HẠCH TOÁN CHI PHÍ NHÂN CÔNG TRỰC TIẾP

Một phần của tài liệu Kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm ở công ty may thăng long (Trang 41 - 46)

Hiện nay công ty may Thăng Long đang áp dụng chế độ khoán tiền lương theo tỷ lệ phần trăm trên doanh thu do Tổng công ty đệ may Việt nam quy định đối với loại hình sản xuất hàng gia công may. Quỹ tiền lương khoán này dùng để chi trả lương sản phẩm hàng tháng; tiền lương, tiền thưởng trả cho công nhân viên phát sinh trong quá trình sản xuất; tiền thưởng trong lương hàng tháng; tiền lương, tiền thưởng trả thêm cho những sản phẩm, công việc làm ngoài giờ chế độ Nhà nước quy định; tiền lương của những ngày nghỉ phép hàng năm; các khoản phụ cấp theo lương: phụ cấp tổ trưởng, trách nhiệm, độc hại, con bú, vệ sinh phụ nữ...

Nhân viên hạch toán cơ sở dựa vào phiếu nhập kho thành phẩm, báo cáo chế biến và tỷ lệ khoán quỹ lương trên doanh thu để xác định tổng quỹ lương được hưởng của các xí nghiệp may và các phòng ban, đơn vị phục vụ. Sau đó kế toán lập bảng “doanh thu chi lương”với quỹ lương đã được tính như sau:

Tổng công ty dệt may Việt nam quy định cho công ty được hưởng tỷ lệ khoán quỹ tiền lương là 52% doanh thu may gia công. Sau khi cân đối phần quỹ lương được dùng để phân phối cho các xí nghiệp, đơn vị trực thuộc công ty là 48,78% và được phân chia như sau:

a. Đối với các xí nghiệp may

- Tỷ lệ khoán quỹ lương là 42,48% doanh thu thực hiện của xí nghiệp (chiếm 87% quỹ lương).

- Tỷ lệ đơn giá tăng luỹ tiến đối với phần doanh thu vượt so với kế hoạch (chỉ tính cho những phần doanh thu vượt kế hoạch đã nhập kho công ty) là 19,92% doanh thu vượt kế hoạch.

= 42,48% x - 19,92% x

- Khi xí nghiệp không hoàn thành kế hoạch = 42,48% x - 6% x

= -

b. Đối với các phong ban và đơn vị phục vụ

- Tỷ lệ khoán quỹ lương là 6,3% doanh thu thực hiện của công ty (chiếm 13% quỹ lương) và 1,5% doanh thu bán hàng của cửa hàng thời trang.

- Tỷ lệ đơn giá gia tăng lũy tiến đối với phần doanh thu vượt so với kế hoạch (chỉ tính chonhững phần doanh thu vượt kế hoạch đã nhập kho công ty) là 2,58% doanh thu vượt kế hoạch.

Quỹ tiền Doanh thu Doanh thu Doanh

thu lương = 6,3% công ty + 1,5% bán hàng của + 2,58% vượt kế được

hưởng

thực hiện CH thời trang hoạch

Doanh thu Doanh thu công ty Doanh thu

vượt kế hoạch thực hiện kế hoạch

Sau khi xác định được quỹ tiền lương được hưởng kế toán tiến hành xác định số tiền lương, tiền thưởng phải trả công nhân viên.

a. Đối với các xí nghiệp may

Tổng quỹ tiền lương của xí nghiệp là 42,48% doanh thu trong đó: + Các loại phụ cấp là 0,15% doanh thu (chiếm 0,35% quỹ lương) + Lương ngày nghỉ phép: 1,12% doanh thu (chiếm 2,64% quỹ lương) + Quỹ dự phòng: 1,7% doanh thu (chiếm 4% quỹ lương)

+ Các khoản còn lại: 39,50% doanh thu (chiếm 92,98% quỹ lương). Cụ thể phân phối tiền lương và tiền thưởng như sau:

- Để chia đơn giá tiền lương là 27,65% doanh thu (chiếm 70% quỹ lương).

- Để chia tiền thưởng: 11,85% doanh thu (chiếm 30% quỹ lương).

* Các công đoạn sản xuất thực hiện trả lương sản phẩm trực tiếp như cắt, may, là, đóng gói, dóng hòm, tiền lương tính theo đơn giá và số lượng sản phẩm hoàn thành đảm bảo chất lượng của từng công nhân.

Tiền lươngcủa

Quỹ lương công đoạn, bộ phận Hệ số lương Số lương làm việc thực tế từng người Tổng hệ số x Tổng ngày công chế độ

* Tiền lương của bộ phận phục vụ, quản lý được tính như sau:

Tiền lương sản

Tỷ lệ tiền lương từng công đoạn

Quỹ lương của xí nghiệp (chia (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

đơn giá) PP tiền Hệ số lương cá Số công làm việc thực tế phẩm cá nhân Tổng số công chế độ x Tổng hệ số PP tiền lương của từng công đoạn

b. Đối với các phòng ban và khu vực phục vụ

Tổng quỹ lương của các phòng ban và khu vực phục vụ là 6,30% doanh thu gia công, 1,5% doanh thu bán hàng của cửa hàng thời trang trong đó:

- 70% quỹ lương dùng để chi lương - 30% quỹ lương dùng để chi thưởng.

=

= x

x x

x

Tiền lương khoán

Tỷ lệ quỹ lương của từng phòng x

Quỹ lương của phòng ban phục vụ PP tiền Hệ số lương cá nhân Số công làm việc thực tế của cá nhân Tổng số chế độ của phòng theo định biên x Tổng hệ số PP theo định biên của từng phòng

* Tiền thưởng được tính như sau: = x

Trong đó: Loại A hệ số 0,3 Loại B hệ số 0,21 Loại C hệ số 0,12 Loại KK hệ số 0,1 * Các khoản trích theo lương

Hàng tháng căn cứ vào tiền lương công nhân viên, nhân viên hạch toán cơ sở tính BHXH, BHYT, bảo hiểm thân thể trừ vào lương của người lao động. Trong đó BHXH trích 5%, BHYT trích 1% và bảo hiểm thân thể là 3.200 đồng.

Cũng căn cứ vào tiền lương cơ bản của công nhân viên để tính BHXH, BHYT, KPCĐ tính vào chi phí sản xuất kinh doanh. Nhưng phần hạch toán này có khác một chút so với quy định đó là 19% của 3 khoản trên được hạch toán chung vào TK 338- BHXH. Khi nộp công ty mới tính chi tiết cho từng khoản theo tỷ lệ quy định.

Ví dụ:

Anh Dương là công nhân trải vải có hệ số lương chính là 1,78

Lương cấp bậc 1,78 x 210.000 15.575

tính theo ngày 24

Lương nghỉ phép = 3 x 15.575 = 46.725 Lương hưởng ngày lễ = 4 x 15.575 = 62.300

Lương sản phẩm của anh Dương trong tháng 2 là 441137. Như vậy tổng lương mà anh Dương nhận được trong tháng 2 là;

441.137 + 46.725 + 62.300 + 132.344 = 682.503(132.344 là tiền thưởng loại A) (132.344 là tiền thưởng loại A)

Các khoản BH (BHXH, BHYT, BHTT) trừ vào lương được tính BH = (hệ số lương x 210.000) x 6% + 3.200

= 1,78 x 210.000 x 6% + 3.200 = 25.628 Vậy lương thực nhận của anh Dương là

628.503 - 25.628 = 656.875

Như vậy số liệu tiền lương và BHXH trừ vào lương của công nhân sản xuất được kế toán tập hợp theo từng xí nghiệp và tổng hợp ghi vào sổ kế toán theo định khoản:

+ Nợ TK 622

Có TK 334- Tiền lương của CNSX + Nợ TK 334

Có TK 338- Các khoản tính theo lương của CNSX.

Sau khíac định được tiền lương, tiền thưởng và các khoản tính theo lương, nhân viên hạch toán lập “Bảng thanh toán tiền lương”. Gửi bảng doanh thu chi lương và bảng thanh toán tiền lương lên phòng kế toán của công ty. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Cuối tháng, kế toán tiền lương căn cứ vào số liệu đã tập hợp được ở các bộ phận để tổng hợp chi phí tiền công của công nhân sản xuất, lập bảng phân bổ số 1. Kế toán chi phí tổng hợp vào bảng kê số 4- Chi phí sản xuất.

Một phần của tài liệu Kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm ở công ty may thăng long (Trang 41 - 46)