HẠCH TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT CHUNG

Một phần của tài liệu Kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm ở công ty may thăng long (Trang 46 - 48)

Trong quá trình sản xuất ở công ty may Thăng Long chi phí sản xuất chung gồm có các khoản sau:

- Chi phí nhân viên phân xưởng - Chi phí vật liệu

- Chi phí công cụ, dụng cụ

- Chi phí khấu hao tài sản cố định - Chi phí dịch vụ mua ngoài - Chi phí bằng tiền khác

Chi phí sản xuất chung được tập hợp cho toàn công ty chứ không được theo dõi cho từng xí nghiệp.

* Chi phí nhân viên phân xưởng bao gồm các khoản chi phí về tiền lương của nhân viên quản lý các xí nghiệp sản xuất và các khoản phải trả khác như BHXH, BHYT, KPCĐ được trích theo tỷ lệ quy định là 19% lương cơ bản.

Chi phí nhân viên phân xưởng được hạch toán tương tự như hạch toán chi phí nhân công trực tiếp. Kết quả lao động của các nhân viên xí nghiệp được nhân viên hạch toán cơ sở theo dõi, tổng hợp và gửi lên phòng kế toán của công ty. Cách xác định tiền lương của nhân viên quản lý, phục vụ đã được nêu ở phần hạch toán chi phí nhân công trực tiếp.

Toàn bộ chi phí này được kế toán tập hợp như sau Nợ TK 6271

Có TK 334- Lương nhân viên phân xưởng

Có TK 338- Các khoản trích theo lương của nhân viên phân xưởng.

* Chi phí vật liệu sản xuất là toàn bộ vật liệu xuất dùng chung cho các xí nghiệp nhưng không trực tiếp tham gia sản xuất sản phẩm. Chi phí này bao gồm các khoản: chi phí sửa chữa, bảo quản, bảo dưỡng máy móc thiết bị phân xưởng, chi phí nhiên liệu, hoá chất, tẩy mài, dầu máy...

Toàn bộ các khoản chi phí này được kế toán tập hợp vào tiểu khoản 6272.

Nợ TK 6272

Có TK 111, 112, 331 * Chi phí dụng cụ sản xuất

Chi phí dụng cụ sản xuất ở các xí nghiệp sản xuất gồm có: chi phí về vật rẻ tiền mau hỏng, quần áo bảo hộ của công nhân, đồ dùng cho phương xưởng.. Công cụ, dụng cụ nhỏ được tiến hành phân bổ 1 lần như bàn là phân bổ 30%/ quý, bàn thu hoá 25%/ quý. Kế toán sử dụng tài khoản 142 phân bổ giá trị công cụ dụng cụ vào chi phí sản xuất chung.

* Chi phí khấu hao tài sản cố định

Công ty sử dụng phương pháp khấu hao đường thẳng để tính khấu hao tài sản cố định và được theo dõi trên “Bảng tính phân bổ khấu hao”.

Tỷ lệ khấu hao được chia thành nhiều bậc tuỳ vào từng loại tài sản. Ví dụ vật tư văn phòng xí nghiệp khấu hao 5 năm (20% /năm). Máy móc thiết bị 7 năm (14,28% /năm), nhà xưởng 30 năm (3,33%/ năm).

Hiện nay công ty đang áp dụng chế độ trích khấu hao cơ bản cho doanh nghiệp

Khấu hao cơ bản Nguyên giá TSCĐ x tỷ lệ trích TSCĐ

(trích theo tháng) 12

Kết quả được ghi trên bảng tính và phân bổ khấu hao. * Chi phí dịch vụ mua ngoài

Chi phí dịch vụ mua ngoài của công ty bao gồm chi phí về điện dùng chung cho xí nghiệp và cho sản xuất, chi phí về điện thoại...

Việc theo dõi chi phí dịch vụ mua ngoài được tiến hành dựa trên các hoá đơn thanh toán, sổ chi tiết các tài khoản 111, 112, 331...

Kế toán sử dụng tiểu khoản 6277 để định khoản:

Nợ TK 6277

Có TK liên quan.

* Chi phí bằng tiền khác bao gồm chi phí tiếp khách, chi phí hội nghị...

Các chi phí này được tập hợp căn cứ vào số thực tế phát sinh của các chứng từ: phiếu thu, phiếu chi, giấy thanh toán tạm ứng, giấy đề nghị tạm ứng... Kế toán sử dụng tiểu khoản 6278 để phản ánh các nghiệp vụ kinh tế phát sinh.

Nợ TK 6278

Có TK liên quan

Tóm lại công ty tiến hành hạch toán chi phí sản xuất chung đúng theo quy định của Bộ tài chính đó là sử dụng tài khoản:

627- Chi phí sản xuất chung

6271- Chi phí nhân viên phân xưởng 6272- Chi phí vật liệu

6273- Chi phí dụng cụ sản xuất 6274- Chi phí khấu hao TSCĐ 6277- Chi phí dịch vụ mua ngoài 6278- Chi phí bằng tiền khác.

Tuy nhiên, chi phí sản xuất chung lại không được theo dõi chi tiết cho từng xí nghiệp sản xuất mà được tập hợp cho toàn công ty là một vấn đề mà công ty cần xem xét lại.

Một phần của tài liệu Kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm ở công ty may thăng long (Trang 46 - 48)

w