Tòa án giải thích pháp luật thông qua các Nghị quyết của Hội đồng thẩm

Một phần của tài liệu kiến nghị thừa nhận hoạt động giải thích pháp luật của tòa án (Trang 37 - 40)

5. Bố cục đề tài

2.2.3.2.Tòa án giải thích pháp luật thông qua các Nghị quyết của Hội đồng thẩm

Theo quy định của pháp luật, thì Tòa án nhân dân không đƣợc trực tiếp trao quyền giải thích pháp luật. Tuy nhiên, cũng không tìm thấy đƣợc quy định nào của pháp luật là cấm Tòa án giải thích pháp luật. Mặc dù, không đƣợc thừa nhận, nhƣng pháp luật lại không cấm, luật chƣa quy định chặt chẽ vấn đề này. Cho nên, Tòa án vẫn tiến hành giải thích pháp luật thông qua việc ban hành các văn bản quy phạm pháp luật. Cụ thể nhƣ: thông qua các Nghị quyết của Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao, Thông tƣ liên tịch của Tòa án nhân dân với các chủ thể có thẩm quyền khác.v.v.. Trong nội dung các văn bản đó có chứa đựng nhiều nội dung nhằm diễn giải, làm cho hiểu rõ pháp luật. Đó là giải thích pháp luật của Tòa án. Cụ thể nhƣ thông qua các Nghị quyết sau:

Nghị quyết 01/2006/NQ-HĐTP ngày 12/5/2006 của Hội đồng thẩm phán Tòa

án nhân dân tối cao về hƣớng dẫn áp dụng một số quy định của Bộ luật hình sự năm 1999. Đối với tình tiết “phạm tội có tính chất chuyên nghiệp” quy định tại điểm b khoản 1 Điều 48 Bộ luật hình sự năm 1999 nhƣ sau: “cố ý phạm tội từ năm lần trở lên về cùng một tội phạm không phân biệt đã bị truy cứu trách nhiệm hình sự hay chưa bị truy cứu trách nhiệm hình sự,…Người phạm tội đều lấy các lần phạm tội làm nghề sinh sống và lấy kết quả của việc phạm tội làm nguồn sinh sống” 39

.

Bên cạnh đó, còn rất nhiều Nghị quyết của Hội đồng thẩm phán Tòa án tối cao ban hành để làm rõ những quy định của pháp luật và hƣớng dẫn áp dụng pháp luật đƣợc thống nhất nhƣ: Nghị quyết số 04/2003/NQ-HĐTP ngày 27/5/2003 của Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao giải thích quy định “ nếu không hoàn trả được bằng hiện vật, thì phải hoàn trả bằng tiền ” đƣợc quy định tại khoản 2 Điều 137 Bộ luật dân sự năm 2005 nhƣ sau: “không thể hoàn trả được tài sản đã nhận bằng hiện vật khi tài sản đã nhận được từ việc thực hiện hợp đồng kinh tế thuộc một trong các trường hợp sau đây: đã được đưa vào khai thác, sử dụng; đã bị mất mát, hư hỏng; đã được chuyển giao cho người khác và quá thời hạn sử dụng…”. Nhƣ vây, thông qua nghị quyết 04/2003/NQ-HĐTP, Tòa án nhân dân tối cao đã giải thích cụm từ “không hoàn trả được bằng hiện vật”.40

Nghị quyết số 05/2005/NQ-HĐTP ngày 18/12/2005 về hƣớng dẫn thi hành một số quy định trong phần “xét xử phúc thẩm” của Bộ luật tố tụng hình sự năm 2005, Hội

39

Văn phòng Quốc hội Việt Nam, Văn phòng dự án hỗ trợ cải cách pháp luật và tƣ pháp, Giải thích pháp luật một số vấn đề lý luận và thực tiễn, Nxb.Hồng Đức, năm 2009, tr.456.

40 Văn phòng Quốc hội Việt Nam, Văn phòng dự án hỗ trợ cải cách pháp luật và tƣ pháp, Giải thích pháp luật một số vấn đề lý luận và thực tiễn, Nxb.Hồng Đức, năm 2009, tr.454 – 455.

GVHD: Huỳnh Thị Sinh Hiền SVTH: Đỗ Thị Kim Khuyên 33

đồng thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao đã giải thích “lý do chính đáng” tại Điều 235 nhƣ sau: “Lý do chính đáng là những trường hợp bất khả kháng hoặc trở ngại khách quan mà người kháng cáo không thể thực hiện được việc kháng cáo trong thời hạn luật định. Ví dụ: do thiên tai, lũ lụt, do ốm đau, tai nạn phải nằm viện điều trị…”.41

Bên cạnh đó, những văn bản do Tòa án nhân dân tối cao ban hành thì có hiệu lực bắt buộc đối với các Tòa án cấp dƣới và những nội dung giải thích pháp luật đƣợc chứa đựng trong văn bản đó cũng có hiệu lực bắt buộc. Khi Tòa án cấp dƣới không tuân thủ theo các quy định trong văn bản do Tòa án nhân dân tối cao ban hành, hay nói cách khác khi Tòa án cấp dƣới không tuân thủ theo các nội dung giải thích trong các văn bản do Tòa án nhân dân tối cao ban hành, thì có thể dẫn đến kết quả áp dụng pháp luật của Tòa án cấp dƣới có thể bị hủy.

Qua trên cho thấy, các Nghị quyết của Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao đã phần nào làm rõ ý nghĩa các quy định của pháp luật, giúp cho việc nhận thức và thực hiện pháp luật đƣợc thống nhất và hạn chế đƣợc phần nào việc thực hiên pháp luật không thống nhất. Đồng thời những giải thích đó của Tòa án có tính chất pháp lý rất cao.

Bên cạnh Nghị quyết thì Quyết định giám đốc thẩm của của Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao cũng chứa đựng nội dung giải thích pháp luật. Trong loại văn bản này có thể thấy Tòa án đã tiến hành giải thích pháp luật thông qua việc nhận định, lập luận về các quy phạm pháp luật liên quan để đƣa ra những phán quyết của Tòa án.

Ví dụ: tại Quyết định giám đốc thẩm số 01/2005/HC-GĐT ngày 27/3/2005 về vụ việc tịch thu hành chính của Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao đã đƣa ra một nhận định nhƣ sau: theo Điều 17 Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính năm 2002, có quyền tịch thu đối với phƣơng tiện đƣợc sử dụng để vi phạm hành chính, ngay cả trong trƣờng hợp phƣơng tiện đó thuộc sở hữu của ngƣời không vi phạm. Quyết định giám đốc thẩm này đã giải thích rõ hơn Điều 17, đó là: “Tịch thu tang vật, phương tiện được sử dụng để vi phạm hành chính là việc sung vào quỹ nhà nước vật, tiền, hàng hóa, phương tiện bị cá nhân, tổ chức vi phạm hành chính chiếm đoạt, sử dụng trái phép mà trả lại cho chủ sở hữu hoặc người quản lý, người sử dụng hợp pháp”.42

Báo cáo tổng kết kinh nghiệm công tác xét xử hằng năm của các Tòa án thuộc Tòa án nhân dân tối cao chính là những đút kết kinh nghiệm trong quá trình xét xử

41

Phạm Thị Duyên Thảo, Một số vấn đề giải thích pháp luật chính thức ở Việt Nam hiện nay, Nxb.Chính trị quốc gia, năm 2014, tr.98.

42 Nguyễn Hữu Ƣớc, Nghị quyết Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao từ năm 2000 đến năm 2007, Nxb.Tƣ pháp, 2008, tr.195.

GVHD: Huỳnh Thị Sinh Hiền SVTH: Đỗ Thị Kim Khuyên 34

hằng năm của Tòa án. Trong quá trình thực hiện chức năng xét xử, Tòa án thƣờng xuyên tiến hành hoạt động giải thích pháp luật, các vụ việc đã đƣợc Tòa án giải quyết, cũng nhƣ cách thức giải quyết, các hƣớng giải quyết hoặc các vấn đề còn chƣa thống nhất trong quá trình xét xử, mỗi năm đều đƣợc các Tòa thuộc Tòa án nhân dân tối cao tổng kết lại trong các báo cáo tổng kết công tác xét xử để báo cáo lên Tòa án nhân dân tối cao nhằm đạt đến sự thống nhất áp dụng pháp luật trong hệ thống Tòa án. Những lập luận, diễn giải nhằm xác định chính xác các quy phạm pháp luật, nhằm làm hiểu rõ pháp luật khi tổng kết các vụ việc đã đƣợc tiến hành trong năm, hoặc bày tỏ quan điểm đối với cách giải quyết những vụ việc cụ thể, hoặc đƣa ra phƣơng thức xử lý đối với vấn đề còn tồn động, đang tranh luận, hoặc đang chờ sự quyết định từ phía Tòa án nhân dân tối cao..chính là những biểu hiện rõ nét việc giải thích pháp luật của các Tòa án trong quá trình hoạt động.

Hoạt động giải thích pháp luật này của Tòa án không phải là giải thích pháp luật chính thức, không có giá trị bắt buộc phải áp dụng, hoạt động giải thích này tuy chỉ nằm trong các báo cáo, nhƣng trong thực tế, nó đã có ảnh hƣởng mạnh đến việc thực thi và áp dụng pháp luật của các chủ thể liên quan, nhất là các Tòa án cấp dƣới, đồng thời nó cũng phần nào định hƣớng cho Tòa án nhân dân tối cao khi ban hành các văn bản hƣớng dẫn theo thẩm quyền hoặc trả lời công văn khi các Tòa chuyên trách xin ý kiến.43

Từ những cơ sở thực tiễn trên, cho thấy rõ đƣợc hoạt động giải thích pháp luật đƣợc diễn ra xuyên suốt trong quá trình hoạt động của Tòa án, Hoạt động này luôn gắn liền và hầu nhƣ không thể tách rời hoạt động của Tòa án. Qua đó còn cho thấy rõ đƣợc những giải thích pháp luật của Tòa án trong hoạt động xét xử là nhƣ thế nào, Tòa án giải thích pháp luật thông qua các văn bản quy phạm pháp luật ra sao. Bên cạch đó, cũng phát sinh nhiều vấn đề từ hoạt động giải thích pháp luật của Tòa án nhƣ sau:

Hoạt động giải thích pháp luật của Toà án thì là hoạt động giải thích không chính thức, nhƣng lại là hoạt động mang tính vụ việc. Về chủ thể yêu cầu giải thích thì không có, Toà án chỉ giải thích để phục vụ cho hoạt động xét xử của mình. Về sản phẩm giải thích pháp luật thì tìm thấy trong các báo cáo công tác xét xử của Toà án, trong các bản án, các quyết định của Toà án. Tình trạng giải thích thì giải thích nhiều, nhƣng lại không đƣợc thừa nhận, giải thích nhƣng không bị kiểm soát 44. Thiếu một cơ chế kiểm soát thích đáng cho hoạt động giải thích pháp luật là nguyên nhân làm cho

43

Phạm Thị Duyên Thảo, Một số vấn đề giải thích pháp luật chính thức ở Việt Nam hiện nay, Nxb.Chính trị quốc gia, năm 2014, tr.102.

44 Phạm Thị Duyên Thảo, Một số vấn đề về giải thích pháp luật chính thức ở Việt Nam hiện nay, Nxb.Chính trị quốc gia, 2014, tr.165.

GVHD: Huỳnh Thị Sinh Hiền SVTH: Đỗ Thị Kim Khuyên 35 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

hoạt động giải thích pháp luật không phát triển và có nhiều vấn đề vƣớng mắc nhƣ hiện nay

Tóm lại, những vấn đề đặt ra từ thực tế giải thích pháp luật ở nƣớc ta hiện nay, chính là những tồn tại của hoạt động giải thích pháp luật bộc lộ trên cả phƣơng diện nhận thức và hành động. Cơ quan đƣợc giao thẩm quyền giải thích pháp luật là Ủy ban thƣờng vụ Quốc hội thì không giải thích đƣợc bao nhiêu lần, không đáp ứng đƣợc nhu cầu giải thích pháp luật nƣớc ta hiện nay. Bên cạnh đó,cơ quan không đƣợc giao thẩm quyền giải thích pháp luật là Tòa án thì phải thƣờng xuyên giải thích pháp luật và đã phần nào giải quyết về vấn đề giải thích pháp luật nƣớc ta hiện nay. Từ những phân tích về mặt lý luận và mặt thực tiễn cho thấy rõ đƣợc vai trò của Tòa án trong việc giải thích pháp luật. Theo ngƣời viết cần phải trao quyền giải thích pháp luật cho Tòa án thì hợp lý hơn là trao quyền giải thích pháp luật cho Ủy ban thƣờng vụ Quốc hội.

Một phần của tài liệu kiến nghị thừa nhận hoạt động giải thích pháp luật của tòa án (Trang 37 - 40)