9. Cấu trúc của khóa luận
2.2. Nguyên tắc xây dựng và lựa chọn các MH
Để việc sử dụng các MH thực sự trở thành một phương pháp nhằm giúp trẻ phát triển TTCNT thông qua hoạt động khám phá MTTN thì các MH phải được xây dựng theo những nguyên tắc sau đây:
* Đảm bảo tính giáo dục
Các MH lựa chọn cho trẻ phải đảm bảo theo nội dung chương trình Giáo dục, mục đích yêu cầu đặt ra của bài học nhằm rèn luyện và phát triển các TTCNT, góp phần phát triển toàn diện cho trẻ; Các đồ dùng trong MH phải đảm bảo tính khoa học, trực quan và phải được chuẩn bị chu đáo để trẻ có thể nhìn nhận đối tượng một cách đầy đủ.
* Đảm bảo tính hệ thống
Trong quá trình tổ chức MH cho trẻ khám phá, tìm hiểu MTTN thì các bước, các giai đoạn phải được sắp xếp theo một trình tự nhất định và mang tính kế thừa liên tục,
thống nhất từ đầu đến cuối để trẻ có thể nắm bắt các đối tượng theo một thứ tự lôgic, hợp lý.
* Đảm bảo tính thực tiễn
Tìm hiểu, khám phá MTTN là tạo điều kiện cho trẻ được hòa nhập vào cuộc sống thực tiễn để hình thành các biểu tượng về thiên nhiên và tích lũy vốn kinh nghiệm sống cho trẻ. Do đó, việc lựa chọn nội dung, quy trình tổ chức MH cho trẻ cần xuất phát từ thực tiễn, phù hợp với thực tiễn, khuyến khích trẻ áp dụng vào thực tiễn. Có như thế trẻ mới nhận thức đúng đắn được đối tượng mà trẻ tìm hiểu, khám phá.
Nguyên tắc đảm bảo tính thực tiễn đòi hỏi khi tổ chức cho trẻ làm MH cần xuất phát từ điều kiện cụ thể và MH đó phải có ý nghĩa phục vụ cho cuộc sống thực tiễn của trẻ. Ví dụ: Làm thế nào để chứng minh cho trẻ hiểu “Cây bí lớn lên cần trải qua những giai đoạn nào?” và giúp cho trẻ hiểu ý nghĩa của việc chăm sóc, bảo vệ thiên nhiên và tác dụng của bí trong đời sống.
* Đảm bảo tính vừa sức, hiệu quả và tính an toàn cho trẻ
Các MH phải phù hợp với độ tuổi và đặc điểm nhận thức của từng cá nhân trẻ; phải chú ý đến mức độ nhận thức của từng trẻ ở từng giai đoạn để đề ra nhiệm vụ giáo dục phù hợp; các yếu tố tác động trong quá trình tiến hành MH phải có tính đơn giản, dễ hiểu. Một điều cần lưu ý khi tổ chức MH cho trẻ là các MH chỉ là tạo cơ hội cho trẻ được trải nghiệm, tích lũy kinh nghiệm, tìm ra một cách giải quyết để rút ra một kết luận nào đó của nhiệm vụ nhận thức chứ không phải nhằm tạo ra một sản phẩm mới như người lớn.
GV không nên đưa ra nhiệm vụ nhận thức quá đơn giản hay khó đối với trẻ mà cần đưa ra những nhiệm vụ đòi hỏi sự nỗ lực trí tuệ, thực hiện nhiệm vụ nhận thức theo múc độ khó dần nhằm đưa lại hiệu quả là phát triển TTCNT, góp phần phát triển toàn diện nhân cách cho trẻ
Đồ dùng, thiết bị sử dụng trong MH không được gây nguy hiểm tới tính mạng của trẻ. Nếu liên quan đến hóa chất thì cần có găng tay bảo vệ hoặc các trang phục bảo hộ cho trẻ.