Về công tác thẩm định của công ty:

Một phần của tài liệu THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG CỦA CÔNG TY xây DỰNG số 6 (Trang 32 - 35)

1.Quá trình thẩm định dự án:

Thẩm định dự án đầu tư là một công việc rất quan trọng trong quá trình chuẩn bị đầu tư, trước khi dự án đưa vào thực hiện thì phải được thẩm định.

Sau khi nhận được dự án. Phòng kế hoạch đầu tư hoặc phòng phát triển dự án gửi các phòng ban để xin ý kiến đóng góp cho dự án theo đúng quy định và tổ chức họp thẩm định dự án.

Thành phần họp thẩm định dự án phía chủ đầu tư bắt buộc phải có lãnh đạo công ty, kế toán trưởng, trưởng phòng kế hoạch đầu tư hoặc phòng phát triển dự án của công ty, đơn vị lập dự án. Riêng đối với dự án có tổng vốn đầu tư nhỏ hơn 1 tỷ đồng thì không phải họp tổ thẩm định mà các phòng ban phụ trách sẽ thẩm định và trình tổng công ty phê duyệt.

2.Nôị dung thẩm định của công ty:

2.1. Thẩm định thiết kế và tổng dự toán:

Do những đặc trưng của nghành xây dựng nên trước lúc chủ đầu tư trình duyệt thiết kế kĩ thuật và tồng dự toán bắt buộc phải được đơn vị có tư cách pháp nhân thẩm định thiết kế và tổng dự toán.

Với các nội dung thẩm định:

- Tư cách pháp nhân của đơn vị, cá nhân thiết kế

+ Thiết kế kĩ thuật có tuân thủ các nội dung về qui mô công nghệ, công suất thiết kế, cấp công trình, các chỉ tiêu kinh tế kĩ thuật, qui hoạch, kiến trúc, qui chuẩn, tiêu chuẩn kĩ thuật

+ Xử lí bảo vệ môi trường, phòng chống cháy nổ, an toàn lao động, an toàn giao thông và các yêu cầu có liên quan.

+ Sự hợp lí của giải pháp thiết kế kĩ thuật so với yêu cầu về an toàn qui định theo qui chuẩn xây dựng và tiêu chuẩn kĩ thuật được áp dụng, yêu cầu sử dụng công trình, yêu cầu an toàn trong thi công.

Sau được thẩm định về thiết kế kĩ thuật và tổng dự toán công ty phải làm tở trình thẩm định

Nội dung tờ trình và hồ sơ trình duyệt là: - Tên dự án

- Địa điểm xây dựng - Chủ đầu tư

- Đơn vị tư vấn thiết kế, thẩm định - Các thông số kĩ thuật

+ Công suất thiết kế +Phương án kiến trúc

- Qui mô đầu tư và các giải pháp thiết kế + Phần thiết kế

+ Phần thiết bị

- Tổng dự toán đề nghị được duỵêt là .. trong đó + Chi phí xây lắp

+ Chi phí thiết bị + Chi phí khác

+ Lãi vay ngân hàng trong thời gian xây dựng + Chi phí dự phòng

2.2. Thẩm định kết quả đấu thầu:

Sau khi công việc đấu thầu được tiến hành xong thì phải tiến hành thẩm định kết quả đấu thầu. Gồm có các nội dung như:

- Kiểm tra tính đầy đủ, tính hợp pháp của các căn cứ pháp lí để tổ chức đấu thầu. Qui trình và thời gian tổ chức đấu thầu có phù hợp với qui định.

- Xem xét mức độ đánh giá chính xác của từng chuyên gia và báo cáo tổng hợp của tổ chuyên gia, của tư vấn nước ngoài ( Nếu có ) so với hồ sơ mời thầu và tiêu chuẩn đánh giá được duyệt, có những chỗ nào mâu thuẫn nhau giữa tổ chuyên gia, tư vấn nước ngoài, bên mời thầu…

2.3. Thẩm định – phê duyệt quyết toán:

Nhận được tờ trình và hồ sơ quyết toán dự án, phòng kế hoạch đầu tư hoặc phòng phát triển dự án gửi các phòng ban liên quan thẩm định theo chuyên nghành ( Phòng KTTC thẩm định thiết kế, khối lượng, tiêu chuẩn kĩ thuật..phòng TCKT thẩm định về sổ sách kế toán, hạch toán, chứng từ liên quan..Phòng KHĐT thẩm định về thủ tục đầu tư, chế độ chính sách, giá cả..)

Thời gian thẩm định tại mỗi phòng không quá 40 ngày đối với dự án nhóm B( Riêng phòng kĩ thuật không quá 60 ngày đối với các dự án có khối lượng xây lắp lớn), không quá 20 ngày đối với các dự án nhóm C ( riêng phòng kĩ thuật thi công không quá 30 ngày đối với dự án có khối lượng xây lắp lớn) kể từ ngày nhận đủ hồ sơ

Qúa trình thẩm tra quyết toán bắt buộc phải kiểm tra thực tế hiện trường Sau khi có kết quả, phòng tài chính kế toán tổ chức họp tổ thẩm định và lập biên bản để làm căn cứ trình tổng công ty phê duyệt.

PHẦN III: (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

PHƯƠNG HƯỚNG, KẾ HOẠCH, NHIỆM VỤ TRONG THỜI GIAN TỚI CỦA CÔNG TY VÀ MỘT SỐ ĐỀ XUẤT

Một phần của tài liệu THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG CỦA CÔNG TY xây DỰNG số 6 (Trang 32 - 35)