Hƣớng dẫn viên

Một phần của tài liệu đánh giá mức độ hài lòng của khách du lịch nội địa đối với du lịch miệt vườn vùng đồng bằng sông cửu long (Trang 60 - 61)

2. GIẢI PHÁP NÂNG CAO SỰ HÀI LÒNG CỦA DU KHÁCH ĐỐI VỚI DU LỊCH MIỆT VƢỜN

2.2Hƣớng dẫn viên

Hƣớng dẫn viên là một lực lƣợng quan trọng giúp du khách tiếp cận và hiểu rõ về điểm tham quan một cách hiệu quả. Tuy nhiên vẫn còn nhiều hƣớng dẫn viên tại điểm tham quan chƣa qua trƣờng lớp đào tại hoặc những ngƣời làm trái ngành chỉ đƣợc đào tạo sơ sài. Nguồn lực hƣớng dẫn viên giàu kinh nghiệm và kiến thức rộng còn hạn chế, nên cần nâng cao chất lƣợng hƣớng dẫn viên. Cần thƣờng xuyên mở các lớp đào tạo nghiệp vụ để nâng cao khả năng hoạt náo, bổ sung kiến thức chuyên môn và kỹ năng cần thiết. Bên cạnh đó, có thể thành lập các câu lạc bộ hƣớng dẫn viên du lịch để các anh chị em trong nghề có cơ hội gặp gỡ học hỏi kinh nghiệm, giữ đƣợc lòng nhiệt huyết và yêu nghề. Điều quan trọng là ngƣời hƣớng dẫn phải biết trao dồi kiến thức tổng quát về nhiều lĩnh vực, luôn nhiệt tình và tận tụy với công việc. Thƣờng xuyên tổ chức các lớp bồi dƣỡng nghiệp vụ và tổ chức cho các cán bộ quản lý học tập công tác quản lý.

Ngoài ra, yếu tố về con ngƣời là yếu tố quyết định đối với mọi lĩnh vực, đặc biệt đối với du lịch. Nguồn nhân lực đóng vai trò quan trọng quyết định chất lƣợng sản phẩm du lịch. Chính vì vậy công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực cần đƣợc coi là khâu đột phá trong phát triển du lịch đồng bằng sông Cửu Long.

- Cần tăng cƣờng sự tham gia của cộng động địa phƣơng nơi diễn ra hoạt động du lịch miệt vƣờn, không phải chỉ ở một số hộ dân trực tiếp làm du lịch. Tạo điều kiện thuận lợi để cộng đồng có thể tham gia vào quá trình quy hoạch và giám sát thực hiện quy hoạch phát triển du lịch miệt vƣờn. Thực hiện phƣơng châm nhà nƣớc và nhân dân cùng làm. Góp phần giải quyết việc làm và đem lại nguồn thu cho ngƣời dân địa phƣơng để du lịch phát triển bền vững.

- Nâng cao nhận thức của cộng đồng về trách nhiệm bảo vệ các giá trị tự nhiên vùng sông nƣớc, giữ gìn bản sắc nông dân miệt vƣờn, để đảm bảo cuộc sống của họ với

những thu nhập có đƣợc thông qua việc phát triển du lịch trên cơ sở những giá trị về môi trƣờng và tự nhiên do chính họ bảo vệ. Không nên chỉ vì nguồn lợi trƣớc mắt mà hủy hoại đi nguồn tài nguyên.

- Chuyên nghiệp hóa cách làm du lịch của ngƣời dân. Hƣớng dẫn hộ gia đình, các điểm làm du lịch cách tổ chức và phục vụ từng đoàn khách cụ thể từ: phòng nghỉ, các món ăn, những điểm tham quan, hƣớng dẫn khách sinh hoạt, giới thiệu văn hóa địa phƣơng cũng nhƣ của đất nƣớc.

- Đẩy mạnh đào tạo nguồn nhân lực cho các doanh nghiệp du lịch, bổ sung lao động có tay nghề và đào tạo tiếng nƣớc ngoài cho ngƣời dân địa phƣơng. Đồng bằng sông Cửu Long cần tập trung đầu tƣ, tăng cƣờng chất lƣợng các cơ sở đào tạo nguồn nhân lực du lịch; huy động năng lực dạy nghề, đặc biệt là doanh nghiệp trong ngành, hình thành mạng lƣới đào tạo nhiều cấp độ để tăng nhanh quy mô đào tạo nhằm nâng cao chất lƣợng nguồn nhân lực trực tiếp trong ngành du lịch; đồng thời chú trọng dạy nghề ngắn hạn hoặc các nghiệp vụ cần thiết nhằm trang bị kiến thức, kỹ năng căn bản về du lịch cho lao động gián tiếp và ngƣời dân trong vùng có tham gia vào hoạt động du lịch, không ngừng nâng cao ta nghề và tính chuyên nghiệp của đội ngũ phục vụ khách du lịch. Đối với các trƣờng đào tạo ngành du lịch cần lồng ghép, đƣa các khái niệm cơ bản về du lịch miệt vƣờn vào chƣơng trình giảng dạy để ngƣời làm du lịch có cái nhìn mới hơn về loại hình du lịch này.

Một phần của tài liệu đánh giá mức độ hài lòng của khách du lịch nội địa đối với du lịch miệt vườn vùng đồng bằng sông cửu long (Trang 60 - 61)