Huy động vốn giúp tăng quy mô vốn của ngân hàng, nguồn vốn dồi dào sẽ đáp ứng nhu cầu vay của các thành phần kinh tế được nhiều hơn, thu nhiều lợi nhuận hơn. Từ đó ngân hàng có thể mở rộng quy mô, đầu tư công nghệ hiện đại để giúp ngân hàng cạnh tranh, nâng cao uy tín, tạo niềm tin đối với khách hàng. Vì vậy một ngân hàng muốn ngày càng phát triển thì trước hết phải có nguồn vốn đủ mạnh để đảm bảo cho hoạt động tín dụng được thuận lợi và đáp ứng kịp thời nhu cầu vốn cho mọi thành phần kinh tế.
Nhờ chủđộng khai thác nguồn vốn nhàn rỗi tại chỗ, nguồn vốn huy động của chi nhánh có sự tăng tưởng tốt trong thời gian qua, điều đó thể hiện thông qua bảng số liệu dưới đây:
26
Bảng 4.2: Tình hình huy động vốn của chi nhánh NHNN&PTNT Châu Thành giai đoạn 2010-2012 và 6 tháng đầu năm 2013 ĐVT: triệu đồng
(Nguồn: Phòng kế toán NHNN&PTNT Châu Thành)
VỐN HUY ĐỘNG 2010 2011 2012 6 tháng 2012 6 tháng 2013 2011/2010 2012/2011 6 tháng 2013/6 tháng 2012 Chênh lệch % Chênh lệch % Chênh lệch % Tiền gửi KBNN 136.900 137.640 132.870 134.760 135.100 740 0,54 (4.770) (3,47) 340 0,25 Tiền gửi các TCTD 41.300 40.900 41.000 40.960 42.130 (400) (0,97) 100 0,24 1.170 2,86 Tiền gửi thanh toán 103.100 102.902 146.200 98.684 153.300 (198) (0,19) 43.298 42,08 54.616 55,34 Tiền gửi tiết kiệm 142.230 175.830 230.923 158.507 263.742 33.600 23,62 55.093 31,33 105.235 66,39 Phát hành GTCG 18.500 17.270 9.400 12.050 4.320 (1.230) (6,65) (7.870) (45,57) (7.730) (64,15) TỔNG 442.030 474.542 560.393 444.961 598.592 32.512 7,36 85.851 18,09 153.631 34,53
27
* Tiền gửi Kho bạc Nhà nước
Theo thời gian, tiền gửi KBNN chỉ nằm trong khoảng 130.000 triệu đồng, gần như không thay đổi nhiều nhưng vẫn chiếm tỷ trọng cao trong nguồn vốn huy động của chi nhánh.
Cụ thể là năm 2010, Kho bạc đã gửi số tiền là 136.900 triệu đồng, chiếm 30,97%. Sang năm 2011 là 137.640 triệu đồng, tăng nhẹ 740 triều đồng tương ứng tỷ lệ tăng là 0,54% nhưng tỷ trọng so với tổng nguồn vốn huy động còn 29% .Đến năm 2012 thì số tiền này đã giảm 4.770 triệu đồng, giảm tương ứng 3,47% và đạt 132.870 triệu đồng, tỷ trọng còn 23,71%.
Tại thời điểm 6 tháng đầu năm 2012 thì số tiền là 134.760 triệu đồng, chiếm 30,29%. Xét 6 tháng đầu năm 2013, lượng tiền gửi của Kho bạc là 135.100 triệu đồng, tỷ trọng trong nguồn vốn huy động chỉ chiếm 22,57%, tăng không nhiều so với các loại tiền khác với mức tăng là 340 triệu đồng so với cùng kỳ, tương ứng tỷ lệ tăng là 0,25%.
* Tiền gửi các tổ chức tín dụng
Qua các năm, tiền gửi các tổ chức tín dụng có sự biến động tăng giảm khác nhưng xét về tỷ trọng thì loại tiền gửi này có xu hướng giảm đi. Nguyên nhân là do chi nhánh thực hiện công tác cho vay, ít giao dịch thanh toán liên hàng, còn các cơ sở và doanh nghiệp trên địa bàn huyện thì quen với việc mua bán thanh toán bằng tiền mặt, cùng sự cạnh tranh của các NHTM khác với lãi suất huy động hấp dẫn...
Vào năm 2010, số tiền gửi là 41.300 triệu đồng, chiếm tỷ trọng 9,34%. Đến năm 2011 thì có sự giảm nhẹ khoảng 0,97%, tức là giảm 400 triệu đồng, tiền gửi các TCTD còn 40.900 triệu đồng với tỷ trọng là 8,62%. Năm 2012 thì tiền gửi này có sự tăng nhẹ trở lại và đạt 4.100 triệu đồng với mức tăng là 100 triệu đồng (0,24%), nhưng so với tổng nguồn vốn huy động thì tỷ trọng này chỉ còn 7,32%.
Sáu tháng đầu năm 2012 là 40.960 triệu đồng chiếm 9,21%,. Còn 6 tháng đầu năm 2013, tiền gửi TCTD đạt 42.130 triệu đồng, chiếm 7,04% và đã tăng 2,86%, tương ứng tăng 1.170 triệu đồng so với cùng kì năm ngoái.
* Tiền gửi thanh toán
Tiền gửi thanh toán là loại tiền gửi có tỷ trọng cao thứ ba trong tổng nguồn vốn huy động của chi nhánh và có sự biến động qua các năm.
TGTT vào năm 2010 là 103.100 triệu đồng chiểm tỷ trọng tương ứng là 23,32%. Năm 2011, tiền gửi này đạt 102.902 triệu đồng, chiếm 21,68% và đã
28
giảm 198 triệu đồng với tỷ lệ giảm 0,19% so với năm trước đó. Đặc biệt trong năm 2012, TGTT của khách hàng có sự đột biến tăng khá mạnh đến 42,08%, tương ứng tăng 43.298 triệu đồng và đạt 146.200 triệu đồng, chiếm 26,09% trong nguồn. Nguyên nhân là do nông dân đang phục hồi sản xuất nên tiền gửi để thanh toán, chi trả cũng tăng cao.
Tính riêng 6 tháng đầu năm 2013 thì loại tiền gửi này tiếp tục tăng lên ở mức 153.300 triệu đồng với tỷ trọng 25,61%. So với thời điểm 6 tháng đầu năm 2012, tiền gửi của khách hàng đã tăng 54.616 triệu đồng, tương ứng tăng 55,34%.
* Tiền gửi tiết kiệm
Tiền gửi tiết kiệm là một nguồn vốn khá quan trọng trong cơ cấu nguồn vốn huy động của chi nhánh. Nhìn vào bảng số liệu, ta thấy tiền gửi tiết kiệm có sự tăng trưởng qua các năm và chiếm tỷ trọng cao nhất.
Cụ thể năm 2010, tiền gửi tiết kiệm là 142.230 triệu đồng chiếm 32,18%. Vào năm 2011 tăng 33.600 triệu đồng (23,62%) và đạt 175.830 triệu đồng chiếm 37,05%. Năm 2012 tiếp tục tăng 55.093 triệu đồng với tỷ lệ tăng 31,33%, tiền gửi tiết kiệm đạt 230.923 triệu đồng và tỷ trọng chiếm khá cao 41,21%, do tốc độ tăng của tiền gửi tiết kiệm tăng nhanh hơn tốc độ tăng của tiền gửi thanh toán.
Vào 6 tháng đầu năm 2012, tiền gửi tiết kiệm đạt 158.507 triệu đồng chiếm 35,62%. So với cùng kỳ năm 2013, loại tiền này tang mạnh đến 66,39%, tương ứng tăng 105.235 triệu đồng và đạt 263.742 triệu đồng (chiếm tỷ trọng là 44,06%).
* Phát hành giấy tờ có giá
Ngoài các nguồn huy động nói trên, chi nhánh còn tiến hành huy động bằng phát hành các loại giấy tờ có giá như kỳ phiếu, trái phiếu, thương phiếu..., đây là công cụ huy động vốn khá hiệu quả và cũng là một hình thức quảng cáo góp phần nâng cao uy tín của chi nhánh trên địa bàn huyện. Nhưng khi nhìn vào bảng số liệu, phát hành GTCG của chi nhánh có xu hướng giảm dần và chiếm tỷ trọng khá thấp. Nguyên nhân là do tình hình TGTT và TGTK tăng trưởng tốt qua các năm nên chi nhánh không cần phải phát hành GTCG để huy động thêm vốn.
Năm 2010, số tiền phát hành GTCG là 18.500 triệu đồng chỉ chiếm 4,19%. Sang năm 2011 giảm 1.230 triệu đồng (6,65%) còn 17.270 triệu đồng, chiếm tỷ trọng 3,64%. Năm 2012 lại giảm tiếp 7.870 triệu đồng (45,57%) còn 9.400 triệu đồng, chiếm 1,68%.
29
Xét 6 tháng đầu năm 2013, số tiền thu từ phát hành GTCG đã giảm khá mạnh (giảm 7.730 triệu đồng tương ứng tỷ lệ giảm là 64,15%). So với thời điểm 6 tháng đầu năm 2012, số tiền này là 12.050 triệu đồng (chiếm 2,71%) còn 6 tháng đầu năm 2013 là 4.320 triệu đồng, chiếm tỷ lệ chưa tới 1%.
Hình 4.2: Biểu đồ thể hiện tình hình huy động vốn của chi nhánh NHNN&PTNT Châu Thành giai đoạn 2010-2012 và 6 tháng đầu năm 2013
30