Thăng Long
Xuất phát từ những đặc điểm kinh doanh, quy mô của khối lượng các nghiệp vụ kinh tế phát sinh đồng thời căn cứ vào yêu cầu và trình độ quản lý, trình độ kế toán công ty may Thăng Long đã đăng ký sử dụng hệ thống chứng từ và tài khoản kế toán thống nhất của Bộ tài chính ban hành. Công ty tổ chức hạch toán theo hình thức sổ Nhật ký- Chứng từ. Phương pháp kế toán áp dụng là phương pháp kê khai thường xuyên, hạch toán hàng tồn kho theo phương pháp bình quân cả kỳ dự trữ, kế toán tài sản cố định theo phương pháp khấu hao tuyến tính. Niên độ kế toán bắt đầu 1/1 và kết thúc 31/12 hàng năm. Kỳ hạch toán của công ty là một quý.
Bộ máy kế toán ở công ty may Thăng Long được tổ chức theo hình thức kế toán tập trung. Phòng kế toán công ty thực hiện toàn bộ các công tác kế toán, tổ chức hướng dẫn và kiểm tra công tác thu thập và xử lý thông tin kế toán, thực hiện đầy đủ chế độ hạch toán và chế độ quản lý tài chính. Tại các xí nghiệp chỉ bố trí nhân viên hạch toán.
* Tại các xí nghiệp thành viên
Các kho công ty tuân thủ chế độ ghi chép ban đầu căn cứ vào phiếu nhập kho, phiếu xuất kho, ghi thẻ kho, cuối tháng lập báo cáo “Nhập- xuất- tồn” chuyển lên phòng kế toán.
Nhân viên hạch toán tại các xí nghiệp theo dõi từ khâu nguyên liệu đưa vào sản xuất đến lúc giao sản phẩm cho công ty. Cụ thể, các xí nghiệp may theo dõi từng chủng loại nguyên vật liệu đưa vào sản xuất theo dõi mặt hàng, số lượng bán thành phẩm cắt ra số lượng bán thành phẩm cấp phát cho từng tổ sản xuất, tình hình sản xuất nhập kho thành phẩm và các phần việc sản xuất đạt được để tính lương và các báo cáo hàng hoá gửi lên phòng kế toán.
Ngoài ra, khi kết thúc hợp đồng, nhân viên hạch toán lập báo cáo quyết toán hợp đồng, giúp kế toán tính thưởng phần trăm tiết kiệm và phần trăm giá trị thu hồi.
* Tại phòng kế toán
- Kế toán trưởng đồng thời là kế toán tổng hợp- tổng hợp số liệu toàn công ty, lập báo cáo kế toán hàng tháng.
- Kế toán vật tư (kế toán nguyên vật liệu) phụ trách tài khoản 152, hạch toán chi tiết nguyên vật liệu theo phương pháp ghi thẻ song song. Cuối quý lên băng kê “nhập- xuất- tồn”.
- Kế toán tài sản cố định và công cụ lao động theo dõi tài sản cố định và công cụ lao động trên taì khoản 153, 211, 411, 214, lập băng phân bổ số 3 ‘Tính và phân bổ khấu hao tài sản cố định” ghi nhật ký chứng từ số 9.
- Kế toán tiêu thụ thành phẩm: theo dõi tình hình nhập xuất thành phẩm, ghi sổ chi tiết tài khoản 155 cuối tháng lập bảng kê số 11, lên tổng hợp thanh toán và lên báo cáo kết qủa kinh doanh.
- Kế toán công nợ: theo dõi các khoản công nợ phải thu phải trả trong công ty và giữa công ty với khách hàng phụ trách tài khoản 131, 136, 138, 141, 331, 333, 336, 338... ghi sổ kế toán chi tiết. Cuối tháng ghi NKCT số 5, số 10 và bảng kê số 11.
- Kế toán thanh toán: viết phiếu thu, phiếu chi, phát hành séc, uỷ nhiệm chi... hàng tháng lập kế hoạch tiềm mặt gửi cho ngân hàng có quan hệ giao dịch. Quản lý tài khoản 111, 112, 413 và các sổ chi tiết. Cuối quý lập Nhật ký- chứng từ số 1, số 2; bảng kê số 1, số 2 và NKCT số 4.
- Kế toán chi phí sản xuất và giá thành: hàng tháng tổng hợp số liệu từ báo cáo các xí nghiệp gửi lên, lập báo cáo nguyên vật liệu vào sổ chi tiết tài khoản 621, tổng hợp phần chế biến thành phẩm vào báo cáo tổng hợp chế biến nhận số liệu từ các bộ phận kế toán khác đưa vào giá thành, tính giá thành sản phẩm theo phương pháp hệ số, lập bảng kê số 4 và NKCT số 7.
- Thủ quỹ: gửi tiền mặt, căn cứ vào chứng từ gốc hợp lệ để xuất quỹ, nhập qũy, ghi sổ quỹ phần thu, phần chim cuối ngày đối chiếu với sổ quỹ của kế toán thanh toán tiền mặt.
Sơ đồ 12: Tổ chức bộ máy kế toán