9. Cấu trúc của khóa luận
1.3.2. Thực trạng tổ chức nghiên cứu việc sử dụng MH nhằm phát triển TTCNTcho
1.3.2.1.Mục đích khảo sát
Chúng tôi tiến hành khảo sát nhằm mục đích:
- Đánh giá sự nhận thức của GVMN về vai trò của MH đối với sự phát triển TTCNT của trẻ MG 5-6 tuổi.
- Đánh giá thực trạng việc tổ chức các MH nhằm phát triển TTCNT cho trẻ 5 - 6 tuổi thông qua hoạt động khám phá MTTN.
- Đánh giá thực trạng biểu hiện mức độ TTCNT của trẻ 5 - 6 tuổi trong quá trình thực hiện MH và một số yếu tố ảnh hưởng đến sự phát triển TTCNT của trẻ khi thực hiện MH.
1.3.2.2. Đối tượng và thời gian gian khảo sát * Đối tượng khảo sát
- Chúng tôi tiến hành khảo sát 30 GV đang trực tiếp công tác giảng dạy tại trường MN Ba Đồn - Quảng Bình. Trong đó có 2 cán bộ phụ trách quản lý chuyên môn. Hầu hết cán bộ và GV đều có sức khỏe tốt, năng lực giáo dục và kinh nghiệm chăm sóc trẻ tương đương nhau, được đào tạo chuyên ngành MN có trình độ từ trung cấp trở lên.
- 60 trẻ trong độ tuổi 5 - 6 tuổi tại trường MN Ba Đồn. Trẻ đều có sức khỏe tốt, điều kiện chăm sóc, giáo dục tương đương nhau.
* Thời gian khảo sát: Thực trạng được tiến hành khảo sát từ tháng 02/2015 - 3/2015.
1.3.2.3. Phạm vi khảo sát
Khảo sát tại trường MN Ba Đồn - Quảng Bình.
1.3.2.4. Nội dung khảo sát
- Khảo sát nhận thức về vai trò của MH, cũng như mức độ sử dụng, cách thức sử dụng MH của GV nhằm phát triển TTCNT cho trẻ MG 5 - 6 tuổi thông qua hoạt động khám phá MTTN.
- Khảo sát mức độ phát triển TTCNT của trẻ MG 5 - 6 tuổi thông qua hoạt động khám phá MTTN.
- Phương pháp quan sát: Mục đích của phương pháp này là quan sát các biểu hiện bên ngoài của TTCNT trẻ khi trẻ thực hiện MH cũng như tham gia vào các hoạt
động ở trường MN; quan sát cách tổ chức MH nhằm phát triển TTCNT cho trẻ trong hoạt động khám phá MTTN. Đối tượng quan sát của phương pháp này gồm 2 đối tượng.
+ Quan sát trẻ: Quan sát các biểu hiện về hành động tri giác, hành động TTCNT
cách giải quyết nhiệm vụ của MH. Quan sát tính độc lập, khả năng nhạy bén, thái độ của trẻ khi thực hiện MH và khi tham gia các hoạt động khác. Việc quan sát này được tiến hành bởi nhà nghiên cứu, cô giáo dạy lớp MG 5 - 6 tuổi và cộng tác viên.
+ Quan sát cô đứng lớp: Chúng tôi quan sát cách thức GV tổ chức MH cho trẻ, quan sát thái độ và cách ứng xử của GV trước nhu cầu khám phá của trẻ, quan hệ với trẻ trong quá trình thực hiện MH,
- Phương pháp đàm thoại: Thực hiện trên cô và trẻ
- Phương pháp điều tra bằng Anket: Trưng cầu ý kiến của 30 GV đang trực tiếp
giảng dạy tại trường MN Ba Đồn - Quảng Bình.
- Phương pháp nghiên cứu sản phẩm của hoạt động
+ Nghiên cứu giáo án và giờ dạy của GV
+ Chương trình chăm sóc, giáo dục trẻ MG 5 - 6 tuổi. + Kế hoạch tuần, tháng, năm của cô dạy MG lớn. + Nhật ký theo dõi trẻ của cô đứng lớp.
- Phương pháp thống kê toán học: Chúng tôi sử dụng phương pháp thống kê toán học để xử lý các số liệu thu thập được.
Mục tiêu GDMN trong chương trình đổi mới hiện nay phát triển theo xu hướng tích hợp, lấy trẻ làm trung tâm nhằm giúp cho trẻ phát triển tốt về các mặt: Đức, trí, thể, mỹ, lao động trong đó việc hình thành và giúp trẻ phát triển TTCNT đóng vai trò hết sức quan trọng, được ưu tiên hàng đầu trong quá trình giáo dục trẻ. Chính vì thế một vấn đề đặt ra làm thế nào để đổi mới, tìm ra các phương pháp, biện pháp có hiệu quả nhất cho sự phát triển TTCNT của trẻ?
Những năm gần đây, việc sử dụng MH nhằm nâng cao hiệu quả dạy học đang là vấn đề được quan tâm nhiều nhất vì thế vai trò của MH cũng được đề cao. Tuy nhiên thực tiễn hiện nay cho thấy việc sử dụng MH nhằm phát triển TTCNT cho trẻ thông qua hoạt động khám phá MTTN chưa thực sự được các trường MN quan tên đúng mực, GV thường chỉ sử dụng MH một cách bị động, thường là khi có dự giờ, thao giảng hoặc là có thanh tra, thi cử… hoặc phụ thuộc nhiều về cơ sở vật chất. Do đó, tần số sử dụng MH vẫn còn rất thấp, đa số còn nằm trên giấy và lý thuyết, trẻ ít được thực hành.
1.3.2.6. Kết quả điều tra thực trạng
* Nhận thức của giáo viên về vai trò của mô hình trong hoạt động cho trẻ cho trẻ khám phá MTTN.
Sau khi phát phiếu điều tra cho 30 cán bộ, GV trường MN Ba Đồn, chúng tôi tổng hợp và thu được kết quả các mức độ nhận thức của GV MN về vai trò của MH đối với sự phát triển TTCNT của trẻ thông qua hoạt động khám phá MTTN như sau:
Bảng 2: Nhận thức của GV về vai trò của MH trong hoạt động cho trẻ KPMTTN
TT MỨC ĐỘ SỐ LƯỢNG TỶ LỆ
1 Rất quan trọng 9 30,0
2 Quan trọng 20 66,7
3 Không quan trọng 1 3,3
Nhận xét: Từ kết quả điều tra trên cho thấy 30% GV đã nhận thấy được mức độ rất quan trọng và 66,7% GV nhận thức được mức độ quan trọng của việc sử sụng MH nhằm phát triển TTCNT cho trẻ MG 5 - 6 tuổi thông qua hoạt động cho trẻ khám phá MTTN.
Qua đó, chúng tôi có thể khẳng định mức độ quan trọng của MH đối với sự rèn luyện và phát triển TTCNT của trẻ thông qua hoạt động khám phá MTTN và trong việc nâng cao hiệu quả dạy học.
* Mức độ sử dụng MH của giáo viên nhằm phát triển TTCNT cho trẻ thông qua hoạt động khám phá MTTN.
Bảng 3: Mức độ sử dụng MH của giáo viên nhằm phát triển TTCNT cho trẻ thông qua hoạt động khám phá MTTN
TT MỨC ĐỘ SỐ LƯỢNG TỶ LỆ %
1 Thường xuyên 0 0
2 Thỉnh thoảng 20 66,6
3 Không bao giờ 10 33,3
Nhận xét: Dựa vào bảng 3 cho chúng ta thấy đa số giáo viên chưa có ý thức tốt trong việc sử dụng MH để phát triển TTCNT. Cụ thể là chưa có giáo viên nào thường xuyên sử dụng MH nhằm phát triển TTCNT cho trẻ. Có 66,65% GV đã dạy trẻ MH nhưng thỉnh thoảng. Có tới 33,33% GV không bao giờ sử dụng MH để dạy trẻ trong hoạt động khám phá MTTN. Vì vậy, có thể khẳng định thực tế sử dụng MH nhằm phát
triển TTCNT thôngqua hoạt động ở trường Mầm non được tổ chức hạn chế và không được ý thức, chủ động.
Bảng 4: Thời gian tiến hành các MH
TT THỜI GIAN Số lượng Tỷ lệ %
1 Trong các hoạt động học có chủ đích 17 42.5
2 Trong các hoạt động vui chơi 16 40
3 Trong các buổi tham quan, ngoại khóa 10 25
4 Kết hợp nhiều thời gian khác nhau 20 50
Nhận xét: Qua bảng trên, chúng ta cũng nhận thấy phần lớn các GV (chiếm
42.5%) đều sử dụng các MH vào trong các hoạt động có chủ đích trong khi MH có thể tiến hành trên các hoạt động khác. Khi được hỏi vì sao Cô lại sử dụng các MH vào thời gian trong các tiết học có chủ đích là nhiều nhất, nhìn chung chúng tôi đều nhận được câu trả lời là do dễ lồng ghép vào hoạt động cho trẻ khám phá MTTN. Đây là một nhận thức đúng.Tuy nhiên, đa số các GV còn lại chọn kết hợp nhiều thời gian khác nhau (chiếm 50%) để cho trẻ tiến hành MH kết hợp ở hoạt động góc (góc thiên nhiên). Nếu như tổ chức cho trẻ tiến hành MH kết hợp ở hoạt động góc thì GV sẽ khó bao quát hết trẻ, thường thì hành động của trẻ sẽ không có sự kiểm soát chặt chẽ của cô nên kết quả thu lại sai MH không cao, trẻ chỉ tiến hành MH theo sự thích thú mà không chú ý đến nhiệm vụ mà MH đặt ra.
Bảng 5: Hình thức tổ chức cho trẻ tiến hành các mô hình
TT HÌNH THỨC SỐ LƯỢNG TỶ LỆ %
1 Cá nhân 15 37,5
2 Theo nhóm 17 42,5
3 Cả lớp 15 37,5
4 Phối hợp cả 3 hình thức 20 50
Nhận xét: Kết quả cho thấy phần đông giáo viên (42,5%) lựa chọn hình thức cho trẻ tiến hành MH theo nhóm vì theo các giáo viên nếu tổ chức theo lớp thì quá đông, cơ sở vật chất không đáp ứng đủ với số lượng trẻ nên khi phân theo nhóm trẻ GV thường phân theo số lượng đồ dùng: Nếu đồ dùng ít thì phân trẻ ít nhóm, đồ dùng nhiều thì phân trẻ nhiều nhóm. Số lượng thành viên trong nhóm cũng phụ thuộc vào số đồ dùng (mỗi nhóm từ 3 đến 6 trẻ).
Nếu mục đích chính của việc sử dụng MH là để giúp trẻ phát triển TTCNT mà giáo viên tổ chức cho trẻ làm việc theo nhóm và dựa vào số đồ dùng thì sẽ rất khó đem lại hiệu quả cao trong việc phát triển tính tích cực. Hơn nữa khi thực hiện MH sẽ làm trẻ giảm tính tích cực của mình.Nhiều khi MH được sử dụng lại quá dễ hoặc quá khó đối với nhận thức của trẻ.Điều này chứng tỏ GV cũng đã chú trọng đến việc sử dụng MH nhằm giúp trẻ phát triển TTCNT thông qua hoạt động khá phá MTTN.
* Mức độ phát triển TTCNT của trẻ 5 - 6 tuổi khi thực hiện các hoạt động hàng ngày nói chung và khi thực hiện MH trong hoạt động khám phá MTTN nói riêng.
Để biết được mức độ phát triển TTCNT của trẻ, chúng tôi đã tiến hành quan sát biểu hiện thao tác nhận thức của 60 trẻ thông qua các hoạt động hàng ngày trên hai lớp MG lớn hay qua các bài dạy MH mà các cô giáo đứng lớp tổ chức. Qua đó, chúng tôi nhận thấy rằng đa số trẻ có mức độ biểu hiện các TTCNT chưa cao.Trẻ thường tham gia vào các hoạt động một cách thụ động, phụ thuộc vào sự chỉ dẫn hành động hay mớm lời của cô.
Đồng thời, chúng tôi lấy ý kiến nhận xét của các GV về mức độ phát triển TTCNT của trẻ qua các hoạt động hàng ngày trên lớp và thông qua những MH mà GV tổ chức như sau:
Bảng 6: Đánh giá mức độ phát triển TTCNT của 60 trẻ 5 - 6 tuổi
TT MỨC ĐỘ SỐ LƯỢNG TỶ LỆ %
1 Cao 5 16,7
2 Trung bình 12 40,0
3 Thấp 13 43,3
Nhận xét: Phần lớn GV đều đánh giá cao mức độ phát triển TTCNT của trẻ trong các hoạt động hàng ngày và khi thực hiện MH (16,7% GV đánh giá rất cao, 40 % GV đánh giá cao). Tuy nhiên vẫn có 43,3% ý kiến cho rằng TTCNT của trẻ chỉ nằm ở mức trung bình. Qua sự đánh giá trên, chúng ta có thể nhận thấy mức độ phát triển TTCNT của trẻ nhìn chung vẫn chưa cao. Do đó, cần phải sử dụng MH và phát huy hơn nữa các tác dụng mà MH đưa lại nhằm phát triển TTCNT của trẻ đạt mức độ cao hơn.
Qua phân tích các thực trạng trên, chúng tôi có nhận xét chung như sau:
- Phần lớn các GVMN được điều tra đều đánh giá cao vai trò của việc sử dụng các MH trong hoạt động khám phá MTTN để phát triển TTCNT cho trẻ.
- Đa số các GV đều sử dụng MH vào trong các giờ học có chủ đích nhưng sử dụng không thường xuyên, chưa khai thác triệt để, hiệu quả mà các MH đưa lại để giúp trẻ phát triển TTCNT, đồng thời nâng cao hiệu quả dạy học.
- Nội dung các MH mà các GV lựa chọn cho trẻ thường phụ thuộc vào cơ sở vật chất chứ chưa chú trọng đến khả năng tiếp nhận của trẻ vì thế mà nội dung các MH thường lặp đi lặp lại gây cảm giác nhàm chán, trẻ không tập trung vào bài học.
- Mức độ phát triển TTCNT của trẻ qua quá trình cho trẻ khám phá MTTN còn thấp. Cô giáo lên lớp chủ yếu là đàm thoại cho nên tiết học không hấp dẫn, trẻ không chú ý và hứng thú vào nội dung bài học.TTCNT của trẻ chưa được GV quan tâm đúng mức để giúp trẻ phát triển một cách toàn diện.
Điều này có thể do một số nguyên nhân sau:
- Do các chủ thể cho trẻ khám phá MTTN chứa một nội dung vô cùng đa dạng, phong phú nên GV chưa nắm vững cơ sở lý luận; kiến thức còn hạn chế về nhiều lĩnh vực cho nên khi lên lớp còn rất lúng túng. Mặt khác, do khả năng sư phạm của GV còn hạn chế, chưa linh hoạt, chủ động khi lên lớp nên rất khó để tổ chức một MH hoàn chỉnh.
- Đa phần các GV còn quen với các phương pháp dạy cũ, vẫn chưa làm quen được với phương pháp mới và hình thức tổ chức chăm sóc - giáo dục trẻ trong chương trình giáo dục MN mới.
- Xuất phát từ nhận thức chưa đúng đắn của GV về MH: Nhắc đến MH là GV thường nghĩ ngay đến những khó khăn như MH rất khó thực hiện hoặc đồ dùng để tiến hành MH rất khó tìm nên nhiều GV tỏ ra e ngại khi lựa chọn MH cho trẻ làm quen.
- Trong khi đó nội các MH cho trẻ làm quen thường gần gũi với cuộc sống hằng ngày, dễ thực hiện và đồ dùng rất dễ kiếm (có thể là những ve chai, phế liệu).
- Do nhu cầu đến trường của trẻ ngày càng nhiều, cơ sở vật chất thiếu thốn, GV thiếu nên phần lớn số trẻ trong một lớp vượt quá mức chuẩn cho phép. Điều này làm cho GV vất vả trong việc lựa chọn hình thức tổ chức MH cho trẻ (theo nhóm, cả lớp…) và khả năng bao quát của cô cũng bị hạn chế phần nào.
- Những nguyên nhân kể trên đã gây ảnh hưởng không nhỏ đến sự phát triển TTCNT của trẻ và hiệu quả cho trẻ khám phá về MTTN.
Tóm lại:Trong chương 1 này chúng tôi đã phân tích lý luận thực tiễn và thực trạng của đề tài, đây là cơ sở quan trọng cho phép chúng tôi xây dựng cách thức sử dụng các MH nhằm giúp trẻ MG 5 - 6 tuổi phát triển TTCNT qua hoạt động khám phá MTTN.
TIỂU KẾT CHƯƠNG 1
Từ việc nghiên cứu lịch sử của việc sử dụng MH nhằm phát triển TTCNT cho trẻ trên thế giới cũng như ở Việt Nam, cùng với việc tìm hiểu, hệ thống hóa các khái niệm và cơ sở việc xây dựng và sử dụng MH nhằm phát triển TTCNT cho trẻ.
Phát triển TTCNTcho trẻ là một lĩnh vực không thể thiếu trong công tác dạy học MN. Phát triển TTCNT có thể tiến hành theo những mục đích khác nhau, tùy theo những mục đích phát triển mà có các cách tiếp cận khác nhau.
Trước khi đi vào xây dựng MH, chúng tôi đã tìm hiểu thực trạng dạy học và đánh giá hoạt động nhận thức của trẻ về hoạt động khám phá MTTN ở trường Mầm non Ba Đồn nói riêng và tất cả các môn học của trường nói chung. Mục đích là tìm hiểu nhận thức và thái độ của trẻ đối với hoạt động khám phá MTTN, tìm hiểu về TTCNT trong quá trình thực hiện MH.
Qua tìm hiểu và khảo sát, chúng tôi thấy rằng phương pháp sử dụng MH nhằm phát triển TTCNT cho trẻ được sử dụng ít, tổ chức đơn điệu, qua loa, thụ động, chưa thực sự có hiệu quả. Để tăng cường hiệu quả của công tác phát triển TTCNT cho trẻ cần kết hợp nhiều hình thức, tổ chức cho trẻ thực hiện MH thường xuyên, chủ động, tích cực, hiệu quả.
Chương 2
CÁC MÔ HÌNH NHẰM PHÁT TRIỂN
TÍNH TÍCH CỰC NHẬN THỨC CHO TRẺ 5 - 6 TUỔI TRONG HOẠT ĐỘNGKHÁM PHÁ MÔI TRƯỜNG TỰ NHIÊN 2.1. Cơ sở định hướng cho việc xây dựng và lựa chọn các MH
Để giúp trẻ phát triển TTCNT, thông qua việc sử dụng các MH trong hoạt động khám phá MTXQ thì GV phải biết lựa chọn các MH thích hợp. Như vậy, để có được các MH giúp trẻ MG 5 - 6 tuổi phát triển TTCNT trong hoạt động KPKH về MTXQ chúng tôi dựa trên những cơ sở, đó là:
- Dựa trên đặc điểm phát triển TTCNT của trẻ MG 5 - 6 tuổi về MTTN. - Dựa vào đặc điểm hoạt động KPMTTN của trẻ MG 5 - 6 tuổi.