KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ

Một phần của tài liệu Tìm hiểu về vấn đề hỗ trợ xã hội đối với người cao tuổi tại Thành phố Quy Nhơn (Trang 58 - 63)

1. Kết luận

Người cao tuổi là nền tảng của gia đình, tài sản quý giá, nguồn lực quan trọng của dân tộc, một lực lượng của sự phát triển xã hội, là lớp người có công lớn đối với gia đình, quê hương, đất nước. Số đông người cao tuổi đã có những đóng góp xứng đáng trong hai cuộc kháng chiến cứu nước, giành độc lập dân tộc, thống nhất Tổ quốc; nay tuy tuổi cao, nhưng còn tiếp tục đem trí tuệ, tài năng, kinh nghiệm tham gia xây dựng và bảo vệ Tổ quốc; vận động gia đình và cộng đồng chấp hành chủ trương, pháp luật của Nhà nước. Lớp người cao tuổi Việt Nam xứng đáng được tôn vinh, chăm sóc và phát huy, là chính sách lớn và nhất quán của Đảng và Nhà nước ta; là trách nhiệm của Đảng, Nhà nước, Mặt trận Tổ quốc là nghĩa vụ của từng gia đình, của cộng đồng và toàn xã hội. Công tác hỗ trợ xã hội đối với người cao tuổi cũng được Đảng và Nhà nước ta ngày càng quan tâm hơn.

Bước đầu nghiên cứu em đã nêu ra bốn giả thuyết nghiên cứu về hỗ trợ xã hội đối với người cao tuổi thành phố Quy Nhơn. Kết quả luận văn tương đối tương thích với các giả thuyết đó.

Người cao tuổi trong mẫu nghiên cứu chủ yếu sống cùng con cháu. Có sự thay đổi trong quan niệm sắp xếp gia đình, người cao tuổi không nhất thiết sống cùng người con trai đã kết hôn, trong nhiều trường hợp sống với con gái đã kết hôn, vì thế người cao tuổi nhận được sự trợ giúp của tất cả các thành viên trong gia đình. Các thành viên trong gia đình có mối quan hệ gắn kết chặt chẽ với người cao tuổi, mức độ con cái thăm hỏi, quan tâm cha mẹ rất cao.

Phần lớn người cao tuổi còn anh chị em ruột và những người họ hàng xa. Họ thường sống ở khu vực ngoại thành thành phố. Vì thế, người cao tuổi không nhận được sự trợ giúp thường xuyên từ họ hàng.

Người cao tuổi có mức quen biết hàng xóm khá rộng. Sự phân bố không gian sống gần gũi là điều kiện thuận lợi cho việc hỗ trợ về mặt tinh thần, vật chất thường xuyên hơn. Vì thế mối quan hệ giữa người cao tuổi và hàng xóm khá gần gũi.

Người cao tuổi vẫn duy trì mối quan hệ với bạn bè, đồng nghiệp cũ của mình do hầu hết những người này sống cùng thành phố với người cao tuổi, thuận lợi cho việc thăm hỏi, giúp đỡ lẫn nhau.

Tại địa phương đang khảo sát thì Hội người cao tuổi là tổ chức mà người cao tuổi tham gia đông đảo nhất. Nơi tham gia sinh hoạt tập trung ở địa bàn sinh sống. Hội người cao tuổi hỗ trợ một phần nào trong đời sống tinh thần, vật chất cũng như tổ chức các hoạt động rèn luyện sức khỏe cho người cao tuổi tại địa bàn.

Các kết quả trên đã làm rõ cho giả thuyết thứ nhất, người cao tuổi tại Thành phố Quy Nhơn đã thiết lập cho mình một mạng lưới xã hội ở mức độ rộng hẹp nhất định, giúp họ giải quyết những khó khăn cả về vật chất và tinh thần trong cuộc sống.

Kết quả nghiên cứu cho thấy, cụ bà nhận được sự hỗ trợ trong sinh hoạt hàng ngày nhiều hơn so với cụ ông, cụ ông nhận được sự trợ giúp từ bạn bè, đồng nghiêp cũ nhiều hơn cụ bà, cụ bà nhận được sự hỗ trợ từ hàng xóm láng giềng nhiều hơn cụ ông. Sự hỗ trợ của các thành viên trong gia đình đối với người cao tuổi giữa cụ ông và cụ bà tương tự nhau, tuy nhiên, hỗ trợ thực phẩm/vật dụng nhỏ thì cụ ông được hỗ trợ nhiều hơn cụ bà.

Xét về độ tuổi, người cao tuổi cang về già thì mức độ hỗ trợ xã hội càng tăng, người cao tuổi trong nhóm độ tuổi “trẻ” nhận được sự hỗ trợ từ gia đình và ngoài gia đình ít hơn, nguyên nhân do người cao tuổi vẫn có thế lao động hay tự lo được cho bản thân, vì thế ít cần sư hỗ trợ, ngược lại, người cao tuổi ở độ tuổi càng cao thì sự lão hóa, kèm theo đó là bệnh tật, ốm đau nên cần sự hỗ trợ nhiều hơn so với độ tuổi trước, và thường thì sự hỗ trợ thường xuyên là các thành viên trong gia đình. Những người cao tuổi có độ tuổi trên 70 tuổi nhận được sự hỗ trợ nhiều hơn so với những người cao tuổi dưới 70 tuổi.

Người cao tuổi trong mẫu nghiên cứu đa số là hưu trí, họ có lương hưu, vì thế cuộc sống của họ ổn định và có cơ hội tham gia các mối quan hệ bên ngoài gia đình nhiều hơn, vì thế, sự hỗ trợ từ những mối quan hệ đó cũng rộng hơn. Một bộ phận người cao tuổi không thuộc diện hưu trí, vẫn đang lao động kiếm sống, vì thế họ ít có cơ hôi tham gia vào các hoạt động xã hội, ít nhận được sự hỗ trợ xã hội hơn so với những người cao tuổi là hưu trí.

Về mặt thu nhập, qua phỏng vấn sâu cũng như thu thập ý kiến trong bảng hỏi, thực tế, những người cao tuổi có thu nhập cao nhận được sự quan tâm, thăm hỏi nhiều hơn so với những người có thu nhập thấp. Điều này phản ảnh mặt tiêu cực trong cuộc sống của người cao tuổi, những người cao tuổi gặp khó khăn trong xã hội còn chưa được quan tâm một cách hợp lý.

Những kết quả trên đã làm rõ cho giả thuyết thứ hai, Sự hỗ trợ xã hội của người cao tuổi có sự khác nhau tùy thuộc vào: giới tính, độ tuổi, nghề nghiệp, thu nhập.

Đảng và Nhà nước ta có những chính sách cho người cao tuổi không phải là hưu trí, tuy nhiên, điều này phụ thuộc vào độ tuổi của người cao tuổi, qua nghiên cứu cho thấy, người cao tuổi không thuộc diện hưu trí trên 80 tuổi mới được nhận trợ cấp xã hội hàng tháng là 180.000. Với số tiền này thì người cao tuổi có thể trang trải được một phần nào cuộc sống hàng ngày của mình.

Kết quả này làm rõ cho giả thuyết thứ ba, người cao tuổi sống bằng lao động hiện tại được hưởng trợ cấp xã hội hàng tháng nhưng quy định độ tuổi được nhận trợ cấp xã hội.

Nghiên cứu này cho thấy, phần lớn người cao tuổi không chỉ gắn bó với gia đình riêng mà họ còn tham gia tích cực vào các mối quan hệ bên ngoài gia đình vì thế họ nhận được sự hỗ trợ từ gia đình và bên ngoài gia đình.

Tuy nhiên, trong tất cả sự hỗ trợ xã hội trong các mối quan hệ của người cao tuổi thì hầu hết người cao tuổi đánh giá cao mối quan hệ với con cháu trong gia đình, họ coi gia đình là chỗ dựa an toàn nhất, quan trong nhất. Điều này hoàn toàn phù hợp với truyền thống cũng như tâm lý của người Việt Nam vốn rất coi trọng gia đình, ở một khía cạnh khác, có một số bộ phận người cao tuổi chỉ duy trì những mối quan hệ trong gia đình mà không hoặc tham gia rất ít vào các mối quan hệ bên ngoài gia đình, điều này làm hạn chế sự hỗ trợ bên ngoài xã hội đối với người cao tuổi.

Một bộ phận ít người cao tuổi trong mẫu nghiên cứu là những người cao tuổi cô đơn, đó là những người cao tuổi đã hết tuổi lao động vì một lí do nào đó mà họ phải sống một mình hoặc tuy sống dựa vào người thân nhưng vẫn bị cô đơn, thiếu thốn về vật chất hoặc tinh thần thì cần được sự trợ giúp nhất định từ phía cộng đồng, xã hội.

Những kết quả ở trên làm rõ cho giả thuyết thứ tư, người cao tuổi ở những điều kiện sống, hoàn cảnh sống khác nhau có sự hỗ trợ xã hội khác nhau.

Nhìn chung, gia đình là nguồn hỗ trợ cơ bản của người cao tuổi trong cuộc sống, tuy nhiên, qua quá trình tìm hiểu về thực trạng cũng như thực tế về vấn đề hỗ trợ xã hội đối với người cao tuổi, nổi lên một số những hạn chế sau:

Nhà nước chưa có chiến lược quốc gia về già hoá dân số trong khi tỷ lệ dân số cao tuổi trong tổng dân số ngày một tăng và đã bước vào giai đoạn dân số già.

Nhà nước chưa thiết lập được những dịch vụ đối với người cao tuổi; chưa ban hành văn bản quy phạm pháp luật tạo ra các môi trường thân thiết đối với người cao tuổi như nhà ở, giao thông…

Luật Ngân sách quy định trong mục: “Ngân sách đảm bảo xã hội”, không có tiểu mục chi cho công tác người cao tuổi nên việc tổ chức, triển khai công tác này ít được các địa phương quan tâm.

Công tác xã hội hoá chăm sóc người cao tuổi đã có mô hình nhưng chưa có cơ chế, chính sách của Nhà nước để phát huy và nhân rộng.

Công tác thống kê về người cao tuổi hàng năm của ngành thống kê chưa được quan tâm. Công tác chăm sóc người cao tuổi chưa được đào tạo thành một nghề.

Vai trò của người cao tuổi được cộng đồng tôn vinh và kính trọng nhưng Nhà nước chưa có cơ chế chính sách để hợp thức hoá.

Nhà nước chưa có chế tài để xử lý các tổ chức, cá nhân vi phạm trong việc thực hiện pháp luật về người cao tuổi.

Nhiều người chưa có nhận thức thật đúng về người cao tuổi, nhìn nhận người cao tuổi là đối tượng yếu thế nên không có trách nhiệm.

Mức trợ cấp đối tượng đặc biệt khó khăn thấp nên không đáp ứng được yêu cầu tối thiểu của người cao tuổi, đời sống của họ rất khó khăn, vất vả.

Nhận thức, hiểu biết về các chính sách đãi ngộ đối với người cao tuổi của một bộ phận cán bộ còn rất hạn chế.

Ở cấp cơ sở không có sự công bằng giữa hưởng thụ và đóng góp của lãnh đạo Hội người cao tuổi với các Hội chính trị – xã hội.

2. Khuyến nghị

Với những tích cực và một số hạn chế ở trên, em có một số những khuyến nghị đối với vấn đề hỗ trợ xã hội đối với người cao tuổi tại địa bàn thành phố Quy Nhơn nói riêng và người cao tuổi nói chung như sau:

Nghiên cứu cho thấy, người cao tuổi ở đô thị phần lớn sống chung với con cháu và được quan tâm, chăm sóc tốt nhất trong gia đình. Ở đô thị, con cái có khả năng về kinh tế cũng như cũng có nhận thức tốt hơn về trách nhiệm đối với cha mẹ. Vì vậy, cần nâng cao hơn nữa, khuyến khích và tạo điều kiện để con cái có cơ hội chăm sóc và quan tâm người cao tuổi hơn nữa. Chăm sóc người cao tuổi tại gia đình là mô hình phù hợp với truyền thống và đạo lý phương Đông. Tuy nhiên, cần kết hợp với dịch vụ giúp việc tại nhà hoặc hộ lý tại nhà đối với người cao tuổi gặp khó khăn cần giúp đỡ.

Hội người cao tuổi cần thường xuyên kết hợp với sơ sở y tế tại địa phương khám sức khỏe và cung cấp những thông tin chăm sóc sức khỏe, dinh dưỡng cho người cao tuổi.

Khuyến khích người cao tuổi tham gia các hoạt động đoàn thể, câu lạc bộ, Hội, … tại địa phương, nhằm củng cố tinh thần, vật chất và rèn luyện sức khỏe cho người cao tuổi.

Vận động hội viên cũng như các cơ quan, tổ chức, cá nhân trong và ngoài phường, thành phố hỗ trợ kinh phí, bổ xung vào quỹ Hội, đây sẽ là nguồn hỗ trợ kinh phí để giúp đỡ nhiều hơn người cao tuổi.

Cần có một trung tâm tư vấn cho người cao tuổi, có thể sẽ nằm trong Hội người cao tuổi của phường. Trung tâm này sẽ là nơi giải tỏa những vấn đề rắc rối mà tuổi già thường gặp phải đó là các vấn đề về sức khỏe, sự rối loạn tâm lý, tình cảm, những xung đột căng thẳng trong các mối quan hệ, đặc biệt là với con cháu. Những chuyên viên tư vấn nên là những người có cùng đặc điểm văn hóa, xã hội với người cao tuổi

và có chuyên môn sâu trong lĩnh vực tư vấn tâm lý. Hoạt động của trung tâm cũng sẽ là cầu nối giữa người cao tuổi với các quan hệ trong và ngoài gia đình, giúp họ có thêm các nguồn hỗ trợ mới.

Ở đô thị hiện nay, phần lớn người cao tuổi vẫn có nhu cầu làm việc và vẫn phải làm việc. Vì vậy, cần tạo điều kiện và khuyến khích người cap tuổi lao động nhằm giúp họ thoát khỏi những mặc cảm không đáng có, có thêm thu nhập để chi tiêu các khoản sinh hoạt ở đô thị cũng như tham gia các hoạt động xã hội giúp họ hòa nhập và trở lại với cộng đồng. Vì vậy, gia đình, các tổ chức xã hội, các doanh nghiệp tư nhân cần tạo mọi điều kiện thuận lợi cho họ lao động nhẹ nhàng như trồng cây, trồng hoa, chăn nuôi, làm thủ công mĩ nghệ, buôn bán nhỏ, … phổ biến là nghề trông trẻ tại nhà vốn đã xuất hiện ở thành phố gần đây, vừa đểvui trẻ, vui già vừa tăng thêm thu nhập cho người cao tuổi. Ngoài ra, gia đình, các tổ chức đoàn thể trong và ngoài địa phương cần có trách nhiệm đối với người cao tuổi như sau:

2.1 Trách nhiệm của gia đình và các tổ chức đoàn thể trong việc hỗ trợ về mặt sức khỏe đối với người cao tuổi. mặt sức khỏe đối với người cao tuổi.

Trách nhiệm của gia đình

- Con cháu luôn chý ý tới sức khỏe của người cao tuổi, tạo môi trường thuận lợi nhất để họ có cơ hội rèn luyện sức khỏe.

- Cần tôn trọng, thương yêu và chăm sóc sức khỏe cho người cao tuổi một cách chu đáo nhất.

- Trách nhiệm của ông bà, cha mẹ là dạy dỗ con trẻ, tạo điều kiện để con trẻ phát triển.

- Nhà nước cần phải có các chính sách khuyến khích các cá nhân, tổ chức nghiên cứu và phát triển các dịch vụ gia đình và giảm nhẹ lao động gia đình để các thành viên trong gia đình có điều kiên quan tâm chăm sóc lẫn nhau.

Trách nhiệm của Nhà nước, Hội, Đoàn thể tại địa phương

Một phần của tài liệu Tìm hiểu về vấn đề hỗ trợ xã hội đối với người cao tuổi tại Thành phố Quy Nhơn (Trang 58 - 63)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(90 trang)
w