Giới hạn về nội dung và thay đổi nội dung của hợp đồng

Một phần của tài liệu hạn chế của nguyên tắc tự do trong giao kết hợp đồng mua bán hàng hóa (Trang 28 - 34)

6. Cơ cấu của luận văn

2.4 Giới hạn về nội dung và thay đổi nội dung của hợp đồng

Về nội dung hợp đồng: Bộ luật Dân sự 2005 không quy định nội dung chủ yếu của hợp đồng, mà các bên tự thoả thuận nội dung hợp đồng. Điều 402 Bộ luật Dân sự quy định: các bên có thể thoả thuận về các nội dung sau của hợp đồng: 1. Đối tượng của hợp đồng là tài sản phải giao, công việc phải làm hoặc không phải làm; 2. Số lượng, chất lượng; 3. Giá, phương thức thanh toán; 4. Thời hạn, địa điểm, phương thức thực hiện hợp đồng; 5. Quyền, nghĩa vụ của các bên; 6. Trách nhiệm do vi phạm hợp đồng; 7. Phạt vi phạm hợp đồng; 8. Các nội dung thoả thuận khác.

Khác với quy định của Điều 401 Bộ luật Dân sự 1995 (quy định các điều khoản chủ yếu của hợp đồng, mà nếu thiếu các điều khoản đó thì hợp đồng không được giao kết), nội dung của Điều 402 Bộ luật Dân sự (2005) không đề cập đến các điều khoản chủ yếu của hợp đồng, mà quy định mang tính tuỳ nghi. Với nội dung quy định mang tính tuỳ nghi của Điều 402 trên, có thể suy ra rằng: nếu nội dung thoả thuận của các bên thiếu một trong các điều khoản trên, hợp đồng vẫn có thể được hình thành.

Tác giả cho rằng, quy định của Điều 402 Bộ luật Dân sự 2005 nhằm bảo đảm nguyên tắc tự do thoả thuận, nhưng có hạn chế là không xác định rõ điều khoản cơ bản của hợp đồng, trong đó điều khoản đối tượng hợp đồng là điều khoản không thể thiếu (yếu tố hết sức quan trọng để phân biệt hợp đồng với các thoả thuận không được coi là hợp đồng). Trong hoạt động thương mại, Luật Thương mại 2005 thể hiện cụ thể hơn quyền này thông qua việc quy định về các hợp đồng thương mại: quyền và nghĩa vụ của các bên trong các hợp đồng mua bán hàng hoá. Luật Thương mại điều chỉnh khi các bên không có thoả thuận trong hợp đồng. Nguyên tắc này đã thể hiện giá trị pháp lý của nguyên tắc tự do, tự nguyện thoả thuận của các bên trong hợp đồng cao hơn giá trị pháp lý của các quy định của Luật Thương mại 2005 về quyền và nghĩa vụ của các bên. Kỹ thuật lập pháp này đã bảo đảm tối đa quyền tự do hợp đồng của các chủ thể.

Bộ luật Dân sự và Luật Thương mại đưa ra các quy định tuỳ nghi khi quy định về nội dung hợp đồng nhằm bảo đảm quyền tự do hợp đồng của các bên trong hợp đồng, theo nguyên tắc ưu tiên áp dụng các thoả thuận của các bên so với các quy định của pháp luật. Nhưng các đạo luật chuyên ngành lại không thống nhất trong việc ghi nhận kỹ thuật lập pháp này. Một số đạo luật chuyên ngành khác quy định về các hoạt động thương mại đặc thù lại thường sử dụng các quy phạm bắt buộc khi quy định về quyền và nghĩa vụ của các bên trong hợp đồng. Ví dụ: Luật Điện lực 2004 quy định hợp đồng mua bán điện có thời hạn phải có những nội dung cơ bản sau: 1. Chủ thể hợp đồng; 2. Mục đích sử dụng; 3. Tiêu chuẩn và chất lượng dịch vụ; 4. Quyền và nghĩa vụ của các bên; 5. Giá điện, phương thức và thời hạn thanh toán; 6. Điều kiện chấm dứt hợp đồng; 7. Trách nhiệm do vi phạm hợp đồng; 8. Thời hạn của hợp đồng; 9. Các nội dung khác do hai bên thoả thuận24. Nội dung các quy định này của Luật Điện lực được thiết kế chủ yếu là các quy phạm bắt buộc, vì thế đã hạn chế quyền tự do thoả thuận của các bên.

Bộ luật Dân sự 2005 và Luật Thương mại 2005 quy định nguyên tắc tự do thoả thuận nội dung hợp đồng có giá trị cao hơn các quy định của pháp luật về quyền và nghĩa vụ của các bên. Nhưng các văn bản luật chuyên ngành lại quy định ngược lại, theo hướng quy định cụ thể nội dung của hợp đồng và các quyền và nghĩa vụ chủ yếu của các bên. Điều này cho thấy sự không thống nhất của pháp luật trong việc điều chỉnh các quan hệ hợp đồng trong một số hoạt động thương mại đặc thù. Trong trường hợp có sự mâu thuẫn giữa các quy định của các luật chuyên ngành với quy định của Bộ luật Dân sự 2005, Luật Thương mại 2005 thì chưa có hướng giải quyết cụ thể; áp dụng quy định của Bộ luật Dân sự hay luật chuyên ngành trong trường hợp cả hai cùng quy định về một vấn đề nhưng nội dung quy định lại khác nhau. Tác giả cho rằng, trong trường hợp này, các luật chuyên ngành không cần nêu lại những quy định đã được Bộ luật Dân

sự 2005 quy định, mà nên dẫn chiếu đến các quy định của Bộ luật Dân sự 2005 và Luật Thương mại 2005 để bảo đảm sự thống nhất của pháp luật hợp đồng và quyền tự do thoả thuận của các chủ thể.

Bên cạnh nguyên tắc tự do thoả thuận về nội dung của hợp đồng, pháp luật cũng quy định những trường hợp giới hạn đối với nguyên tắc này qua các quy định sau:

Một là, các điều khoản về giá đối với một số hàng hoá, dịch vụ mà Nhà nước quy

định giá (ví dụ: bưu chính, viễn thông, điện,…): Với mục đích bình ổn giá cả thị trường, nhất là đối với những hàng hoá thiết yếu phục vụ sản xuất và đời sống; bảo vệ lợi ích của các tổ chức, cá nhân sản xuất và người tiêu dùng và của lợi ích nhà nước; Pháp lệnh Giá (2002) đã quy định việc Nhà nước can thiệp vào nội dung thoả thuận về giá đối với một số hàng hoá, dịch vụ trong hoạt động thương mại. Theo đó, Nhà nước sử dụng nhiều biện pháp bình ổn giá khác nhau, như: điều chỉnh cung cầu hàng hoá sản xuất trong nước và hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu, hàng hoá giữa các vùng, địa phương trong nước; mua vào bán ra hàng hoá dự trữ; kiểm soát các yếu tố hình thành giá…, trong đó có sử dụng biện pháp can thiệp trực tiếp vào giá là: “Quy định giá tối đa, giá

tối thiểu, khung giá” buộc các tổ chức, cá nhân kinh doanh các hàng hoá, dịch vụ phải

tuân theo25. Pháp lệnh Giá (2002) còn quy định: Nhà nước định giá đối với các loại hàng hoá, dịch vụ thuộc loại sau: a) Đất đai, mặt nước, tài nguyên quan trọng; b) Tài sản của Nhà nước bán, cho thuê; c) Hàng hoá, dịch vụ độc quyền; d) Hàng hoá, dịch vụ quan trọng đối với quốc tế dân sinh. Nhà nước quy định giá các loại hàng hoá, dịch vụ trên bằng các hình thức: mức giá cụ thể; mức giá chuẩn; khung giá; giới hạn giá tối đa, tối thiểu…26

Việc Nhà nước quy định các biện pháp bình ổn về giá có những mặt tích cực, nhưng cũng có những quy định không thích hợp với điều kiện quản lý nền kinh tế theo cơ chế thị trường. Mặt tích cực thể hiện ở chỗ nó tạo ra môi trường kinh tế an toàn cho các chủ thể sản xuất, kinh doanh và bảo vệ quyền lợi của người tiêu dùng, nhằm ổn định sản xuất, đời sống và tình hình kinh tế xã hội, loại trừ những ảnh hưởng xấu do tác động của hoàn cảnh kinh tế - xã hội bên ngoài vào thị trường trong nước. Mặt tiêu cực thể hiện ở sự can thiệp của Nhà nước vào quan hệ giá cả trong nền kinh tế. Có những quy định thể hiện việc Nhà nước can thiệp sâu vào quyền tự do định giá trong nền kinh tế thị trường của các doanh nghiệp, nhất là đối với những loại hàng hoá, dịch vụ không cần có sự can thiệp của Nhà nước thông qua biện pháp định giá như: xăng, dầu, khí hoá lỏng, xi măng, sắt thép, phân bón, cà phê, bông hạt và bông xơ, mía cây nguyên liệu, muối;

25 Điều 6 Pháp lệnh Giá2002.

một số dịch vụ theo quy định của pháp luật. Điều này thể hiện cơ chế quản lý của Nhà nước đối với giá cả một số hàng hoá, dịch vụ chưa phù hợp với cơ chế thị trường.

Thực tiễn quản lý giá của cơ quan nhà nước thời gian qua cho thấy, việc các cơ quan quản lý nhà nước về giá “chạy theo” những yếu tố chi phối sự biến động về giá

một số mặt hàng trên thị trường như: xăng, dầu, khí đốt, xi măng, sắt thép… không có tác dụng nhiều trong việc giảm sự tăng giá của các mặt hàng này nói riêng và bình ổn giá cả thị trường nói chung. Ngoài việc không bình ổn được giá cả thị trường như mục tiêu đề ra, các quyết định đến định giá của cơ quan nhà nước đối với một số hàng hoá thời gian qua như: xăng dầu, xi măng, sắt, thép… còn gây ra những hậu quả không tốt cho các doanh nghiệp. Bởi vì, nó làm cho các doanh nghiệp không tính toán được kế hoạch sản xuất kinh doanh của mình trên cơ sở các quy luật của thị trường. Việc điều chỉnh giá của cơ quan nhà nước (thường mang yếu tố bí mật) thường tạo ra nhiều rủi ro cho các doanh nghiệp khi họ ký kết các hợp đồng nói riêng và trong hoạt động kinh doanh nói chung, tạo ra sự mất ổn định trong kế hoạch kinh doanh của doanh nghiệp. Việc điều chỉnh giá của cơ quan nhà nước còn tạo ra cơ hội cho nhiều hành vi gian lận trong kinh doanh phát triển như: buôn lậu, đầu cơ tăng giá…

Hai là, trong thực tiễn giao kết hợp đồng, sự xuất hiện và phổ biến các loại hợp

đồng mẫu đã làm hạn chế quyền tự do thoả thuận hợp đồng, nhất là đối với bên ở vào vị trí thế yếu trong quan hệ hợp đồng.

Việc các doanh nghiệp sử dụng hợp đồng mẫu để giao kết với nhiều khách hàng khác nhau xuất phát từ lợi ích của doanh nghiệp nhằm hợp lý hoá việc bán hàng, cung cấp dịch vụ của mình. Mặt khác, thông qua hợp đồng mẫu, các doanh nghiệp đưa vào đó các quy tắc bán hàng đã được thiết lập trước mà pháp luật chưa dự tính hết. Trong thực tế, điều này mang lại cho doanh nghiệp nhiều lợi ích: Một là, thông qua đó, doanh nghiệp hình thành “luật chơi riêng” của mình trong quan hệ thương mại với khách

hàng. Đây là yếu tố thể hiện lợi thế của doanh nghiệp, là điều kiện và yếu tố hình thành khả năng, thủ thuật kinh doanh, cạnh tranh của doanh nghiệp. Hai là, thông qua hợp

đồng mẫu, pháp luật hợp đồng sẽ được cụ thể hoá, áp dụng đại trà trong việc ký kết hợp đồng với các khách hàng cụ thể. Ba là, đối với từng trường hợp ký kết hợp đồng cụ thể, các điều khoản mẫu có khả năng ngăn cản các rủi ro từ nhận thức của các bên tham gia quan hệ hợp đồng trong quá trình thực hiện hợp đồng. Thông qua hợp đồng mẫu, doanh nghiệp có thể thiết kế việc phân chia rủi ro pháp lý, trách nhiệm giữa các bên trong hợp đồng và thường theo xu hướng bên đưa ra hợp đồng mẫu có lợi hơn.

Về nguyên tắc, hợp đồng mẫu mang tính tuỳ nghi, các bên có thể thoả thuận lại các điều khoản bổ sung, sửa đổi hoặc bảo lưu các điều khoản trong hợp đồng mẫu trước khi ký kết hợp đồng. Nhưng trong thực tế, các doanh nghiệp sử dụng các hợp đồng mẫu

thường là các doanh nghiệp lớn, có vị trí độc quyền trong nền kinh tế, luôn ở vào bên thế mạnh, còn khách hàng ở vào thế yếu. Các khách hàng thường chấp nhận việc ký vào các hợp đồng mẫu do các doanh nghiệp đưa ra mà không được đàm phán hay đưa ra đề nghị thoả thuận lại các điều khoản bổ sung, sửa đổi hoặc bảo lưu các điều khoản trong nội dung hợp đồng. Trong trường hợp này, hợp đồng không còn đúng với bản chất là sự tự nguyện thoả thuận giữa các bên. Sự thoả thuận ở đây, có chăng chỉ là sự thoả thuận về việc ký vào hợp đồng chứ không phải thoả thuận về các điều khoản, nội dung quyền và nghĩa vụ của các bên trong hợp đồng.

Nhằm hạn chế việc các doanh nghiệp đưa ra các điều khoản trong hợp đồng mẫu bất lợi cho khách hàng trong một số lĩnh vực kinh tế có sự độc quyền nhà nước hoặc có nguy cơ dẫn đến độc quyền, pháp luật đã có nhiều quy định kiểm soát các hợp đồng mẫu thông qua cơ chế phê duyệt hoặc giao cho cơ quan quản lý nhà nước chuyên ngành ban hành các hợp đồng mẫu để các doanh nghiệp áp dụng. Ví dụ: Khoản 3 Điều 7 Nghị định số 105/2005/NĐ-CP ngày 17/8/2005 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Điện lực đã quy định: “Bộ Công nghiệp ban hành mẫu hợp đồng mua bán điện phục vụ mục đích sinh hoạt”. Bằng cơ chế này, ngoài việc kiểm

soát các hợp đồng mẫu nhằm bảo vệ quyền tự do hợp đồng và lợi ích của bên thế yếu, pháp luật còn quy định giá trị bắt buộc của các điều khoản trong hợp đồng mẫu đối với cả các doanh nghiệp bán hàng hoá, dịch vụ, nhất là các điều khoản quy định về nghĩa vụ của doanh nghiệp. Tuy nhiên, bên cạnh những quy định trên, trong lĩnh vực này, việc điều chỉnh pháp luật của Việt Nam còn có những hạn chế nhất định:

Thứ nhất, so với pháp luật của các nước, pháp luật hợp đồng của Việt Nam vẫn

còn thiếu những quy định điều chỉnh các hợp đồng mẫu như: đối tượng, phạm vi, điều kiện có hiệu lực; giá trị pháp lý của các điều khoản trong hợp đồng mẫu; các quy định nhằm chống lại việc lạm dụng của các doanh nghiệp; các quy định nhằm bảo vệ quyền tự do hợp đồng, quyền lợi của khách hàng, bên thế yếu trong hợp đồng mẫu; các quy định về giám sát, xử lý các trường hợp vi phạm… Vì vậy, để bảo đảm nguyên tắc tự do thoả thuận hợp đồng và bảo vệ lợi ích của các bên, nhất là bên thế yếu, trong các hợp đồng, việc ban hành các quy định cụ thể để điều chỉnh pháp luật đối với các nội dung nêu trên là hết sức cấp thiết.

Thứ hai, cùng bản chất với hợp đồng mẫu, trong thực tiễn giao kết hợp đồng ở

nước ta còn xuất hiện phổ biến các trường hợp các doanh nghiệp sử dụng các điều kiện thương mại chung do mình đặt ra như một phần của hợp đồng trong các giao dịch thương mại với khách hàng. Điều kiện thương mại chung là tất cả những điều kiện hợp đồng, quy tắc bán hàng được soạn trước bởi một bên trong quan hệ hợp đồng và được sử dụng để trở thành nội dung hợp đồng với nhiều khách hàng khác nhau. Tuy nhiên,

văn bản duy nhất đề cập đến vấn đề này nhưng dưới góc độ bảo vệ người tiêu dùng là Pháp lệnh Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng. Điều 5 Nghị định số 69/2001/NĐ-CP ngày 2/10/2001 quy định chi tiết thi hành Pháp lệnh Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng quy định: “Tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh không được đưa ra các quy tắc trái pháp

luật và ép buộc người tiêu dùng trong cam kết, trong các quy ước bán hàng, quy ước phục vụ; không được trì hoãn hoặc kéo dài việc thực hiện trách nhiệm dân sự... Nếu vi phạm sẽ bị xử lý theo quy định của pháp luật”. Bộ luật Dân sự 2005 cũng như Luật

Thương mại 2005 chưa có quy định về vấn đề này. Hiện nay, ở nước ta, các điều kiện thương mại chung đang được các doanh nghiệp áp dụng phổ biến trong hoạt động thương mại, nhất là trong các lĩnh vực: tín dụng ngân hàng, kinh doanh bảo hiểm, bưu chính, viễn thông… và đối với các hợp đồng được ký kết với các nhà cung cấp hàng hoá, dịch vụ đại trà khác.

Bộ luật Dân sự 2005 không quy định về nội dung chủ yếu của đề nghị giao kết hợp đồng, mà chỉ có các quy định về thời điểm đề nghị giao kết hợp đồng có hiệu lực27 (Điều 390, Điều 391). Điều này bảo đảm quyền tự do thoả thuận hợp đồng của các bên, nhưng nó cũng có hạn chế trong việc xác định sự tồn tại của hợp đồng, nhất là xác định ý chí của bên đề nghị giao kết hợp đồng trong trường hợp nội dung đề nghị không được

Một phần của tài liệu hạn chế của nguyên tắc tự do trong giao kết hợp đồng mua bán hàng hóa (Trang 28 - 34)