Phần lớn người cao tuổi trong mẫu nghiên cứu đều tự có thể lo được các công việc trong sinh hoạt hàng ngày chiếm 37,3%, tự phục vụ các công việc hàng ngày của cụ ba cao hơn cụ ông (42,7% so với 32,7%). Tuổi càng cao thì việc tự phục vụ bản thân càng giảm, cụ thể là ở độ tuổi từ 60 – 69 là 44,4%, 70 – 79 tuổi là 41,9%, 80 – 89 là 29,6%, trên 90 tuổi là 16,7%. Nguyên nhân do tuổi cao sức khỏe giảm sút nhanh chóng, kèm theo đó là giảm khả năng vận động khiến người cao tuổi không thể tự phục vụ bản thân mình ngày càng khó khăn hơn với những người già yếu, bệnh tật. Đối với những người cao tuổi này thì gia đình chính là chỗ dựa quan trọng nhất giúp đỡ họ trong sinh hoạt hàng ngày cũng như các hoạt động khác.
Bảng 2.4: Người trợ giúp người cao tuổi trong sinh hoạt hàng ngày,%. Người trợ giúp trong sinh hoạt hàng ngày Số lượng Tỉ lệ(%)
Bản thân 50 37,3 Vợ/ chồng 26 19,4 Con trai 22 16,4 Con gái 12 9,0 Con dâu 19 14,2 Con rể 2 1,5
Anh/ chị/ em ruột, cháu ruột 1 0,7
Bạn bè, đồng nghiệp 1 0,7
Hàng xóm, láng giềng 1 0,7
Tổng 134 100,0
(Phụ lục 3 – 16)
Nguồn hỗ trợ xã hội đối với người cao tuổi trong sinh hoạt hàng ngày chủ yếu tập trung vào các thành viên trong gia đình vì người cao tuổi gắn liền sinh hoạt hàng ngày với gia đình mình. Kết quả cho thấy, nổi bật nhất vẫn là người chồng/vợ trong gia đình chiếm 19,4% (trong đó cụ ông cần nhiều sự trợ giúp từ cụ bà hơn cụ bà cần sự trợ giúp từ cụ ông là 25,5% so với 13,3%). Người con trai là nguồn trợ giúp thứ ba trong sinh hoạt hàng ngày của người cao tuổi chiếm 16,4%, tiếp theo là vai trò của người con dâu đi liền kề chiếm 14,2%, do người con trai và người con dâu gần gũi nhất với người cao tuổi nên có thể giúp đỡ trong sinh hoạt hàng ngày, còn người con
gái chỉ chiếm 9,0%, do người con gái đi lấy chồng nên không thể thường xuyên chăm sóc trong công việc hàng ngày “khỏe thì không sao, chứ già rồi bệnh tật triền miên nên nhiều khi cũng không lo được ngày cả việc giặt giũ, thay đồ nên con cái lo hết mấy chuyện đó, ông ở với đứa con trai cả nên chuyện gì nó cũng lo..” [cụ ông 82 tuổi, khu vực 1]. Trợ giúp của người con trai đối với cụ ông và cụ bà là ngang nhau (16,4% so với 16,0%), càng về già, người con dâu có một vị tri quan trọng trong sinh hoạt hàng ngày của người cao tuổi, cụ thể từ 60 – 69 tuổi là 3,7%, 70 – 79 tuổi là 11,6%, 80 – 89 tuổi là 25,9%, trên 90 tuổi là 50,0%.
Những cụ từ 70 tuổi trở lên cần nhiều sự giúp đỡ trong sinh hoạt hàng ngày từ người con trai và người con dâu cao hơn các cụ trong nhóm 60 – 69 tuổi.
Kết quả trên có thể nhận định, mô hình sống chung giữa người cao tuổi với con cháu tạo nên sự gắn kết giữa các thành viên trong gia đình thông qua việc giúp đỡ nhau trong sinh hoạt hàng ngày, con chau thể hiện tinh thần trách nhiệm với cha mẹ, cha mẹ cùng góp phần giúp đỡ con cháu để không trở thành gánh nặng cho gia đình. Những người cao tuổi tỏ ra khá độc lập trong sinh hoạt hàng ngày cho thấy tính hoạt động tich cực chứ không trông chờ một cách thụ động vào sự giúp đỡ của con cái hay người khác. Không những thế họ còn có thể giúp đỡ con cháu lo việc hàng ngày trong gia đình như đi chợ, nấu ăn, trông cháu, trông coi nhà cửa, … Những công việc này tuy không quá nặng nhọc nhưng cũng chiếm khá nhiều thời gian của người cao tuổi nhưng điều đó giúp họ thấy được niềm vui và khẳng định được vai trò, vị trí trong gia đình.
Quan hệ với họ hàng gần cũng là nguồn giúp đỡ trong sinh hoạt hàng ngày, nhất là những người hiện đang có anh chị em sống cùng nhà hay gần nhà. Tuy nhiên, tỉ lệ chị em ruột sống cùng và gần nhà thấp, vì vậy hoạt động giúp đỡ chỉ chiếm có 0,7%. Những người anh em họ hàng xa không thể giúp đỡ người cao tuổi hàng ngày được, có chăng cũng chỉ là những lúc diễn ra cúng giỗ, ma chay, hiếu hỉ, … Đó là những dịp quy tụ anh em họ hàng . Có thể thấy, sự giúp đỡ của anh em họ hàng trong sinh hoạt hàng ngày thể hiện sự gần gũi trong mối quan hệ dòng tộc.
Thông tin phỏng vấn sâu cho thấy người cao tuổi tham gia rất nhiều vào các hoạt động hiếu hỷ, cúng giỗ trong dòng họ “Bác thường xuyên tham gia những dịp đó, vì những dịp đó mới được gặp an hem, họ hàng ở xa, với lại thể hiện trách nhiệm của
mình với dòng họ, không người ta lại đánh giá …” [cụ ông 65 tuổi, tại khu vực 8] hay “ ông là trưởng dòng họ, mỗi lần cúng giỗ đều phải về quê, do ở dưới quê là có nhà thờ dòng họ, những lúc như thế ông lại bỏ tiền thêm vào, anh em cũng mỗi người một ít để làm đám” [cụ ông 75 tuổi, khu vực 3]. Có thể thấy, việc giúp đỡ những người họ hàng tuy không thường xuyên nhưng thể hiện trách nhiệm, nghĩa vụ của các thành viên trong dòng họ, góp phần thắt chặt mối quan hệ thân tộc. Có lẽ vị vậy mà các hoạt động như xây dựng nhà thờ họ, lập quỹ khuyến học cho các con em trong dòng họ đang được các dòng họ khôi phục và phát triển mạnh. Người cao tuổi đô thị có điều kiện về kinh tế nên đòng góp khá tích cực về công sức, tiền bạc trong các quỹ này nhằm nâng cao uy tín dòng họ.
Mối quan hệ hàng xóm, bạn bè đồng nghiệp góp phần nhỏ vào các hoạt động sinh hoạt hàng ngày của người cao tuổi (chiếm 0,7%). Và các hoạt động này thường là do cụ bà đảm nhiệm nên cần đến sự giúp đỡ của hàng xóm nhiều hơn cụ ông (tỉ lệ là 1,3%). Những công việc hàng xóm giúp đỡ thường như mua hộ mớ rau, con cá, trông hộ nhà cửa hay trông hộ cháu những lúc phải đi chợ hay có việc đột xuất, … Với những người cô đơn thì hàng xóm là nguồn động viên ý nghĩa đối với họ. Ngoài ra, những dip cúng giỗ, ma chay hay lễ hỷ thì cũng luôn có mặt của những người hàng xóm gần bên sang giúp đỡ, và bản thân người cao tuổi cũng là những người giúp đỡ hàng xóm trong công việc hàng ngày.
Tóm lại, sự hỗ trợ của các thành viên trong gia đình là nguồn trợ giúp trong sinh hoạt hàng ngày lớn nhất đối với người cao tuổi bị bệnh hay đau yếu, vì những thành viên đó là những người gần gũi nhất với người cao tuổi.