Hoạt động tín dụng luôn chiếm tỷ trọng lớn trong cơ cấu tài sản của ngân hàng và đem lại phần lớn thu nhập cho các ngân hàng. Mỗi khoản tín dụng luôn đòi hỏi phải được thu hồi đúng hạn. Tuy nhiên thực tế có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến việc khách hàng không trả nợđúng hạn, nợ quá hạn phát sinh dẫn đến tình trạng mất khả năng thanh toán là điều không thể tránh khỏi. Vì vậy, để hạn chế đến mức thấp nhất các thiệt hại do nợ quá hạn gây ra thì đây luôn là mối quan tâm hàng đầu của chi nhánh NHNN&PTNT Châu Thành.
53
Bảng 4.10: Phân loại dư nợđối với nông hộ của chi nhánh NHNN&PTNT Châu Thành giai đoạn 2010-2012 và 6 tháng đầu năm 2013 ĐVT: triệu đồng PHÂN LOẠI NỢ 2010 2011 2012 6 tháng 2012 6 tháng 2013 2011/2010 2012/2011 6 tháng 2013/6 tháng 2012 Chênh lệch % Chênh lệch % Chênh lệch % Nhóm 1 521.611 553.870 597.416 589.411 612.135 32.259 6,18 43.546 7,86 22.724 3,86 Nhóm 2 26.500 17.800 13.950 20.815 3.104 (8.700) (32,83) (3.850) (21,63) (17.711) (85,09) Nhóm 3 1.100 1.711 1.150 1.540 710 611 55,55 (561) (32,79) (830) (53,9) Nhóm 4 700 540 400 590 300 (160) (22,86) (140) (25,93) (290) (49,15) Nhóm 5 100 90 80 90 0 (10) (10) (10) (11,11) (90) (100) - Nợ quá hạn 28.400 20.141 15.580 23.035 4.114 (8.259) (29,08) (4.561) (22,65) (18.921) (82,14) - Nợ xấu 1.900 2.341 1.630 2.220 1.010 441 23,21 (711) (30,37) (1.210) (54,5) TỔNG 550.011 574.011 612.996 612.446 616.249 24.000 4,36 38.985 6,79 3.803 0,62
54
Để hiểu rõ tình hình hoạt động tín dụng của chi nhánh đối với nông hộ trên địa bàn huyện, ta tiến hành xem xét bảng 4.10 phân loại nợở trên. Nhìn vào bảng số liệu ta thấy các nhóm nợ của chi nhánh có sự biến động khác nhau.
Dư nợ nhóm 1 - nợđủ điều kiện, luôn chiếm khoảng 95% trong cơ cấu dư nợ đối với nông hộ và xu hướng tăng. Cụ thể năm 2010 là 521.611 triệu đồng (chiếm 94,84% tổng dư nợ). Năm 2011 đạt 553.870 triệu đồng (96,49%) đã tăng 32.259 triệu đồng (6,18%). Năm 2012 tiếp tục tăng 7,86% (tăng 43.546 triệu đồng) và đạt 597.416 triệu đồng, tỷ trọng chiếm 97,46%. Sáu tháng đầu năm 2013 dư nợ nhóm 1 đối với nông hộ của chi nhánh là 612.135 triệu đồng (99,33%), tăng 22.724 triệu đồng (3,86%) so với cùng kỳ năm 2012. Dư nợ nhóm 1 luôn chiếm tỷ trọng cao, đều tăng trưởng qua các năm là một tín hiệu tốt cho chi nhánh, cho thấy chi nhánh đã thẩm định đúng năng lực của khách hàng, góp phần giảm nợ quá hạn, nợ xấu.
Trong khi đó thì dư nợ nhóm 2 lại có xu hướng giảm. Năm 2010, dư nợ nhóm 2 là 26.500 triệu đồng (chiếm 4,82% tổng dư nợ). Năm 2011, dư nợ nhóm 2 giảm 8.700 triệu đồng (giảm 32,83%) còn 17.800 triệu đồng, tỷ trọng còn 3,1%. Năm 2012 lại giảm tiếp 3.850 triệu đồng (21,63%) còn 13.950 triệu đồng, tỷ trọng vì thế cũng giảm thêm 0,82%. Sáu tháng đầu năm 2013 dư nợ nhóm 2 là 3.104 triệu đồng, tỷ trọng chiếm 0,5%. So với cùng kỳ năm 2012 thì dư nợ nhóm 2 đã giảm 17.711 triệu đồng (giảm đến 85,09%).
Dư nợ nhóm 3 thì có sự tăng giảm khác nhau. Năm 2010 nợ nhóm 3 là 1.100 triệu đồng (chiếm 0,2%). Năm 2011 tăng 611 triệu đồng (55,55%) và đạt 1.711 triệu đồng, tỷ trọg lúc này là 0,3%. Sang năm 2012 nợ nhóm 3 lại giảm 561 triệu đồng (32,79%) còn 1.150 triệu đồng (0.19%). Và 6 tháng đầu năm 2013, nợ nhóm 3 là 710 triệu đồng, tỷ trọng tương ứng là 0,12% đã giảm 830 triệu đồng so với cùng kỳ năm 2012.
Dư nợ nhóm 4 của chi nhánh cũng có xu hướng giảm dần. Từ năm 2010- 2012 dư nợ nhóm 4 giảm từ 700 triệu đồng (chiếm tỷ trọng 0,13%) xuống 540 triệu đồng (0,09%) và còn 400 triệu đồng (0,07%) vào năm 2012. Nửa đầu năm 2013, dư nợ nhóm 4 là 300 triệu đồng (0,05%), đã giảm 290 triệu đồng so với nửa đầu năm 2012. Dư nợ nhóm 5 – nợ có khả năng mất vốn, của chi nhánh cũng giảm dần. Cụ thể là năm 2010 là 100 triệu đồng, năm 2011 là 90 triệu đồng, năm 2012 là 80 triệu đồng và nửa đầu năm 2013 là 0 triệu đồng. Tỷ trọng so với tổng dư nợ của dư nợ nhóm 5 khá thấp, chỉ dao động 0,01-0,02%.
55
Hình 4.10: Phân loại dư nợđối với nông hộ của chi nhánh NHNN&PTNT Châu Thành giai đoạn 2010-2012 và 6 tháng đầu năm 2013
4.2.4.1 Nợ quá hạn
Nợ quá hạn là khoản nợ mà một phần hoặc toàn bộ nợ gốc và /hoặc lãi đã quá hạn. Nợ quá hạn là một vấn đề hết sức quan trọng có liên quan đến sự tồn tại và phát triển của ngân hàng. Nếu nợ quá hạn lớn, rủi ro tín dụng của ngân hàng tăng cao, ảnh hưởng đến hiệu quả kinh doanh của ngân hàng và có thểđi đến phá sản.
Bảng 4.11: Nợ quá hạn đối với nông hộ của chi nhánh NHNN&PTNT Châu Thành giai đoạn 2010-2012 và 6 tháng đầu năm 2013 NỢ QUÁ HẠN 2010 2011 2012 6 tháng 2012 6 tháng 2013 Giá trị (triệu đồng) 28.400 20.141 15.580 23.035 4.114 Tỷ trọng (%) 5,16 3,51 2,54 3,76 0,67
(Nguồn: phòng tín dụng chi nhánh NHNN&PTNT Châu Thành)
Nợ quá hạn bao gồm dư nợ thuộc các nhóm 2, 3, 4 và 5. Nợ quá hạn của chi nhánh có xu hướng giảm, do đó tỷ trọng nợ quá hạn cũng giảm theo. Cụ thể năm 2010, nợ quá hạn là 28.400 triệu đồng, chiếm 5,16% dư nợđối với nông hộ. Sang năm 2011, nợ quá hạn giảm xuống 8.259 triệu đồng (29,08%) còn 20.141
56
triệu đồng, tỷ trọng tương ứng còn 3,51%. Năm 2012 nợ quá hạn của chi nhánh giảm tiếp 4.561 triệu đồng còn 15.580 triệu đồng, tỷ trọng so với tổng dư nợ chiếm 2,54%.
Xét 6 tháng đầu năm 2012, nợ quá hạn của chi nhánh là 23.035 triệu đồng, chiếm tỷ trọng 3,76%. Còn 6 tháng đầu năm 2013, nợ quá hạn chỉ còn 4.114 triệu đồng tương ứng tỷ trọng là 0,67%, giảm khá mạnh so với cùng kỳ. Nguyên nhân là do dư nợ của các nhóm đồng loạt giảm mạnh, đặc biệt là dư nợ nhóm 5 với số dư tại thời điểm nửa đầu 2013 là 0 triệu đồng.
Nợ quá hạn giảm đi qua các năm đã cho thấy công tác thu nợ của chi nhánh ngày càng có hiệu quả, tình hình hoạt động kinh doanh của chi nhánh ngày càng phát triển. Bên cạnh đó cũng cho thấy nền kinh tế huyện đang ngày càng thay đổi, thu nhập và đời sống của bà con nông dân đang từng bước được nâng cao hơn.
Hình 4.11: Nợ quá hạn đối với nông hộ của chi nhánh NHNN&PTNT Châu Thành giai đoạn 2010-2012 và 6 tháng đầu năm 2013
57
Bảng 4.12: Nợ quá hạn đối với nông hộ theo thời gian và mục đích của chi nhánh NHNN&PTNT Châu Thành giai đoạn 2010- 2012 và 6 tháng đầu năm 2013 ĐVT: triệu đồng CHỈ TIÊU 2010 2011 2012 6 tháng 2012 6 tháng 2013 2011/2010 2012/2011 6 tháng 2013/6 tháng 2012 Chênh lệch % Chênh lệch % Chênh lệch % Theo thời gian - Ngắn hạn 15.420 11.760 9.462 13.549 1.830 (3.660) (23,74) (2.298) (19,54) (11.719) (86,49) - Trung hạn 12.980 8.381 6.118 9.486 2.284 (4.599) (35,43) (2.263) (27) (7.202) (75,92) Theo mục đích - Tiêu dùng 10.869 7.491 5.313 7.291 3.025 (3.378) (31,08) (2.178) (29,07) (4.266) (58,51) Sản xuất 17.531 12.650 10.267 15.744 1.089 (4.881) (27,84) (2.383) (18,84) (14.655) (93,08) Tổng 28.400 20.141 15.580 23.035 4.114 (8.259) (29,08) (4.561) (22,65) (18.921) (82,14)
58
* Nợ quá hạn theo thời gian
Xét về phân chia theo thời gian, nợ quá hạn của chi nhánh chỉ gồm ngắn và trung hạn và cùng có xu hướng giảm theo thời gian.
Cụ thể năm 2010, nợ quá hạn ngắn hạn là 15.420 triệu đồng chiếm 54,3%, nợ quá hạn trung hạn của bà con là 12.980 triệu đồng chiếm 45,7%. Sang năm 2011, nợ quá hạn ngắn hạn giảm 3.660 triệu đồng (giảm 23,74%) còn 11.760 triệu đồng chiếm 58,39%, nợ quá hạn trung hạn cũng giảm 4.599 triệu đồng (tương ứng 35,43%) còn 8.381 triệu đồng. Năm 2012 nợ quá hạn ngắn hạn tiếp tục giảm 2.298 triệu đồng (giảm 19,54%) còn 9.462 triệu đồng, còn nợ quá hạn trung hạn giảm 2.263 triệu đồng (27%) và đạt 6.118 triệu đồng.
Tính riêng 6 tháng đầu năm 2013 nợ quá hạn ngắn hạn của chi nhánh là 1.830 triệu đồng tỷ trọng giảm còn 44,48%, so với cùng kỳ năm 2012 thì chỉ tiêu này đã giảm tới 11.719 triệu đồng (86,49%). Nợ quá hạn trung hạn tại thời điểm này là 2.284 triệu đồng giảm 7.202 triệu đồng (giảm 75,92%) so với cùng kỳ năm 2012.
* Nợ quá hạn theo mục đích
Nợ quá hạn theo mục đích của chi nhánh có sự biến động giảm khác nhau nhưng xu hướng giảm dần này đã cho thấy sự nỗ lực của cán bộ trong công tác thu nợ cũng như kinh tế của bà con ngày càng được nâng cao.
Năm 2010, nợ quá hạn tiêu dùng là 10.869 triệu đồng chiếm tương ứng 38,27%, còn nợ quá hạn sản xuất là 17.531 triệu đồng. Năm 2011 nợ quá hạn tiêu dùng giảm 3.387 triệu đồng (31,08%) còn 7.491 triệu đồng, nợ quá hạn sản xuất cũng giảm 4.881 triệu đồng, tương ứng tỷ lệ giảm 27,84% còn 12.650 triệu đồng. Năm 2012 tiếp tục giảm 2.178 triệu đồng còn 5.313 triệu đồng đối với nợ quá hạn tiêu dùng và giảm 2.383 triệu đồng còn 10.267 triệu đồng đối với nợ quá hạn nhằm mục đích sản xuất.
Nửa đầu năm 2013, nợ quá hạn tiêu dùng là 3.025 triệu đồng, tăng 58,51% và nợ quá hạn sản xuất là 1.089 triệu đồng, giảm 93,08% so với cùng kỳ năm 2012.
59
Bảng 4.13: Nợ xấu đối với nông hộ của chi nhánh NHNN&PTNT Châu Thành giai đoạn 2010-2012 và 6 tháng đầu năm 2013 NỢ XẤU 2010 2011 2012 6 tháng 2012 6 tháng 2013 Gía trị (triệu đồng) 1.900 2.341 1.630 2.220 1.010 Tỷ trọng (%) 0,35 0,41 0,27 0,36 0,16
(Nguồn: phòng kế toán NHNN&PTNT Châu Thành)
Nhìn vào bảng số liệu ta thấy nợ xấu của chi nhánh cũng có xu hướng giảm qua các năm. Năm 2010 nợ xấu của chi nhánh là 1.900 triệu đồng, chiếm 0,35% tổng dư nợ. Sang năm 2011, nợ xấu lại tăng lên 441 triệu đồng, làm tỷ trọng cũng tăng lên 0,06% và ở mức 2.341 triệu đồng. Nguyên nhân là do dư nợ nhóm 3 tăng nhiều hơn sự giảm đi của dư nợ 2 nhóm còn lại. Năm 2012 nợ xấu chi nhánh giảm 711 triệu đồng, còn 1.630 triệu đồng, chiếm 0,27%.
Nửa đầu năm 2012, nợ xấu chi nhánh là 2.220 triệu đồng, tương ứng tỷ trọng 0,36%. So với nửa đầu năm 2013, nợ xấu đã giảm 1.210 triệu đồng còn 1.010 triệu đồng, chiếm 0,16% tổng dư nợđối với nông hộ. Cũng giống như nợ quá hạn, sự giảm mạnh của nợ xấu là do dư nợ nhóm 5 là 0 triệu đồng, dư nợ nhóm 4 giảm 49,15%, dư nợ nhóm 3 giảm 53,09%.
Hình 4.12: Nợ xấu đối với nông hộ của chi nhánh NHNN&PTNT Châu Thành giai đoạn 2010-2012 và 6 tháng đầu năm 2013
60
Bảng 4.14: Nợ xấu đối với nông hộ theo thời gian và mục đích của chi nhánh NHNN&PTNT Châu Thành giai đoạn 2010-2012 và 6 tháng đầu năm 2013 ĐVT: triệu đồng CHỈ TIÊU 2010 2011 2012 6 tháng 2012 6 tháng 2013 2011/2010 2012/2011 6 tháng 2013/6 tháng 2012 Chênh lệch % Chênh lệch % Chênh lệch % Theo thời gian - Ngắn hạn 1.320 1.680 1.100 1.490 490 360 27,27 (580) (34,52) (1.000) (67,11) - Trung hạn 580 661 530 730 520 81 13,97 (131) (19,82) (210) (28,77) Theo mục đích . - Tiêu dùng 1.020 1.259 917 1.226 360 239 23,43 (342) (27,16) (866) (70,64) Sản xuất 880 1.082 713 994 450 202 22,95 (369) (34,1) (344) (34,61) Tổng 1.900 2.341 1.630 2.220 1.010 441 23,21 (711) (30,37) (1.210) (54,5)
61
* Nợ xấu theo thời gian
Nhìn vào bảng số liệu trong mục nợ xấu theo thời gian ta thấy nợ xấu ngắn hạn luôn chiếm tỷ trọng cao và cũng như nợ quá hạn, nợ xấu theo thời gian không có dài hạn.
Năm 2010 nợ xấu ngắn hạn là 1.320 triệu đồng chiếm 69,47% cơ cấu còn nợ xấu trung hạn là 580 triệu đồng. Năm 2011 nợ xấu ngắn hạn là 1.680 triệu đồng tăng 360 triệu đồng (27,27%) còn nợ xấu trung hạn là 661 triệu đồng tăng 81 triệu đồng (13,97%). Sang năm 2012 cả 2 đều giảm xuống, giảm 580 triệu đồng còn 1.100 triệu đồng đối với nợ xấu ngắn hạn và giảm 131 triệu đồng còn 530 triệu đồng đối với nợ xấu trung hạn, do chi nhánh nhận thấy nợ xấu có xu hướng tăng trở lại nên đã ra lệnh cán bộ tín dụng kĩ càng hơn trong công tác thẩm định và tích cực đôn đốc để thu nợ khách hàng.
Sáu tháng đầu năm 2013, nợ xấu ngắn hạn của chi nhánh là 490 triệu đồng, nợ xấu trung hạn là 520 triệu đồng đã giảm tương ứng là 1.000 triệu đồng và 210 triệu đồng so với cùng kỳ năm 2012.
* Nợ xấu theo mục đích
Cũng giống như nợ xấu theo thời gian, nợ xấu theo mục đích cũng có sự biến động qua các năm. Tuy nhiên, nợ xấu tiêu dùng lại chiếm tỷ trọng cao hơn cả nợ xấu nhằm mục đích sản xuất.
Năm 2010 nợ xấu tiêu dùng là 1.020 triệu đồng chiếm đến 53,68%, tỷ trọng còn lại là nợ xấu sản xuất với giá trị là 880 triệu đồng. Năm 2011, nợ xấu tiêu dùng tăng thêm 239 triệu đồng, đạt 1.259 triệu đồng còn nợ xấu sản xuất tăng 202 triệu đồng, đạt 1.082 triệu đồng (chiếm 46,22%). Năm 2012 thì 2 chỉ tiêu này giảm với mức giảm là 342 triệu đồng còn 917 triệu đồng đối với nợ xấu tiêu dùng, giảm 369 triệu đồng còn 713 triệu đồng đối với nợ xấu sản xuất.
Sáu tháng đầu năm 2013, nợ xấu tiêu dùng là 360 triệu đồng, nợ xấu sản xuất là 650 triều đồng giảm tương ứng là 866 và 344 triệu đồng so với cùng kỳ năm 2012.