5. Bố cục đề tài
2.2.3.1. Tòa án giải thích pháp luật thông qua hoạt động xét xử
Trong thực tế, giải thích pháp luật luôn diễn ra trong quá trình xét xử của Tòa án. Để ra đƣợc một bản án Tòa án phải thực hiện hàng loạt công đoạn từ xác định tính chất pháp lý của vụ việc, lựa chọn quy phạm pháp luật áp dụng cho đến ra các bản án, quyết định cá biệt cụ thể. Trong quá trình đó, ngƣời thẩm phám phải có sự phân tích, giải thích sao cho trong trƣờng hợp này lại phải áp dụng quy phạm này mà không áp dụng quy phạm khác, tại sao quy phạm này đƣợc hiểu nhƣ thế này mà không đƣợc hiểu nhƣ thế khác. Nhƣ vậy, để xét xử đƣợc và có hiệu quả thì ngƣời thẩm phán phải luôn luôn tiến hành giải thích pháp luật trong hầu hết quá trình hoạt động chuyên môn của mình. Đây đích thực là giải thích pháp luật mang tính vụ việc, tình huống cụ thể,
34 Phạm Thị Duyên Thảo, Một số vấn đề giải thích pháp luật chính thức ở Việt Nam hiện nay, Nxb.Chính trị quốc gia, 2014, tr. 86 - 95.
GVHD: Huỳnh Thị Sinh Hiền SVTH: Đỗ Thị Kim Khuyên 30
dù muốn hay không thì Tòa án nhân dân tối cao cũng trải qua không biết bao nhiêu lần giải thích điển hình35. Hoạt động giải thích của Tòa án đƣợc thể hiện cụ thể nhƣ sau:
Trong Bộ luật dân sự năm 2005 có quy định chế tài cho hành vi “lừa dối” trong giao kết hợp đồng. Theo quy định trong Bộ luật này thì “thì lừa dối trong giao dịch là hành vi cố ý của một bên hoặc của người thức ba nhằm làm cho bên kia hiểu sai lệch về chủ thể, tính chất của đối tượng hoặc nội dung của giao dịch nên đã xác lập giao dịch đó”. Trong thực tiễn, thì trƣờng hợp một bên có thông tin quan trọng ảnh hƣởng tới quyết định của bên kia mà không thông báo thì có xem là hành vi “lừa dối” hay không ?
Tòa án Dân sự Tòa án nhân dân tối cao đã giải quyết vƣớng mắc trên trong vụ việc cụ thể sau đây:
Ngày 28/6/2001, Công ty V.K đồng ý chuyển nhƣợng cho công ty A.T 42.175m2 trong đó có 10.000m2 là đất xây dựng nhà máy và 32.175m2 là đất nông nghiệp. Tuy nhiên từ năm 1996 thì công ty V.K đã biết đất không còn sử dụng vào mục đích xây dựng nhƣng không báo lại cho công ty A.T biết. Trong quá trình giải quyết tranh chấp, theo Chánh án tòa án nhân dân tối cao, để xác định hành vi của “ bên có thông tin quan trọng về tài sản mà không báo cho bên kia biết” có phải là hành vi “lừa dối” hay không thì cần phải xác định đƣợc hành vi đó có lỗi hay không, mà muốn xác định đƣợc hành vi đó có lỗi hay không thì cần phải đi phân tích nhƣ sau: hành vi biết đƣợc thông tin quan trọng làm ảnh hƣởng tới quyết định của bên kia mà không thông báo cho bên kia biết, thì đó là hành vi có lỗi, vì bên không thông báo nhận thức đƣợc hành vi của mình là không đúng và bên này mong muốn hoặc để mặc cho sự việc xảy ra, có nghĩa là ngƣời này mong muốn cho bên kia là không biết thông tin quan trọng này hoặc không mong muốn nhƣng để mặc bên kia biết hay không thì tùy bên kia. Từ những phân tích lập luận nhƣ vậy mà Tòa án mới xác định đƣợc yếu tố lỗi của bên không thông báo làm thiệt hại cho bên kia. Hành vi “biết đƣợc thông tin quan trọng mà không thông báo” là hành vi có lỗi, với ý định là nhằm che đậy một sự thật, để cho bên kia hiểu sai lệch về tính chất đối tƣợng của hợp đồng, mà làm cho bên kia giao kết hợp đồng với mình. Từ những phân tích, lập luận, lý lẽ của mình thì Chánh án Tòa án nhân dân tối cao đã giải thích, làm rõ đƣợc thế nào là hành vi “lừa dối”. Qua đó, càng cho thấy rõ đƣợc hoạt động giải thích pháp luật của Tòa án trong quá trình xét xử là nhƣ thế nào. Quan điểm này cũng đƣợc Hội đồng thẩm phán Tóa án nhân dân tối cao chấp nhận. Theo Hội đồng thẩm phán thì “ từ năm 1996 công ty V.K đã biết 10.000m2 không còn sử dụng vào mục đích xây dựng, nhƣng khi ký hợp đồng đã gian
35 Phạm Thị Duyên Thảo, Một số vấn đề giai thích pháp luật chính thức ở Việt Nam hiện nay, Nxb.Chính trị quốc gia, 2014, tr.106 -107
GVHD: Huỳnh Thị Sinh Hiền SVTH: Đỗ Thị Kim Khuyên 31
dối không thông báo rõ tình trạng đất cho công ty A.T. Mặt khác, sau ngày 27/7/2001, là ngày mà hai bên biết rõ tình trạng đất không còn sử dụng vào việc xây dựng nhà máy, thì lẽ ra công ty V.K phải trả ngay số tiền cọc, nhƣng đến ngày 18/12/2001 thì công ty V.K mới đề nghị trả lại tiền cọc là có lỗi, vì làm cho bên mua bị thiệt hại, vi phạm các Điều 142, 146, 696, 709 Bộ luật dân sự 2005 nên công ty V.K phải bồi thƣờng thiệt hại cho công ty A.T 36. Nhƣ vậy, theo Tòa án nhân dân tối cao, công ty V.K biết đƣợc thông tin về mục đích sử dụng đất nhƣng trong quá trình giao kết hợp đồng không thông báo cho công ty A.T là có lỗi vi phạm Điều 142 Bộ luật dân sự 2005 (giao dịch dân sự do bị lừa dối). Đối với Tòa án, hành vi không cung cấp thông tin quan trọng mà mình biết liên quan đến đối tƣợng của hợp đồng là một hành vi lừa dối”.37
Tóm lại, qua ví dụ trên cũng phần nào thấy rõ đƣợc hoạt động giải thích pháp luật của Tòa án thông qua quá trình xét xử là nhƣ thế nào. Sự tham gia giải thích này của Tòa án là một việc làm tự nhiên, không thể tránh khỏi dù đƣợc giao hay không đƣợc giao nhiệm vụ giải thích pháp luật. Các giải thích của Tòa án đều là những giải thích do nhu cầu trực tiếp, nên rất thiết thực, có ý nghĩa pháp lý, ý nghĩa dân chủ, xét xử phải áp dụng pháp luật, mà áp dụng pháp luật tất phải giải thích pháp luật và khi áp dụng pháp luật gặp vƣớng mắc thì càng không thể không giải thích pháp luật để giải quyết vƣớng mắc. Sự giải thích pháp luật nhƣ vậy không thể tuỳ tiện mà buộc phải theo những nguyên tắc, phƣơng pháp, mục đích và yêu cầu hợp pháp 38. Từ những quy định chung chung của pháp luật, Tòa án đã đặt những quy định đó vào một tình huống cụ thể để giải thích, nên càng làm sáng tỏ ý nghĩa, nội dung của quy định đó. Giải thích pháp luật của Tòa án có tính thuyết phục cao, gần gũi và dễ hiểu.
Hoạt động giải thích pháp luật giúp cho Tòa án hoàn thiện nhiệm vụ, chức năng xét xử của mình, giúp giải quyết nhanh chóng, kịp thời những tranh chấp phát sinh trong xã hội, phát huy đƣợc nhiệm vụ bảo vệ công bằng, công lý của Tòa án. Tuy nhiên, thông qua chức năng xét xử để hoàn thành tốt nhiệm vụ bảo vệ pháp luật của mình thì Tòa án đã góp một phần không nhỏ vào nhu cầu giải thích pháp luật hiện nay.
36 Văn phòng Quốc hội Việt Nam, Văn phòng dự án hỗ trợ cải cách pháp luật và tƣ pháp, Giải thích pháp luật, một số vấn đề lý luận và thực tiễn, Nxb.Hồng Đức, 2009, tr.458-459.
37
Văn phòng Quốc hội Việt Nam, Văn phòng dự án hỗ trợ cải cách pháp luật và tƣ pháp, Giải thích pháp luật, một số vấn đề lý luận và thực tiễn, Nxb.Hồng Đức, năm 2009, tr.458-459.
38 Phạm Thị Duyên Thảo, Một số vấn đề về giải thích pháp luật chính thức ở Việt Nam hiện nay, Nxb.Chính trị quốc gia, 2014, tr.110 -111.
GVHD: Huỳnh Thị Sinh Hiền SVTH: Đỗ Thị Kim Khuyên 32
2.2.3.2. Tòa án giải thích pháp luật thông qua các Nghị quyết của Hội đồng thẩm phán và các văn bản khác của Tòa án