Kết quả thu được từ việc nghiên cứu cho thấy, nguồn hỗ trợ về thực phẩm/vật dụng nhỏ phổ biến hơn đối với người già không chỉ trong gia đình mà còn có các nguồn trợ giúp từ bên ngoài gia đình.
Vai trò trợ giúp của người chồng/người vợ chiếm 27,6%. Nguồn trợ giúp này vẫn là chủ yếu trong sinh hoạt của người cao tuổi. Phân tổ giới tính cho thấy, các cụ ông nhận được sự trợ giúp nhiều hơn các cụ bà nhận được sư trợ giúp từ cụ ông ( 34,6% so với 25,3%).Sự giúp đỡ này cũng giảm dần theo sự gia tăng tuổi tác của người bạn đời (từ 70 – 79 tuổi là 36,4%, từ 80 – 89 tuổi là 20,0%, trên 90 tuổi là 16,7%).
Việc đảm nhận trách nhiệm giúp đỡ cha mẹ về thực phẩm/vật dụng nhỏ thuộc về những người con của người cao tuổi. Kết quả cũng cho thấy, người cao tuổi nhận được sự giúp đỡ ít nhất từ một người con, trong đó những người con sống cũng cha mẹ có vai trò quan trong. Người con dâu được người cao tuổi đánh giá cao nhất (chiếm 20,4%), điều này được lí giải từ việc người con dâu trong gia đình luôn là người gần gũi với cha mẹ nhất, là người lo việc ăn uống cũng như mua sắm các vật dụng nhỏ trong sinh hoạt của cả gia đình. Người con trai đã kết hôn cũng được kể đến trong vai trò này, chiếm 19,4%. Tuy nhiên, thường thì việc giúp đỡ này đã được thực hiện bởi người vợ và coi đó là trách nhiệm chung của vợ và chồng, không tách bạch rõ ràng vai trò của người vợ và người chồng trong việc giúp đỡ cha mẹ về thực phẩm/vật dụng nhỏ. Người con gái đã kết hôn giúp thực phẩm/ vật dụng nhỏ cho cha mẹ nhiều hơn so với tiền/vật dụng lớn, chiếm 14,9%. Qua phỏng vấn sâu, nhiều cụ ông và cụ bà sống cùng với con gái đã kết hôn “ông mất nên bà sống với con gái, nó lo hết việc ăn uống hằng ngày, mua các vật dụng nhỏ cũng nó mua, bà co lương hưu mà nó bảo giữ đó để bồi dưỡng thêm” [cụ bà 70 tuổi, khu vực 8].
Người cao tuổi còn nhận được sự trợ giúp từ người con gái chưa kết hôn và người con trai chưa kết hôn (2,2% và 8,3%). Còn những người con sống xa cha mẹ thì
việc trợ giúp thực phẩm/vật dụng nhỏ không thể thực hiện được, do đó việc thuận lợi nhất họ có thể làm đó là gửi tiền bạc và nhờ anh chị em ở gần cha mẹ giúp đỡ cha mẹ của mình.
Kết quả cho thấy, cụ bà nhận được sự trợ giúp về thực phẩm/vật dụng nhỏ từ người con trai chưa kết hôn, người con gái chưa kết hôn và người con gái đã kết hôn(13,3% so với 3,6%, 4,0% so với 1,8%, 20,0% so với 7,3%). Cụ ông nhận được sự trợ giúp thực phẩm/vật dụng nhỏ từ người con trai đã kết hôn và người con dâu nhiều hơn cụ bà (23,6% so với 12,0, 20,0% so với 16,0%). Điều này cho thấy sự trênh lệch của cụ ông và cụ bà trong việc được con cái giúp đỡ, nhưng nhìn chung, sự giúp đỡ của con cái đều hướng vào cha mẹ (bảng 7).
Những người cao tuổi thuộc nhóm tuổi từ 60 – 69 ít nhận được sự giúp đỡ thực phẩm/vật dụng nhỏ của con cái vì họ có người bạn đời bên cạnh chăm lo. Trong khi đó, những cụ cao tuổi hầu như đã góa chồng/vợ, bản thân tuổi già sức yếu cũng không thể tự lo việc ăn uống hằng ngày, chủ yếu là dựa vào con cái (bảng 14).
Ngoài ra, các mối quan hệ ngoài gia đình cũng được người cao tuổi nhắc tới trong việc giúp đỡ thực phẩm/vật dụng nhỏ. Nói tới đầu tiên là những người hàng xóm kề cận ngay bên cạnh người cao tuổi (chiếm 3,0%). Nếu so sánh với việc giúp đỡ tiền bạc thật sự khó khăn với những người họ hàng ở quê thì việc biếu, cho người cao tuổi con gà, quả trứng hay hộp sữa, hoa quả, bánh trái thì dễ dàng hơn vì có thể đó là những vật phẩm họ trồng hay nuôi được và trên cơ sở đó thể hiện tinh thần gắn bó (chiếm2,2,%). Sự giúp đỡ của bạn bè, đồng nghiệp không thường xuyên, chiếm 1,5%. Cụ bà nhận được sự trợ giúp từ hàng xóm và họ hàng cao hơn cụ ông (4,0% so với 3,6% và 2,7% so với 1,8%). Còn cụ ông nhận được sự trợ giúp từ bạn bè, đồng nghiệp cao hơn cụ bà (1,8% so với 1,3%).
Bảng 2.6. Ai là người trợ giúp ông (bà) về thực phẩm / vật dụng nhỏ? Người trợ giúp thực phẩm / vật dụng nhỏ Số lượng Tỉ lệ (%)
Vợ chồng 37 27,6
Con trai chưa kết hôn 11 8,2
Con gái chưa kết hôn 3 2,2
Con trai đã kết hôn 26 19,4
Con gái đã kết hôn 20 14,9
Con dâu 27 20,4
Con rể 1 0,8
Anh chị em ruột / cháu ruột 3 2,2
Bạn bè, đồng nghiệp 2 1,5
Hàng xóm, láng giềng 4 3,0
(Phụ lục 3 – 18)
Tóm lại, người cao tuổi càng về già thì sự trợ giúp thực phẩm/vật dụng nhỏ của người thân trong gia đình có ý nghĩa quan trọng, con cháu là những người gần gũi và có thể lo lắng cho người cao tuổi từng bữa ăn, giấc ngủ hàng ngày hay sắm sửa những vật dụng nhỏ trong gia đình. Từ đó, người cao tuổi có thể yên tâm sống vui và thoải mái.