, mục đích của hoạt động thương mại là thu lợi nhuận được pháp luật thừa nhận37. Hai là, về chủ thể, các tổ chức, cá nhân thoả mãn các điều kiện theo quy định của pháp luật đều có quyền tự do hợp đồng trong hoạt động thương mại. Các văn bản này còn quy định các hoạt động thương mại về góp vốn đầu tư trong kinh doanh. Trong đó cũng đã thừa nhận nguyên tắc tự do đầu tư, kinh doanh vào các ngành nghề kinh doanh mà pháp luật không cấm.

Các văn bản quy định về các hoạt động kinh doanh thương mại mang tính chất chuyên ngành bao gồm các văn bản pháp luật như: Luật Đất đai 1993 (sửa đổi năm

31 Điều 10 Luật Thương mại 2005.

32 Điều 11 Luật Thương mại 2005.

33 Điều 14 Luật Thương mại 2005.

34 Điều 12 Luật Thương mại 2005.

35 Điều 13 Luật Thương mại 2005.

36 Điều 15 Luật Thương mại 2005.

2003), Luật Kinh doanh Bảo hiểm 2000, Luật Các tổ chức tín dụng 1997 (sửa đổi năm 2004),…

Trong lĩnh vực điều chỉnh các hoạt động thương mại đặc thù, các văn bản pháp luật này có vai trò quan trọng sau: Một là, các văn pháp luật này đã tạo cơ sở pháp lý cho các loại hình, phương thức, cách tiến hành các hoạt động thương mại và ký kết các hợp đồng thương mại đặc thù. Hai là, các đạo luật trên đều ghi nhận quyền tự do thoả thuận hợp đồng như một nguyên tắc cơ bản trong quan hệ hợp đồng thuộc các lĩnh vực hoạt động thương mại mà luật điều chỉnh. Ba là, về nguyên tắc áp dụng pháp luật

chuyên ngành và các luật có liên quan: Luật chuyên ngành sẽ được ưu tiên áp dụng trước, trong trường hợp luật chuyên ngành không quy định thì sẽ áp dụng Luật Thương mại và Bộ luật Dân sự38.

Tuy nhiên, xuất phát từ yêu cầu bảo đảm trật tự công cộng, bảo vệ lợi ích chung của xã hội và quyền lợi của người tiêu dùng và đặc biệt là chống việc lạm dụng độc quyền trong những lĩnh vực kinh tế kỹ thuật tồn tại độc quyền, các văn bản pháp luật trên có những quy định hạn chế quyền tự do hợp đồng, như: điều kiện chủ thể được phép kinh doanh các hoạt động trên, phạm vi hoạt động thương mại, hình thức hợp đồng bằng văn bản và phải được đăng ký theo quy định của pháp luật; các quyền và nghĩa vụ bắt buộc thực hiện trong hợp đồng mà các bên không được thoả thuận khác…

Một phần của tài liệu hạn chế của nguyên tắc tự do trong giao kết hợp đồng mua bán hàng hóa (Trang 34 - 36)