Hỗ trợ việc làm/sản xuất kinh doanh

Một phần của tài liệu Tìm hiểu về vấn đề hỗ trợ xã hội đối với người cao tuổi tại Thành phố Quy Nhơn (Trang 44 - 46)

Người cao tuổi trong mẫu nghiên cứu gần ½ không tham gia sản xuất kinh doanh (chiếm 43,8%). Đa số người cao tuổi thuộc đối tượng hưu trí nên có lương hưu. Bên cạnh đó, còn một số bộ phận người cao tuổi vẫn tham gia vào sản xuất, kinh doanh. Những công việc đó người cao tuổi tự kiếm để trang trải thêm trong sinh hoạt hàng ngày.

Bảng 2.7. Ai là người trợ giúp ông bà trong sản xuất, kinh doanh? Người trợ giúp trong việc làm,sản

xuất, kinh doanh

Số lượng Tỉ lệ(%)

Bản thân 33 25,3

Vợ chồng 19 14,6

Con trai chưa kết hôn 3 2,3

Con gái chưa kết hôn 1 0,8

Con trai đã kết hôn 4 3,1

Con gái đã kết hôn 8 6,2

Con dâu 3 2,3

Con rể 0 0,0

Anh chị em ruột, cháu ruột 2 1,5

Bạn bè, đồng nghiệp 0 0,0

Hàng xóm, láng giềng 0 0,0

Không tham gia sản xuất, kinh doanh 57 43,8

Tổng 130 100,0

(Phụ lục 3 – 19)

Bản thân người cao tuổi tự làm việc hay kinh doanh chiếm 25,3%, trong đó cụ bà tự giúp trong công việc cao hơn cụ ông (33,8% so với 25,0%). Phần lớn những người cao tuổi trong nhón “trẻ” vẫn còn lao động và tự giúp trong công việc nhiều hơn

các cụ đã cao tuổi (60 – 69 tuổi là 52,7%, 70 – 79 tuổi là 25,0%, 80 – 89 tuổi là 8,0%, trên 90 tuổi là 0,0%). Trong số những công việc người cao tuổi nhắc tới thì lao động hiện tại và đầu tư, lãi suất, cho thuê chiếm tỉ lệ cao nhất ( 19,6% và 12,2%) (bảng 15).. Theo phỏng vấn sâu, thì người cao tuổi thường cho sinh viên thuê nhà và kiếm thêm thu nhập là chính “ bà có mấy phòng cho sinh viên thuê, tháng cũng được hai triệu nên cũng đủ chi trả sinh hoạt hàng ngày…” [cụ bà 76 tuổi, khu vực 3] hay “ ông có tới mấy khu nhà cho sinh viên thuê, không có lương hưu nên cũng chỉ trông chờ vào đó thôi …” [cụ ông 68 tuổi, khu vực 8].

Nếu kể đến các nguồn trợ giúp từ các thành viên trong gia đình trong việc làm, sản xuất kinh doanh của người cao tuổi thì có hai nhân vật được nhắc đến nhiều nhất đó là người vợ/chồng và người con gái đã kết hôn (chiếm 14,6% và 6,2%). Tiếp theo đó là người con trai đã kết hôn, con dâu, con trai chưa kết hôn, con gái chưa kết hôn (chiếm 3,1%; 2,3%; 2,3%; 0,8%). Trên thực tế, con cái không ai muốn cha mẹ mình phải tiếp tục làm việc nữa vì cả đời họ phải lao động vất vả, giờ là thời gian cha mẹ được nghỉ ngơi, vui vầy bên con cháu. Tuy nhiên, bản thân người cao tuổi vẫn có nhu cầu được tiếp tục làm việc, có thể có thêm thu nhập và giúp đỡ thêm cho con cháu. Mặt khác, họ muốn khẳng định vai trò của mình trong gia đình và xã hội.

Không giống việc đồng áng ở nông thôn đòi hỏi sự góp công góp sức của nhiều người, hầu hết những công việc người cao tuổi đô thị làm mang tính độc lập cao và chuyên môn hóa như buôn bán, kinh doanh hay các lĩnh vực ngành nghề chuyên môn … Vì vậy, trợ giúp của con cháu chỉ ở mức thỉnh thoảng mà thôi.

Việc giúp đỡ công việc giữa những người con cái và cha mẹ được thực hiện theo hai chiều. Thực tế cho thấy, con cái giúp cha mẹ không phổ biến, nhưng cha mẹ giúp con cái nhiều hơn. Trong nhiều trường hợp, người cao tuổi là người tư vấn, chỉ bảo, tìm kiếm thông tin việc làm ăn cho con, đặc biệt là những người làm trong lĩnh vực kinh doanh, những kiến thức và kinh nghiệm là chỗ dựa vững trắc cho việc làm ăn của người con.

Cụ ông nhận được sự giúp đỡ của người vợ nhiều hơn cụ bà nhận được sự giúp đỡ của người chồng (16,1% so với 13,5%). Và cụ ông cũng nhận được sự giúp đỡ từ những người con nhiều hơn cụ bà, nổi bật là người con trai đã kết hôn và người con gái đã kết hôn (chiếm 7,1% so với 0,0%và 5,4% so với 5,4%). Mức độ giúp đỡ của

con cái giảm dần theo sự gia tăng tuổi tác của người cao tuổi, vì phần lớn người cao tuổi không còn làm việc nữa do vấn đề về sức khỏe (bảng 8).

Nếu những thành viên trong gia đình người cao tuổi được kể đến như là nguồn hỗ trợ trong việc làm, sản xuất kinh doanh thì những mối quan hệ bên ngoài gia đình được kể đến là nguồn cung cấp thông tin việc làm cũng như trực tiếp tìm việc làm cho họ. Trong đó, xuất hiện vai trò của anh chị em ruột/ cháu ruột (chiếm 1,5%), Thông tin phỏng vấn sâu cho biết “ già rồi nên cũng tìm việc gì nhàn mà làm thêm thu nhập, chị gái bà mở quán bán tạp hóa nên nói bà mở chung cho vui, vừa tăng thêm thu nhập lại vừa đỡ buồn” [ cụ bà 64 tuổi, khu vực 1]. Hàng xóm, láng giềng và ban bè, đồng nghiệp không được người cao tuổi nhắc tới trong hỗ trợ về việc làm, sản xuất kinh doanh.

Nhìn chung, qua khảo sát cho thấy sự hỗ trợ trong việc làm, sản xuất kinh doanh vai trò chính là của bản thân người cao tuổi và sau đó là những người thân trong gia đình, những mối quan hệ ngoài gia đình ít và không thấy xuất hiện.

Một phần của tài liệu Tìm hiểu về vấn đề hỗ trợ xã hội đối với người cao tuổi tại Thành phố Quy Nhơn (Trang 44 - 46)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(90 trang)
w