SÔNG CỬU LONG
1.1 Quan điểm phát triển
Quan điểm chủ đạo và xuyên suốt trong việc phát triển du lịch vùng đồng bằng sông Cửu Long là nhằm đƣa du lịch trở thành ngành kinh tế có đóng góp thật sự quan trọng vào công cuộc phát triển đất nƣớc, góp phần tích cực vào quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế, nỗ lực xóa đói giảm nghèo cho ngƣời dân, đảm bảo an ninh quốc phòng, góp phần đa dạng hóa sản phẩm du lịch của cả nƣớc, nâng cao vị thế ngành du lịch trên cơ sở khai thác có hiệu quả và bền vững những lợi thế về vị trí, tài nguyên của vùng. Cụ thể nhƣ sau :
- Phát triển từng bƣớc nhằm đảm bảo sự bền vững và tƣơng xứng với tiềm năng cũng nhƣ thực trạng của vùng. Đồng bằng sông Cửu Long là một vùng giàu tiềm năng để phát triển du lịch, đặc biệt là du lịch miệt vƣờn. Do đó, cần đƣa ra những giải pháp cụ thể và thực hiện quy hoạch một cách hiệu quả. Đƣa ngành du lịch thành ngành quan trọng bậc nhất trong phát triển kinh tế xã hội.
- Phát triển du lịch một cách văn minh, lịch sự và an toàn. An toàn là yếu tố cần thiết nhất khi phát triển bất kỳ loại hình du lịch nào. Việc phát triển du lịch phải gắn liền với an ninh quốc phòng là điều kiện thuận lợi để giúp du lịch của vùng phát triển lâu dài, tạo môi trƣờng thân thiện và ổn định cho du khách an tâm và hài lòng trong việc tham quan. Bên cạnh đó phải bảo vệ môi trƣờng tự nhiên cũng là điều kiện quan trọng để đảm bảo cho sự phát triển của loại hình du lịch này.
- Kết hợp phát triển du lịch và phát triển kinh tế xã hội ổn định và bền vững vì đây là ngành kinh tế tổng hợp nên phải đi đôi với việc phát triển các ngành kinh tế khác. Có đầy đủ phƣơng tiện, hệ thống cơ sở hạ tầng, cơ sở vật chất kỹ thuật. Đồng thời phải phối hợp hài hòa với các ban ngành đoàn thể và kể cả ngƣời dân địa phƣơng để thực hiện đúng với kế hoạch đề ra.
- Phát triển du lịch phải mang tính bền vững, tính dân tộc, cùng với ý thức bảo vệ bản sắc và các giá trị truyền thống dân tộc. Dùng du lịch để giới thiệu văn hóa địa phƣơng đến với du khách, tránh vì những lợi ích trƣớc mắt, chạy theo xu hƣớng không cân nhắc rồi đem lại hậu quả là những lai căng làm mất đi bản sắc vùng miền và những nét độc đáo của vùng.
1.2 Mục tiêu phát triển
Mục tiêu phát triển là không ngừng nâng cao chất lƣợng và phát triển đa dạng các sản phẩm du lịch trên địa bàn tỉnh và trở thành ngành kinh tế mũi nhọn, khả năng đóng góp GDP cao trong kinh tế, góp phần thúc đẩy các ngành kinh tế khác phát triển, tạo công ăn việc làm cho ngƣời dân. Đặc biệt là chú trọng xây dựng thƣơng hiệu du lịch đồng bằng sông Cửu Long.
- Đa dạng hóa sản phẩm dựa trên lợi thế du lịch sẵn có là các nhà vƣờn, du lịch theo hộ gia đình.
+ Khuyến khích và tạo mọi điều kiện để từng thành phần kinh tế tham gia du lịch theo hộ gia đình. Đặc biệt với loại hình du lịch miệt vƣờn cần khuyến khích phát triển theo mô hình nông dân làm du lịch để vừa góp phần phát triển du lịch của vùng vừa đem lại lợi ích cho địa phƣơng. Đây cũng là cách giúp loại hình du lịch này có thể tồn tại lâu dài.
+ Để cho hoạt động du lịch thực sự đem lại hiệu quả kinh tế cao cần tổ chức kinh doanh hợp lý, kết hợp nguồn lực của nhiều thành phần kinh tế và của các địa phƣơng kể cả trong và ngoài vùng. Thực hiện chính sách xã hội hóa du lịch theo phƣơng châm nhà nƣớc và nhân dân cùng làm du lịch nhằm từng bƣớc nâng cao chất lƣợng dịch vụ du lịch và đảm bảo phát triển bền vững mang lại hiệu quả kinh tế cao. Phấn đấu tăng nguồn lợi từ du lịch và phân phối rộng, hợp lý nguồn lợi từ du lịch.
+ Khuyến khích và tạo mọi điều kiện để từng thành phần kinh tế tham gia đầu tƣ cơ sở hạ tầng, các sản phẩm du lịch đặc trƣng. Đầu tƣ khai thác dịch vụ vận chuyển, nâng cao chất lƣợng nhà hàng khách sạn, tăng cƣờng đào tạo cán bộ quản lý nhà nƣớc và cán bộ kinh doanh du lịch; tăng cƣờng quảng bá du lịch và các dịch vụ phục vụ du lịch khác
- Ngoài ra, cần phát triển sản phẩm mới và nâng cao chất lƣợng dịch vụ của vùng bằng cách liên kết với các công ty lữ hành mở rộng tuyến điểm du lịch và phát triển thị trƣờng khách du lịch cả khách quốc tế và nội địa với quan điểm coi trọng cả hai nguồn khách trên nhằm xây dựng mô hình, sản phẩm phù hợp với thị hiếu của từng loại khách. Bên cạnh đó, cần dựa vào điều kiện của từng địa phƣơng mà có chiến lƣợc phát triển phù hợp, cũng nhƣ đƣa ra các dự án quy hoạch du lịch phù hợp với mỗi địa phƣơng nhằm giúp những nơi có điều kiện thuận lợi đều có thể phát triển du lịch, lại có sản phẩm đặc trƣng tránh sự trùng lấp dễ gây nhàm chán cho du khách và mở ra khả năng kết nối các sản phẩm nội vùng, liên vùng trong những chƣơng trình du lịch hấp dẫn.
Phát triển du lịch cũng góp phần cải thiện bộ mặt đô thị, đồng thời cải thiện công tác vệ sinh môi trƣờng tại các địa bàn nông thôn có hoạt động du lịch, đồng thời cũng tăng thêm giá trị nền văn hóa dân tộc.
1.3 Định hƣớng phát triển
1.3.1 Định hướng về sản phẩm du lịch
Mỗi thị trƣờng khách đều có sự khác nhau về đặc điểm và nhu cầu, tùy thuộc vào yếu tố nhu cầu của từng loại thị trƣờng mà có những sản phẩm du lịch phù hợp. Việc đƣa ra những định hƣớng về sản phẩm du lịch là một điều kiện cần thiết và quan trọng trong việc phát triển du lịch miệt vƣờn vùng đồng bằng sông Cửu Long. Tập trung xây dựng hệ thống sản phẩm du lịch đặc trƣng và chất lƣợng cao trên cơ sở phát huy giá trị tự nhiên độc đáo, đặc sản, đảm bảo phát triển bền vững, ổn định lâu dài, có khả năng cạnh tranh. Ƣu tiên phát triển du lịch miệt vƣờn kết hợp với du lịch nghỉ dƣỡng, du lịch văn hóa, làng nghề, tham quan và vui chơi giải trí.
Không ngừng mở rộng và đƣa ra các sản phẩm du lịch mới, đẩy mạnh liên kết với các điểm du lịch chợ nổi, đình chùa, làng nghề truyền thống để tạo ra sự đa dạng cho các chƣơng trình du lịch. Kết hợp đan xen các yếu tố tự nhiên và văn hóa, nhân văn trong sản phẩm du lịch cũng nhƣ vừa tham quan phong cảnh tự nhiên, tham gia các trò chơi giải trí và thƣởng thức đờn ca tài tử. Tận dụng thế mạnh về diện tích rộng, không gian thoáng mát để tổ chức các tour cắm trại, gala cho khách. Bên cạnh đó hệ thống quầy lƣu niệm cần có những món hàng mang đậm tính chất vùng sông nƣớc hơn nữa. Đẩy mạnh hợp tác liên kết vùng, liên kết địa phƣơng nhằm tạo tour hấp dẫn và hiệu quả. Đội ngũ phục vụ du lịch đặc biệt là hƣớng dẫn viên cần đƣợc đào tạo tốt về chuyên môn, nghiệp vụ cũng nhƣ khả năng đón và hƣớng dẫn khách, gây đƣợc thiện cảm đối với du khách.
1.3.2 Định hướng về cơ sở vật chất
Cơ sở vật chất kỹ thuật trong du lịch là yếu tố quan trọng tạo hình ảnh khu du lịch. Việc đầu tƣ cơ sở vật chất phải đồng bộ với việc thu hút nguồn nhân lực phát triển sản phẩm du lịch cũng nhƣ công tác xúc tiến quảng bá. Việc xây dựng phải đảm bảo hài hòa với cảnh quan khu du lịch, tránh làm mất mỹ quan đang có. Tăng cƣờng cơ sở vật chất kỹ thuật của ngành: khách sạn, các khu du lịch tổng hợp có chất lƣợng cao, cơ sở vui chơi giải trí và cung cấp các dịch vụ bổ sung đạt tiêu chuẩn quốc tế, các cơ sở đào tạo, tuyên truyền quảng bá du lịch. Đầu tƣ cho các ngành dịch vụ có liên quan đến tổ chức hoạt động du lịch và kết cấu hạ tầng đạt chất lƣợng cao, đặc biệt là trong khu du lịch. Ngoài ra, cần đầu tƣ các điểm du lịch dọc các tuyến du lịch và các đầu mối giao thông.
Thƣờng xuyên kiểm tra, khắc phục các cơ sở hƣ hại, xây dựng thêm cơ sở lƣu trú, ăn uống nhằm đáp ứng nhu cầu khách tham quan. Khách sạn, nhà hàng không chỉ mang phong cách sông nƣớc miền tây mà còn phải mang phong cách hiện đại nhằm phục vụ tốt cho du khách. Cần quy hoạch và xây dựng thêm các khu vực dành cho cắm trại, sinh hoạt dã ngoại, đặc biệt cần mở rộng khu nuôi dƣỡng động vật hoang dã, đáp ứng loại hình du
lịch tham quan và nghiên cứu. Bên cạnh đó, đầu tƣ bảo tồn, tôn tạo để tăng giá trị tài nguyên và môi trƣờng sinh thái cho các khu khai thác du lịch.
1.3.3 Định hướng về thị trường khách du lịch
Đối với khách du lịch nội địa: thành phố Hồ Chí Minh và miền Đông Nam Bộ là thị trƣờng chính, khai thác thị trƣờng khách Hà Nội làm thị trƣờng mục tiêu để phát triển du lịch.
- Khách tham quan, nghiên cứu: đối tƣợng này đủ các tầng lớp xã hội. Mục đích của họ là tham quan các thắng cảnh sông nƣớc, miệt vƣờn, với những cây trái đặc sản Nam Bộ, tham gia vào các hoạt động dân dã nơi đây cùng với ngƣời dân. Đối với đối tƣợng khách này cần mở rộng thêm điểm tham quan mới, tổ chức tour mới hấp dẫn để thu hút ngày càng nhiều khách.
- Du lịch hội thảo, hội nghị: đối với các sở ban ngành, doanh nghiệp. Thông thƣờng loại hình này thƣờng diễn ra trong ngày hoặc dài ngày kết hợp với loại hình du lịch khác.
Đối với thị trƣờng khách du lịch quốc tế: là thị trƣờng du lịch tiềm năng trong phát triển du lịch miệt vƣờn. Khách chủ yếu đến từ châu Âu và châu Mỹ gồm nhiều thành phần khác nhau, từ thanh niên đến trung niên, đây là thi trƣờng then chốt chiếm tỷ trọng cao, giữ vai trò quan trọng trong phát triển du lịch. Bên cạnh việc duy trì thị trƣờng Tây Âu, Bắc Mỹ, Đông Bắc Á, cần tập trung khai thác thị trƣờng Đông Nam Á đặc biệt là thị trƣờng khách Việt Kiều. Cần hƣớng tới đối tƣợng khách có khả năng chi tiêu cao, có thời gian lƣu trú dài, họ thƣờng xuyên quan tâm đến sản phẩm du lịch miệt vƣờn. Vì vậy các điểm du lịch cần tạo những sản phẩm du lịch hấp dẫn, tạo dấu ấn riêng nhằm giữ chân khách.